Nguy cơ xung đột Mỹ - Trung Quốc trên Biển Đông

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 10/9, GS Carlyle Thayer (ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc), nhận định, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức cao nhất trong thập kỷ qua, có thể dẫn tới xung đột vũ trang trên Biển Đông.

Nguy co xung dot My - Trung Quoc tren Bien Dong

Các tàu tham gia RIMPAC 2020. (Ảnh: Navy News)

Ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc và là chuyên gia về Trung Quốc, từng nhận định hồi tháng 8: “Điều từng được cho là không thể xảy ra - xung đột vũ trang thực sự giữa Mỹ và Trung Quốc - giờ đây dường như có thể xảy ra lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Nói cách khác, chúng ta đang đối mặt khả năng xảy ra không chỉ chiến tranh lạnh mới mà còn chiến tranh nóng”.

Nhà nghiên cứu Zhou Bo (Trung tâm Chiến lược và An ninh quốc tế, ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc) cho rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa Trung Quốc vào tầm ngắm trong chiến lược “cọng rơm cuối cùng làm gãy lưng lạc đà” nhằm đánh bại đối thủ Joe Biden, nên rủi ro phạm sai lầm là cao. Nếu tàu hải quân hai bên va chạm trên biển Đông, xung đột trực tiếp có thể bùng phát.

Theo GS Thayer, biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ với tư cách siêu cường toàn cầu, trong khi Trung Quốc khẳng định, Mỹ là quốc gia bên ngoài khu vực, các tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông nên được các quốc gia liên quan giải quyết một cách trực tiếp. “Vì thế, trong tương lai gần, nhiều khả năng biển Đông vẫn sẽ là vũ đài cạnh tranh siêu cường”, ông nhận định.

Theo GS Thayer, đến đầu năm 2018, Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất việc xây dựng và quân sự hóa 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, lắp đặt trên đó các tên lửa đất đối không, đối hạm, cũng như các hệ thống gây can nhiễu quân sự. Cơ sở hạ tầng trên ba đảo nhân tạo lớn nhất - đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Subi - bao gồm các sân bay có đường băng dài 3km, vị trí lắp vũ khí cố định, hạ tầng cảng, doanh trại, tòa nhà quản lý, hệ thống thông tin liên lạc. Các đảo nhân tạo đóng vai trò các căn cứ điều hành tiền phương của tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu dân quân biển của Trung Quốc ở Trường Sa.

Năm 2019, Chiến khu phía nam của quân đội Trung Quốc tiến hành một loạt cuộc tập trận bắn đạn thật và đổ bộ ở biển Đông. Năm 2020, hải quân Trung Quốc tập trận liên miên, bao gồm diễn tập giả lập ở 4 địa điểm khác nhau. Trong một cuộc tập trận, quân đội Trung Quốc bắn tên lửa đạn đạo từ các địa điểm khác nhau trên đất liền ra vùng biển giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa.

Thế giới phê phán Trung Quốc thế nào ở biển Đông?

Giữ gìn hoà bình, an ninh ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc UNCLOS hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, phù hợp với việc nước này đang đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

Biển Đông nằm trên tuyến đường biển và đường không nhộn nhịp của thế giới, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, kết nối châu Á và các châu lục khác, qua đó thúc đẩy giao lưu, thông thương trong khu vực, liên khu vực và toàn cầu.

Trung Quốc ngang ngược điều tiêm kích đến Trường Sa, tuyên bố: "Sẵn sàng cho thực chiến"

(Kiến Thức) - Trung Quốc vừa điều một biên đội các máy bay chiến đấu hạng nặng J-16 Shenyang đến đá Subi chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo truyền thông nước này, đây là những hành động “chuẩn bị cho thực chiến”.

Trung Quoc ngang nguoc dieu tiem kich den Truong Sa, tuyen bo:
 Theo Haike News, một ứng dụng tin tức thuộc Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ngày 4/8 vừa qua đã đăng video cho thấy Bộ tư lệnh Chiến khu Nam của nước này đã triển khai nhiều chiến đấu cơ Su-30MKK và máy bay tiếp nhiên liệu trên không IL-78 tham gia cuộc diễn tập kéo dài hơn 10 giờ trên Biển Đông.

Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKK của Trung Quốc thực hiện tiếp liệu trên không trong cuộc diễn tập.