Nguyên nhân sập công trình Lotte Mart Bình Dương

Theo đơn vị thi công, hai máy bơm bê tông rất nặng bị đặt sai vị trí nên khi bơm giàn giáo rung lắc, dẫn đến sập sàn bê tông tầng 2.

Chiều 4/8, ông Vũ Tiến Cược, đại diện đơn vị thi công phần thô Trung tâm thương mại Lotte Mart Bình Dương (phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) cho biết nguyên nhân một phần sàn bê tông của công trình này đổ sập là do hai máy bơm bê tông bị đặt sai vị trí.
Sàn bê tông tầng hai bị đổ đè xuống tầng 1.
Sàn bê tông tầng hai bị đổ đè xuống tầng 1.
Trước đó, 7 giờ 30 phút ngày 4/8, khoảng 70m2 mặt sàn bê tông tầng hai của công trình trên đang thi công thì bị đổ sập, đè xuống tầng 1. Theo đơn vị thi công, hai máy bơm bê tông rất nặng lại bị đặt sai vị trí nên khi bơm giàn giáo rung lắc, lún dẫn đến sập sàn bê tông tầng 2.
Khi vụ việc xảy ra, có khoảng 10 công nhân đang thi công quanh khu vực bị sập. Nhưng theo đơn vị thi công, không một ai thương vong.
Công an tỉnh Bình Dương và Sở Xây dựng đã vào cuộc để làm rõ vụ việc. Được biết, dự án Trung tâm thương mại Lotte Mart Bình Dương có tổng số vốn đầu tư 30 triệu USD, xây dựng trên khu đất rộng hơn 21.300 m2 , trong khu đô thị The Seasons Bình Dương.

Sập cống Hiệp Hòa: Người yêu trong quan tài số 7

“Nhiều người bị vùi lấp chỉ bởi một lớp đất mỏng tang. Vì thế không ai dám dùng cào cuốc để đào xuống mà phải dùng tay để cứu hộ…”.

Chuyện tình đẹp giữa nhà báo trẻ và cô gái 18 tuổi thẫm đấm nước mắt khi cô gái bị chôn vùi dưới cống Hiệp Hòa. Sau 35 năm trôi qua, nhà báo ấy vẫn nhớ những gì xảy ra như một thước phim quay chậm và dự định sẽ làm một bộ phim tài liệu về ngày bi hùng ấy...

Ông Trần Công Bình – Trưởng phòng Biên tập – Thông tin Điện tử - Đài phát thanh và Truyền hình Nghệ An ngày ấy hãy còn là một phóng viên trẻ của Đài phát thanh Nghệ Tĩnh được cử lên đặc trách viết bản tin cho công trường cống Hiệp Hòa. Bình phơi phới lên công trường, ngoài nhiệm vụ chung còn có niềm vui được gần người yêu.

Không hẹn mà gặp, người yêu Bình – cô gái Giản Thị Lam cùng làng ở xã Cát Văn cũng tình nguyện đến nơi này, y như lời bài hát: “Bởi chúng mình thương bao nhiêu mảnh đất cằn, mà đời không ngại đào mấy con kênh”. Tình yêu đôi trẻ ấy được nhen lên trong những đêm hẹn hò ở làng quê và lại càng nồng thắm hơn khi đến với công trường. Họ ngầm thi đua với nhau và cùng ước hẹn... Bình cứ 30 phút lại phát một bản tin trên đài phát thanh của công trường. Lam hăng say đào và gánh đất ở những nơi sâu nhất, khó khăn nhất. Gặp nhau lần nào cũng vội. Nhưng chỉ cần nhìn vào mắt nhau cũng đủ dịu lại một ngày vất vả và tiếp thêm năng lượng tình yêu” .

Thấy người yêu làm việc gian khổ quá, Bình thương, bảo: “Hay là em lên trạm xá công trường làm cho đỡ mệt?”. Lam cười: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng cả, phần gian khó dành cho ai? Với lại em làm cùng chúng bạn vui lắm”. Cứ thế, công trường rộn tiếng ca.

Nhà báo Trần Công Bình hồi tưởng lại chuyện tình bi tráng trên công trình thủy lợi cống Hiệp Hòa.
 Nhà báo Trần Công Bình hồi tưởng lại chuyện tình bi tráng trên công trình thủy lợi cống Hiệp Hòa.

