Người xa xứ ở Sài Gòn: "Tước dây nát tay, kiếm bạc lẻ qua ngày"

Chị ngồi dưới tán cây dù trên bãi đất trống. Chị cặm cụi mưu sinh bất chấp bên ngoài trời đang chuyển cơn mưa.

Đổ mồ hôi đổi lấy bát cơm
Cuối con hẻm 730 đường Lê Đức Thọ (phường 15, quận Gò Vấp, TP.HCM) dọc theo bờ sông Vàm Thuật, có khoảng 4 hộ gia đình đang sinh sống bằng nghề tước vỏ dây điện, cáp viễn thông phế liệu. Họ là những người quê ở Vĩnh Phúc, vì khó khăn trong mưu sinh nên đã vào đây từ nhiều năm nay.
Nguoi xa xu o Sai Gon: "Tuoc day nat tay, kiem bac le qua ngay"
 Chị Nguyễn Thị Thừa đang gọt đầu dây.
Trải qua nhiều nghề, cuối cùng họ mới chọn được nghề tước vỏ dây điện, dây cáp từ hơn 3 năm nay. Số dây này là phế liệu được mua từ các vựa ve chai hoặc chính bà con xin trực tiếp từ các công nhân đang thay đường cáp ngầm trong thành phố.
Chúng tôi ghé vào một bãi đất trống nơi có một phụ nữ đang ngồi dưới tán cây dù. Chung quanh chị la liệt dây điện, dây cáp. Tay phải chị cầm con dao nhỏ thật bén, tay trái là đầu dây.
Chị gọt đầu dây, xong sợi nào chị xếp gọn dưới đất. Khi bó dây đã gọt đầu xong, chị bó lại thành từng bó để chờ đến công đoạn tiếp theo.
Nguoi xa xu o Sai Gon: "Tuoc day nat tay, kiem bac le qua ngay"-Hinh-2
Những người phụ nữ xa xứ mưu sinh ở Sài Gòn. 
Chị tên Nguyễn Thị Thừa, 40 tuổi. Chồng chị làm thợ hồ và 2 đứa con trai đều là công nhân xí nghiệp.
Chị kể lại: "Trước kia tôi đi thu mua ve chai nhưng từ khi có dây cáp, tôi chuyển sang nghề này. Tôi làm từ sáng đến tối, trưa nghỉ một chút ăn cơm rồi lại làm tiếp".
Chị Thừa chia sẻ thêm: "Chúng tôi làm nghề này đúng là một nắng hai sương, những tai nạn luôn rình rập. Ròng rã một ngày như thế nhưng thu nhập của người làm chẳng là bao.
Những hộ gia đình khác có con em tham gia nên sản lượng làm ra còn nhiều. Còn tôi một mình làm tất cả các công đoạn mà thu nhập một ngày không đến 100 ngàn".
'Làm cả đời chẳng thừa một xu'
Trong sợi cáp có dây đồng, dây thép, dây dùng trong các thiết bị điện tử và vỏ nhựa.
Sau khi dự án cáp ngầm thực hiện xong, số cáp được cắt bỏ trở thành phế liệu. Bà con mua về và bắt đầu tách ra từng loại dây.
Chị Thừa cho chúng tôi biết, giá mua từng loại như dây như sau: đồng 70.000, thép 30.000, dây dùng trong các thiết bị điện tử 50.000 và vỏ nhựa 3.000 đồng cho mỗi kg.
"Muốn có những loại dây này, chúng tôi phải trải qua nhiều công đoạn. Bó cáp đưa về việc đầu tiên là phải cắt ra thành từng sợi bằng nhau.
Từ những sợi cáp này chúng tôi sẽ cho qua máy để làm thẳng sợi dây. Hai người ở đầu máy sẽ làm công việc gọt đầu dây bằng tay và tước một đoạn vỏ.
Sau đó chúng tôi sẽ bó thành từng bó cột vào vị trí. Một người sẽ nắm bó vỏ tước ngắn đó kéo đi. Kéo tới đâu bên trong lòi ra những loại dây và chúng sẽ được phân loại sau khi kéo xong".
Không cần có kỹ thuật cao nhưng người làm nghề này phải có sức khỏe dẻo dai để chịu đựng được nắng mưa.
"Dù thu nhập của chúng tôi chẳng là bao nhưng còn hơn không có việc để làm", chị Thừa trăn trở.
Cơn mưa bắt đầu nặng hạt. Một số người đã ngưng việc tìm nơi trú mưa. Chị Thừa cũng vậy. Chị nói với tôi bằng một giọng buồn rầu và chua chát: "Tên là Thừa mà làm cả đời chẳng thừa được một xu".
Lời nói của chị cứ văng vẳng bên tại tôi suốt đoạn đường về...

Điểm nóng 24h: BT Công an bác tin Trịnh Xuân Thanh về nước

(Kiến Thức) - Thượng tướng Tô Lâm, nói chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước, mẹ vào bếp 2 phút, con trai mất tích bí ẩn... là tin nóng 24h qua.

