Nuôi mấy con đặc sản núi rừng, tỷ phú nông dân thu 5 tỷ

Không chỉ là người nuôi con don đầu tiên ở miền Tây, ông Nguyễn Văn Chúc (51 tuổi, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ sáng tạo nuôi kết hợp thêm nhiều loại con đặc sản núi rừng khác.

Người nuôi con don đầu tiên ở miền Tây

Thời gian qua, nhiều người biết đến ông Nguyễn Văn Chúc (51 tuổi, quê Nam Định) bởi ông được xem là người đầu tiên nuôi don ở khu vực miền Tây Nam Bộ.

Hiện ông Chúc có trang trại chăn nuôi tại quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, với diện tích khoảng 1.000m2, vừa được lập vào cuối năm 2022. Trang trại của ông chuyên nuôi loài đặc sản núi rừng, trong đó điển hình là loài don.

Nuoi may con dac san nui rung, ty phu nong dan thu 5 ty

Trang trại chăn nuôi con đặc sản núi rừng, trong đó chủ yếu là nuôi don, nuôi dúi của ông Nguyễn Văn Chúc tại quận Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ. Ảnh: Yến Phương

“Don là loài vật có sức đề kháng mạnh, ít bệnh nên khá dễ nuôi. Mỗi ngày cho chúng ăn 2 bữa, chủ yếu là rau, chuối, củ, tre, nứa, bí… buổi tối cho ăn thêm cháo cá, cháo gà. Quan trọng là nguồn thức ăn phải sạch, không phân thuốc, tránh thức ăn ôi thiu, hư hỏng” - ông Chúc nói.

Ông Chúc cho biết, chuồng nuôi don được ông làm mô phỏng hang hốc để don chui vào ngủ và sinh sản, mỗi năm loài vật nuôi này sẽ sinh sản 2 lần. Hiện ông đang nuôi 80 con don, sau một năm sẽ cho trọng lượng từ 4 - 5kg/con.

Theo chia sẻ của ông Chúc, để nuôi các loài động vật hoang dã được xem là đặc sản, ông đã đăng ký giấy phép chăn nuôi động vật rừng đầy đủ. Các con giống tại trại đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Thu nhập “khủng” mỗi năm

Không chỉ là người nuôi don đầu tiên ở miền Tây, hiện ông Chúc còn có thu nhập “khủng” mỗi năm nhờ sáng tạo nuôi kết hợp thêm những loài đặc sản núi rừng khác.

Ông Chúc kể, trước đó ông học chuyên nghề xây dựng, trong thời gian làm nghề ông có xây nhà cho một chủ trang trại nuôi dúi ở Tây Bắc, thấy hiệu quả kinh tế cao nên ông đã bắt đầu tìm hiểu rồi quyết định chuyển hướng sang nghề chăn nuôi này từ năm 2003.

Ban đầu ông chỉ nuôi số lượng ít rồi nhân đàn và phát triển trang trại ở khu vực phía Bắc. Trải qua 20 năm kiên trì học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, đến nay ông Chúc đã là chủ chuỗi trang trại chăn nuôi đặc sản núi rừng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó điển hình là Cần Thơ, Nghệ An và Hà Nội.

“Riêng trang trại ở Cần Thơ, ngoài nuôi don thì tôi còn nuôi kết hợp thêm 2 loài đặc sản khác đó là dúi và chồn. Trong đó, có 100 con chồn hương, 120 con dúi bố mẹ và trên 1.000 con con” - ông Chúc cho hay.

Theo chia sẻ của ông Chúc, việc chăn nuôi ở khu vực miền Tây khá thuận lợi, từ khí hậu cho đến nguồn thức ăn. Hiện ông tận dụng chuồng trại sẵn có kết hợp làm chuồng quây lưới để nuôi. Hàng ngày, ông cũng chăm sóc và cho chúng ăn 2 bữa tương tự như nuôi don.

“Giống dúi được tôi chọn nuôi là dúi má đào Thái và dúi mốc, riêng loài này là không cần phải cho ăn thêm buổi tối. Loài chồn mỗi năm sinh sản 2 lần, còn dúi thì sinh sản 3 lần mỗi năm. Các loài này sau một năm nuôi là có thể xuất bán, dúi má đào Thái sẽ đạt trọng lượng từ 3 - 5kg/con, và chồn từ 7 - 8kg/con” - ông Chúc thông tin.

Theo ông Chúc, dúi má đào có giá bán tuỳ giống dao động từ 500.000 - 800.000 đồng/kg; don có giá từ 1,4 - 1,8 triệu đồng/kg; chồn có giá 1,9 - 2 triệu đồng/kg. Hiện ông Chúc cung cấp con giống và con thương phẩm từ Bắc tới Nam, đem về thu nhập từ 5 - 6 tỉ đồng mỗi năm.

3 đặc sản tiền triệu khiến khách đỏ mặt vì hình dáng nhạy cảm

Tu hài, cá dương vật và ốc vú nàng được xem là những món ăn đặc sản hút khách nhưng hình dáng bên ngoài khá nhạy cảm khiến nhiều người đỏ mặt.