Cho đến trưa ngày 3/1/1978 Bình đi thực tế, nhìn thấy lòng cống sao mong manh như vỏ trứng rỗng ruột. Bình linh tính có điều gì không hay sắp xảy ra, dù cứ 30 phút nhà báo trẻ này lại phát một bản tin về an toàn lao động. Bản tin do ban chỉ huy công trường chuyển những thông điệp khiến tất cả yên tâm làm việc. Nhưng cống của Pháp xây từ những năm 30 khi chắn nước lại để khô ráo bên trong, bỗng trở nên ọp ẹp…

“Tôi vừa ở dưới đáy cống sâu 80m lên, chưa kịp ăn cơm bỗng nghe tiếng “rầm”. Tiếng nổ to nhưng không giòn vì có cả tiếng nước trong đó. Tôi lao đến hiện trường thấy cả núi đất đá đổ ập xuống vùi lấp hàng trăm con người đang làm việc phía dưới. Trong đó có cả Lam người yêu tôi…”.

Người đàn ông tóc muối tiêu lặng đi trong giây lát. Hình như ký ức đau đớn ngày ấy lại ùa về. Trưa ấy, Bình đã lao đến, dùng đôi bàn tay mình cào đất đá để cứu Lam và những người khác. Tay vừa cào xuống đất được vài phân có khi đã gặp mái tóc của người xấu số. Nhiều người bị lấp chỉ bởi một lớp đất mỏng tang. Vì thế không ai dám dùng cào cuốc để đào xuống mà phải dùng tay để cứu hộ… Lam còn sống không? Bình gọi thầm và dùng tay cào đất đến tóe máu mà vẫn không tìm thấy người yêu.

“Lúc ấy nếu có truyền hình trực tiếp sẽ chấn động thế giới. Những người bị lấp ngang ngực, ngang cổ kêu la thảm thiết. Nhiều xác chết được đưa lên tím tái. Tôi quên cả cơn đói, cứ dùng tay trần bới đất cứu người, tìm Lam. Lúc ấy giữa cái chung và cái riêng lẫn lộn, không thể nào phân định được”, nhà báo Trần Công Bình nhớ lại.

Người yêu trong quan tài số 7

Chìm tàu ở Cần Giờ: Hơn 60 người “vượt biển tử thần”

(Kiến Thức) - Trong cuộc hành trình từ Tiền Giang du lịch Vũng Tàu, có tất cả 3 chiếc canô được thuê để chở 63 nhân viên và một chiếc chở nhiều người nhất gặp nạn.

Trên chiếc tàu cao tốc từ TP.HCM về TP.Vũng Tàu trưa ngày 4/8, PV Kiến Thức ngồi cạnh anh Huỳnh Ngọc Phương (30 tuổi, quê Vĩnh Long). Anh Phương là kỹ sư Công ty CP Sản xuất ống thép dầu khí VN và anh đang trên đường ra tiễn đưa những người đồng nghiệp gặp nạn.

Côn đồ đất Bắc thanh toán đẫm máu ở Đà Lạt

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ côn đồ nổ súng thanh toán lẫn nhau xảy ra vào rạng sáng ngày 3/8, công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã bắt được 6 đối tượng quê ở Quảng Ninh và Hải Phòng.

Các đối tượng bị bắt gồm Đỗ Văn Tú (25 tuổi), Phạm Quang Lợi (25 tuổi), Phạm Đình Tuấn (28 tuổi, đều trú tại Hải Phòng), thuộc nhóm của Lê Thanh Tiến (33 tuổi, ngụ tại Đà Lạt) đã tử vong vì trúng đạn của đối phương. 
Những đối tượng còn lại thuộc nhóm của Hàn Thọ Quang (35 tuổi, ngụ tại Đà Lạt), hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng trong sự canh giữ nghiêm ngặt của lực lượng công an, gồm Vũ Hải Khôi (35 tuổi), Phạm Văn Quyết (28 tuổi), Nguyễn Văn Sơn (29 tuổi), đều trú tại Quảng Ninh.
Địa điểm nơi 2 nhóm côn đồ thanh toán lẫn nhau.
 Địa điểm nơi 2 nhóm côn đồ thanh toán lẫn nhau.