Người Trung Hoa xưa đắp một gò đất nhỏ trên mộ vì sao?

Trong thực tế, đằng sau hành động đắp một gò đất nhỏ này là một vấn đề không quá khó hiểu.

Trong văn hóa các nước châu Á, khi còn sống, con người cần một ngôi nhà để trú ngụ, sau khi qua đời cũng cần có "nhà" để ở. Trung Hoa cổ đại có hệ thống thứ bậc rất nghiêm ngặt, ngay cả hệ thống tang lễ cũng rất khắt khe. Sau khi chết, dựa vào thân phận, nơi chôn cất có tên gọi khác nhau. 

Lăng: Nơi chôn cất Hoàng đế là Lăng, thường gọi là Hoàng lăng, chẳng hạn như Minh Thập Tam lăng thời nhà Minh hay Thanh Đông lăng thời nhà Thanh,... 

Lâm: Nơi chôn cất các thánh nhân và gia quyến. Một lâm được nhiều người biết đến là Khổng lâm, nơi chôn cất Khổng Tử, gia tộc họ Khổng và đệ tử của Khổng Tử. Năm 1994, Khổng lâm đã được UNESO công nhận là di sản thế giới. 

Trủng: Nơi chôn cất hoàng thân quốc thích, vương công đại thần được gọi là trủng. Một trủng nổi tiếng là Thanh chủng, nơi chôn cất Vương Chiêu Quân, một đại mỹ nhân được nhiều vị Hoàng đế say mê, sau được gả cho Thiền vu Hô Hàn Tà.

Phần: Nơi chôn cất thường dân, là hình thức mai táng phổ biến nhất và thường được đắp thêm một gò đất nhỏ bên trên. 

Nguoi Trung Hoa xua dap mot go dat nho tren mo vi sao?

Sau khi thi thể người chết được đặt vào quan tài, rồi được chôn xuống hố sâu trong lòng đất. Nhưng tại sao quan tài được yên vị dưới lòng đất, lại còn phải đắp lên một gò đất nhỏ bên trên? Trong thực tế, đằng sau hành động này là một vấn đề không quá khó hiểu. 

Theo ghi chép trong "Lễ ký", phụ thân của Khổng Tử đã qua đời khi ông còn rất bé. Sau khi lớn lên, ông muốn tìm nơi chôn cất cha nhưng quá trình rất vất vả. Nhưng sau cùng, ông phải dựa vào ký ức thời bé mới có thể tìm được. 

Sau đó, Khổng Tử đã quyết định đánh dấu mộ cha để về sau dễ dàng tìm lại. Lúc đó, ông đắp thêm một gò đất nhỏ bên trên. Ngoài ra, để dễ dàng nhìn thấy, ông trồng thêm một vài cây quanh mộ. 

Kể từ đó, khi chôn cất, người ta luôn đắp thêm một gò đất nhỏ bên trên. Ngôi mộ bằng phẳng thì chẳng ai để ý, nhưng sau khi đắp thêm một gò đất thì ai nhìn qua cũng đều biết bên dưới là mộ của người khác, sẽ chú ý tránh sang một bên. Nếu như không biết được mà xây nhà hoặc sinh hoạt bên trên thì thật sự rất thất kính với người chết.

Ngoài ra, còn có một ý kiến cho rằng, đắp thêm gò đất để phân biệt người đã mất có chết oan hay không. Theo tương truyền, sau khi Chu Vũ Vương Cơ Phát lật đổ Trụ Vương của nhà Thương và lập nên triều nhà Chu, ông đã cho người đắp mộ của đại thần Tỷ Can (đã bị Trụ Vương giết chết trước đó) lên cao hơn. Nguyên nhân bởi vì Chu Vũ Vương cảm thấy Tỷ Can chết rất oan ức.

Vén màn bí mật tuyệt chiêu chốn phòng the của mỹ nữ Trung Hoa

Để có thể trói chặt trái tim các đấng quân vương, các mỹ nữ thời xưa luôn có tuyệt chiêu riêng ở chốn phòng the. Những tuyệt chiêu đầy ma mị khiến cho các quân vương chết mê chết mệt, đắm say một đời

Vương Quý Phi khiến Hoàng Đế say đắm dù đã bước sang tuổi tứ tuần

Vương Quý Phi tên thật là Ngọc Hoàn. Ngay từ tuổi trăng tròn, Ngọc Hoàn đã nổi tiếng khắp xa gần bởi vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành và tài đàn ca múa hát.