3 dac san tien trieu khien khach do mat vi hinh dang nhay cam
Cá dương vật là một đặc sản được yêu thích ở Hàn Quốc. Trên thực tế, đây không phải là một loài cá mà là loài giun thìa đặc biệt ở biển. Chúng sống tập trung ở vùng biển phía Bắc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ảnh: BBC 

Loại quả thôn quê rẻ bèo, nay ở chợ Tết thành hàng đắt đỏ

Nhiều gia đình chọn quả sung để bày trên mâm ngũ quả thờ Tết với hy vọng năm mới sung túc. Thế nên, loại quả thôn quê vốn có giá rẻ bèo, nay xuống chợ Tết thành hàng hot giá đắt đỏ, kiều bào ở nước ngoài cũng tìm mua.

Sau khi ngắm nghía chùm sung xanh tròn vo có đầy đủ lá, chị Nguyễn Thu Vinh ở Trịnh Đình Cửu (Hoàng Mai, Hà Nội) quyết định mua để bày trên mâm ngũ quả Tết mặc dù chủ hàng bán chúng với giá 250.000 đồng/kg.

Quả sung chỉ làm muối xổi, mọi người cũng ít ăn nên ngày thường về quê toàn xin cho, nếu mua cũng chỉ vài nghìn đồng 1kg. Nay một chùm sung ở chợ Tết nặng 400gram giá 100.000 đồng”, chị nói.

Loai qua thon que re beo, nay o cho Tet thanh hang dat do

Loại sung quả non được buộc thành chùm tròn có giá lên tới 220.000-250.000 đồng/kg ở chợ Tết (Ảnh: Tâm An)

Điểm lại các loại quả như chuối, bưởi, thanh long, cam và sung mà mình mua bày mâm ngũ quả thờ Tết, chị Mai Thị Giang ở Trần Điền (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, chuối và bưởi ở chợ Tết năm nay giá tương đối rẻ. Chị mua một nải chuối 16 quả khá to cùng một trái bưởi Diễn vỏ vàng ươm giá chỉ 120.000 đồng. Thanh long và cam giá đều 60.000 đồng/kg.

Riêng sung chị mua 2 chùm giá 220.000 đồng/kg - đắt đỏ nhất trong các loại quả chị Giang mua bày mâm ngũ quả hôm nay.

“Tết năm ngoái tôi mua chùm sung già không được đẹp lắm giá cũng 180.000 đồng/kg. Năm nay có loại sung non quả nhỏ xanh mướt, bóng bẩy, chùm tròn có cả lá, nhưng giá thì cao ngất ngưởng”, chị nói.

Loai qua thon que re beo, nay o cho Tet thanh hang dat do-Hinh-2

Sung quả già giá 150.000-180.000 đồng/kg (Ảnh: Tâm An)

Những ngày này tại chợ Tết ở Hà Nội, gần như hàng trái cây nào cũng bày bán quả sung. Bởi đây là một trong những loại quả được nhiều gia đình chọn lựa bày trên mâm ngũ quả thờ Tết với hy vọng năm mới sung túc, ấm no. Theo đó, tiểu thương thường bán sung non chùm tròn với giá 220.000-250.000 đồng/kg và sung già chùm dài với giá 150.000-180.000 đồng/kg.

Chị Phan Thị Lan, tiểu thương bán trái cây tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai), cho biết, sung non chùm tròn mẫu mã đẹp hơn sung chùm dài quả già nên được nhiều người chọn mua dù giá rất đắt.

Loại sung non chùm tròn này là sung ở miền Tây, chị Lan nhập về bán với giá 250.000 đồng/kg. Một chùm sung tròn này thường nặng 300-400gram. Những ngày cận Tết Quý Mão, chị bán hết khoảng 30-40kg sung loại này. Còn sung chùm dài chỉ bán được khoảng trên dưới 10kg.

“Đây là giá ngày Tết. Còn ngày thường nếu nhà ai muối xổi ra chợ mua sung giá chỉ 10.000-15.000 đồng/kg. Về quê còn có thể xin cho vì nhiều nhà trồng sung trong vườn, bờ ao quả sai trĩu, chín rụng đầy mà không ai ăn”, chị chia sẻ.

Loai qua thon que re beo, nay o cho Tet thanh hang dat do-Hinh-3

Sung còn được xuất sang Canada để phục vụ nhu cầu của kiều bào mua thờ Tết (Ảnh: Tâm An)

Trao đổi với PV.VietNamNet, anh Đặng Mạnh Khương - đầu mối bỏ sỉ trái cây ở Cần Thơ, thừa nhận, chỉ có ngày Tết quả sung mới được nhiều người chọn mua dù giá đắt đỏ. Ngày thường, loại quả này giá rẻ như cho.

Theo anh, năm nay ở miền Tây, một số nhà vườn có sung hái trái non rồi lấy dây buộc lại tạo thành chùm tròn có lá nhìn rất bắt mắt. Nhờ vậy, quả sung cũng được giá hơn những năm trước đó rất nhiều.

Dịp này, anh Khương cũng thu mua sung để đổ buôn cho các mối sỉ. Song anh chỉ đổ sỉ sung chùm dài quả già.

“Cách đây mấy hôm, tôi có đơn hàng mấy chục cân sung bán sỉ cho một đầu mối ở Canada. Bởi ở bên đó có nhiều người Việt đang sinh sống và làm việc. Ngày Tết, họ cũng bày biện mâm ngũ quả thờ nên có nhu cầu mua những quả như sung, dừa, chuối, bưởi, đu đủ,... ”, anh nói.