Điểm tin nóng 24h ngày 30/7:

Tướng công an nói gì về thông tin Trịnh Xuân Thanh về nước?

Ai chịu trách nhiệm vụ cháy xưởng bánh làm 8 người tử vong?

Các chuyên gia pháp lý đã đưa ra góc nhìn về việc ai phải chịu trách nhiệm vụ cháy xưởng bánh làm 8 người tử vong ở Hoài Đức (Hà Nội).

Tạm giữ chủ xưởng bánh và thợ hàn xì

Như báo Công lý đã thông tin, vào sáng ngày 29/7, tại Km 19, Quốc lộ 32, thôn Thượng, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội đã xảy ra vụ cháy nhà ở kết hợp sản xuất bánh kẹo gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 8 người chết, 2 người bị thương và cháy toàn bộ tài sản bên trong căn nhà.

Ai chiu trach nhiem vu chay xuong banh lam 8 nguoi tu vong?
Xe cứu thương đưa thi thể nạn nhân vụ cháy ra khỏi hiện trường 

Theo cơ quan chức năng, xưởng sản xuất bánh kẹo socola có diện tích khoảng 170m2 do ông Trần Văn Được (quê ở huyện Phúc Thọ) làm chủ. Ông Được thuê đất của một người tại thôn Chiến, xã Đức Thượng để sản xuất, xung quanh bịt kín bằng tôn, xưởng nằm trên mặt đường quốc lộ 32.

Nguyên nhân ban đầu xảy ra vụ cháy xưởng bánh làm 8 người tử vong được xác định là xưởng sản xuất bánh kẹo đang sửa chữa, do bất cẩn thợ hàn xì làm bắn tia lửa điện vào trần gác xép được ghép bằng xốp và gây cháy.

Ông Nguyễn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, cho biết xưởng sản xuất bánh kẹo do ông Trần Văn Được làm chủ chỉ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, gia công sô-cô-la thành phẩm, không treo biển hiệu, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình. Chủ xưởng không làm các thủ tục về PCCC cũng như đăng ký lao động.

Ngày 30/7, huyện Hoài Đức cũng đã tiến hành rà soát, kiểm tra, cảnh báo về công tác PCCC đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Kết quả kiểm tra, trên địa bàn huyện có khoảng 1.000 cơ sở sản xuất, đều có đăng ký, trang bị phương tiện phòng cháy và tập huấn về PCCC, chỉ riêng xưởng sản xuất của ông Được lại chưa hề được kiểm tra tập huấn về công tác PCCC.

Liên quan đến vụ cháy xưởng bánh khiến 8 người tử vong, ngày 30/7 Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội PC 45 Công an TP Hà Nội cho biết, đã phối hợp với Công an huyện Hoài Đức tạm giữ Trần Văn Được, chủ xưởng sản xuất bánh kẹo và thợ hàn Kiều Tiến Vinh để phục vụ công tác điều tra.

Ai chịu trách nhiệm?

Các chuyên gia pháp lý cho rằng, theo quy định của pháp luật người nào gây ra điểm cháy đầu tiên dẫn đến việc cháy bùng phát diện rộng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm.

Ai chiu trach nhiem vu chay xuong banh lam 8 nguoi tu vong?-Hinh-2
Luật sư Nguyễn Anh Thơm.

Trao đổi với PV Báo Công lý, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết khi xảy ra các vụ cháy, để xác định được nguyên nhân cũng như đối tượng gây ra đám cháy thì cần phải có sự điều tra, kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Nếu Cơ quan điều tra có căn cứ xác định nguyên nhân xảy ra vụ hỏa hoạn là do thợ hàn xì trong nhà xưởng thì người nào trực thi công gây cháy sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 240 Bộ luật hình sự.

Theo Điều 240 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định về tội vi phạm quy định về PCCC thì người nào vi phạm quy định về PCCC gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Ngoài trách nhiệm hình sự thì người vi phạm còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra theo qui định của pháp luật.

Trường hợp thợ hàn xì được thuê mướn giao nhiệm vụ thi công mà gây cháy thì người chủ cơ sở đó cùng thợ hàn xì sẽ phải liên đới bồi thường theo qui định của Bộ luật dân sự 2015 vì đã không áp dụng biện pháp bảo hộ và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng lao động nên đã gây hậu quả thiệt hại về người, tài sản. Nếu thợ hàn xì tự mình thi công theo hình thức cá nhân thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm dân sự.

“Vụ cháy tại xưởng sản xuất bánh kẹo ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức là hành vi cố ý vi phạm các qui định đảm bảo an toàn PCCC nhưng vô ý về hậu quả xảy ra. Do đó, đây là loại tội phạm xảy ra với lỗi vô ý nên chỉ xác định người trực tiếp có hành vi gây ra cháy mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, Luật sư Thơm nói.