Từ khi trở thành Quý phi, Ngọc Hoàn nhanh chóng chiếm được lòng yêu mến của quân vương. "Trẫm được Dương Quý Phi như được viên ngọc quý vậy", Đường Minh Hoàng từng nói với quần thần như vậy.

Một số sư gia sau này cho rằng, lý do khiến Đường Minh Hoàng sủng ái Dương Quý Phi có lẽ không chỉ bởi nhan sắc. Dương Quý Phi muốn giữ sự sủng ái của vua Huyền Tôn nên luôn luôn chú trọng trau chuốt về ba mặt: sức khỏe, sắc đẹp và tính kỷ (kỹ thuật chăn gối nam nữ).

Tương truyền rằng khi "cung cấm" có dấu hiệu của tuổi tác Dương Quý Phi đã dùng cách làm thu nhỏ âm đạo bằng cách rất riêng của người Trung Hoa xưa. Vì thế nên mười năm trôi qua, âm đạo của bà vẫn như những cô gái còn son, chưa hề có dấu hiệu "lỏng lẻo", khiến nhà vua luôn sủng ái bà hết mực.

Dương Quý Phi đã dùng rất nhiều loại thuốc chiết xuất từ thiên nhiên như: tinh dầu hoa nhài, dầu cây trinh nữ, tinh dầu huân y thảo, dầu đương quy và xà sàng tử. Đặc biệt bà rất thích ăn trái vải vì thứ trái cây này có dược tính làm cho thể lực kiện khang. Vì thế, bà đã luôn giữ được khí sắc tuyệt vời và có tài chiều vị vua đáng kính của mình, không bao giờ mất đi sự sủng ái.

Việc thích ăn một trái gì đó để tăng cường thể lực ở nhiều nơi cũng có. Ví như, bên Ai Cập xưa, các Nữ hoàng muốn da thịt mình bóng loáng, đẹp đẽ đã cho ngâm trân châu vào rượu để uống. Đồ uống này đã có tác dụng rất lớn đối với làn da và vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.

Vén màn bí mật tuyệt chiêu chốn phòng the của mỹ nữ Trung Hoa, giúp trói chặt trái tim các đấng quân vương - Ảnh 1

“Thần dược xuân hoàn” bí ẩn của Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên không chỉ nổi danh là nữ nhân có tham vọng ngút trời mà bà còn nổi tiếng bởi đời sống tình dục vô cùng sung mãn. Theo sử sách Trung Quốc, Võ hậu càng bước vào tuổi xế chiều, bà càng khao khát chuyện giường chiếu, đặc biệt là sau khi Đường Cao Tông băng hà.

Đến tận bây giờ, mọi người vẫn cảm thấy bất ngờ khi nhắc về đời sống tình dục của bà. Mặc dù khi đã tới tuổi 80, Võ Tắc Thiên vẫn chưa tắt “lửa yêu”. Bà liên tục tuyển chọn những nam nhân khôi ngô, cường tráng để “mua vui” chốn phòng the.

Để có được những cuộc hoan lạc bên mỹ nam, Võ hậu đã phải bồi bổ vô vàn "xuân dược", nổi tiếng nhất trong số đó chính là phương thuốc bí ẩn được điều chế từ ích mẫu. Sử sách Trung Quốc đã ghi lại rằng, bài thuốc này có tên gọi là “Võ Tắc Thiên Mỹ dung” hay “Thần tiên ngọc nữ phấn”.

Trước khi xử tử phạm nhân, vì sao đao phủ Trung Hoa xưa lại phải phun rượu lên lưỡi đao?

Hành động tưởng như kỳ lạ này thực chất được xem là việc làm bảo vệ các đao phủ trước một thế lực đáng sợ được tin là có tồn tại vào thời bấy giờ.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, đao phủ được xem là một nghề nghiệp tương đối đặc thù. Tuy nhiên vào năm 1912 khi Thanh triều diệt vong, sự sụp đổ của xã hội phong kiến cũng kéo theo sự biến mất của nghề nghiệp đặc biệt này.