Nguồn dự trữ "vàng sa mạc" của Iran cạn kiệt nghiêm trọng

Trong năm 2023, sản lượng nghệ tây - đặc sản được mệnh danh là ‘vàng sa mạc’ của Iran giảm mạnh. Loại gia vị đắt nhất thế giới đang trở nên khan hiếm và giá bán tăng mạnh.

Thị trường nghệ tây toàn cầu đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng do tình trạng mất mùa ở Iran, nhà cung cấp loại gia vị đặc biệt lớn nhất thế giới. Được biết đến với mùi thơm độc đáo, hương vị riêng biệt và màu sắc rực rỡ, nghệ tây là loại gia vị đắt nhất thế giới.
Báo cáo của các nhà sản xuất và xuất khẩu địa phương cho thấy, vụ thu hoạch nghệ tây năm nay của Iran, quốc gia chiếm hơn 90% nguồn cung của thế giới, sẽ chỉ bằng một nửa so với vụ mùa năm 2022.
Nguon du tru
Nguon du tru  Tình trạng mất mùa đang khiến nguồn cung nghệ tây trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Ali Shariati-Moghaddam, Giám đốc điều hành của Novin Saffron, nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu của Iran, cho biết tổng sản lượng thu hoạch dự kiến sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 170 tấn so với mức gần 400 tấn năm ngoái 2022.
Các nhà sản xuất và thương mại Iran cho rằng tình trạng mất mùa là do điều kiện thời tiết thay đổi và thiếu hụt nguồn nước. Mojtaba Asgari, người đứng đầu sàn giao dịch nghệ tây Torbat-e-Jam, cho biết nhiệt độ cực thấp vào mùa đông năm 2022, mùa xuân rất khô và sự nóng lên bất thường của mùa hè đã tàn phá vụ mùa.
Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi hàng nghìn giếng khoan dùng để tưới tiêu đã cạn kiệt. Các chuyên gia cảnh báo rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu, làm thay đổi các mô hình thời tiết thông thường.
Nhà bảo vệ môi trường Iran Mohammad Darwish cho rằng Iran phải đối mặt với nhiều mối đe dọa hơn so với các khu vực khác trên toàn cầu, đặc biệt là ở những nơi khô cằn và bán khô cằn được sử dụng để sản xuất nghệ tây.
Các nhà cung cấp cho biết giá nghệ tây đã tăng gấp đôi kể từ năm 2022, đạt mức 1.400 USD/kg ở thị trường nội địa Iran và 1.800 USD/kg ở nước ngoài.
Sàn giao dịch Torbat-e-Jam nhận thấy nhiều thương nhân Trung Quốc bị sốc trước sự tăng giá mạnh và ngừng nhập hàng. Tuy nhiên, nếu quay lại, họ sẽ còn phải trả nhiều tiền hơn vì tình trạng thu hoạch rất khó khăn, trong khi các kho dự trữ hàng đã trống rỗng.
Trung Quốc là khách hàng nước ngoài tiêu thụ nghệ tây lớn nhất của Iran, chiếm 45% tổng lượng xuất khẩu. Những quốc gia tiêu thụ chủ lực khác Tây Ban Nha, Italia và các nước Arab, nơi nghệ tây được sử dụng trong nhiều món ăn phổ biến.

Nuôi mấy con đặc sản núi rừng, tỷ phú nông dân thu 5 tỷ

Không chỉ là người nuôi con don đầu tiên ở miền Tây, ông Nguyễn Văn Chúc (51 tuổi, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ sáng tạo nuôi kết hợp thêm nhiều loại con đặc sản núi rừng khác.

Người nuôi con don đầu tiên ở miền Tây

Thời gian qua, nhiều người biết đến ông Nguyễn Văn Chúc (51 tuổi, quê Nam Định) bởi ông được xem là người đầu tiên nuôi don ở khu vực miền Tây Nam Bộ.

Đặc sản tên kỳ cục, được ví như cua hoàng đế, giá 250.000 đồng/kg

Con cù kỳ - đặc sản nổi tiếng của Quảng Ninh được nhiều người ví như cua hoàng đế của Việt Nam.

Dac san ten ky cuc, duoc vi nhu cua hoang de, gia 250.000 dong/kg
Cù kỳ còn có tên gọi khác là cua cù kỳ, cùm cùm hay cua đá, một loại cua biển có hai càng rất to, chân có nhiều lông, thịt săn chắc và rất thơm ngon.