Hỗ trợ 44 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân trong vụ cháy

 Ngày 30/7, Đoàn công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cùng lãnh đạo huyện Hoài Đức đã đến thăm, động viên và chia sẻ với gia đình các nạn nhân bị thiệt mạng và bị thương trong vụ cháy xưởng sản xuất bánh kẹo ở thôn Chiến, xã Đức Thượng (Hoài Đức).

Đoàn công tác đã trực tiếp đến thăm gia đình 8 nạn nhân tử vong ở các quận, huyện: Phúc Thọ, Hà Đông, Nam Từ Liêm và thăm người bị thương đang điều trị tại Viện Bỏng quốc gia. Đoàn công tác hỗ trợ 5 triệu đồng/người chết, 2 triệu đồng/người bị thương, tổng số tiền 44 triệu đồng được trích từ Quỹ Cứu trợ thành phố.

Vụ ban công sập đè chết 3 người: “Họ không kịp la hét gì”

Nhân chứng kể lại vụ ban công sập đè chết 3 người ở Vũng Tàu: “Tôi lại gần nhìn thì thấy cảnh tượng như là họ đang ngồi nhổ tóc cho nhau...”.

Khoảng 15h30 ngày 30/7, ban công của một ngôi nhà ở thôn 4, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đổ sập, đã đè chết 3 người ngay tại chỗ và khiến 1 bé trai bị trọng thương.

Được biết, đây là căn nhà tình thương của bà V.T.B.Phượng, do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và gia đình phối hợp xây dựng vào năm 2010. Ngoài bà Phượng, chị V.T.Đào (cháu bà Phượng) và bà H.T.K.Thoa (hàng xóm của bà Phượng) cũng thiệt mạng trong vụ việc này. Còn bé trai trọng thương có tên là Long (3 tuổi, con của chị Đào).

Vu ban cong sap de chet 3 nguoi: “Ho khong kip la het gi”
 Hiện trường vụ sập ban công khiến 3 người tử vong tại chỗ.

Theo bà Út Một (47 tuổi, hàng xóm cách nhà bà Phượng), lúc xảy ra vụ việc ban công sập đè chết 3 người, bà đang bán hủ tíu gần nhà nên nghe được âm thanh chói tai và chứng kiến toàn bộ diễn biến sau đó. Bà Út cũng là một trong hàng chục người tham gia cứu giúp các nạn nhân.

“Trời không có gió gì đâu mà tự nhiên nghe “ầm ầm ầm”. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ xe ben chở đá đổ đụng vô nhà người ta, mà đụng xe là phải nghe cái “rầm” hay cái “chát” chứ không thể như vậy. Tôi nghe tiếng “ầm ầm” đó gần cổng chào thôn văn hóa nên kêu chồng tới kiểm tra”, bà Một kể.

Ngay sau âm thanh đó, bà Một cùng chồng nhanh chóng chạy lại hiện trường để xem chuyện gì vừa xảy ra. “Tôi lại gần nhìn thì thấy cảnh tưởng là họ đang ngồi nhổ tóc cho nhau, không may bị tấm bê tông nặng đè lên. Trời ơi! Họ chết tại chỗ mà không kịp la hét gì. Mới nhìn, tôi chưa biết đầu ai ra đầu ai, còn tưởng bị đứt đầu. Ông xã tôi lại dở mấy viên đá ra thì mới biết đầu không bị đứt”, bà Một nhớ lại trong nỗi ám ảnh.

Vu ban cong sap de chet 3 nguoi: “Ho khong kip la het gi”-Hinh-2
Người dân xung quanh đã huy động hàng chục người nâng tấm bê tông lên, đưa các nạn nhân ra ngoài. 

Người dân xung quanh đã huy động hàng chục người nâng tấm bê tông lên, đưa các nạn nhân ra ngoài.

Về tình trạng của cháu Long ngay sau khi ban công sập, bà Một cho biết, cháu Long khóc không ra tiếng. Tại hiện trường, một phần mông của cháu Long bị đè bởi tấm bê tông nặng, còn phần đầu bị rỉ máu do bị đá văng trúng.

“Người ta cố gắng kéo ra nhưng tôi kêu “trời ơi đừng có kéo, kéo lột da chết thẳng nhỏ giờ”. Sau đó, mọi người chạy đi tìm cây bẩy tấm bê tông lên rồi mới kéo bé ra ngoài, đưa đi cấp cứu. Lúc cứu ra, phần chân của cháu bị bầm dập, thấy thương lắm!”, bà Một xót xa.

Cũng tham gia trợ giúp các nạn nhân ngay từ đầu, ông Tư Đặng miêu tả cảnh tưởng lúc đó rất kinh khủng. Khi nhìn cảnh tưởng này, ông phải mất vài giây để định thần trước khi tin những gì trước mắt là sự thật.

“Chạy tới nơi tôi không tin những gì đang nhìn thấy là sự thật. Tôi ước tất cả những gì đang xảy ra chỉ là giấc mơ. Tấm bê tông nặng tới hơn chục người không nâng lên nỗi mà đè lên người họ thì sống thế nào...”, ông Tư Đặng bỏ lửng câu nói.