Người thay thế Tướng Nguyễn Chí Thanh trong chiến dịch Mậu Thân 1968

Sự ra đi của tướng Nguyễn Chí Thanh đã để lại một sự lúng túng to lớn. Cần phải chọn một nhà lãnh đạo mới cho miền Nam, và gần như không thể tránh khỏi việc chỉnh sửa kế hoạch. Tên ông là Văn Tiến Dũng.

50 năm trước, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1968 đã làm rung chuyển miền Nam Việt Nam và cả nước Mỹ. Cú đánh chiến lược của Quân đội Nhân dân Việt Nam khiến cho quân Mỹ phải thay đổi chiến lược chiến tranh tại Việt Nam, từ “tìm và diệt” sang “quét và giữ”, buộc người Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và góp phần dẫn tới Hiệp định Paris năm 1973, khi người Mỹ chấp nhận rút quân khỏi Việt Nam.
50 năm qua, nhiều nhà nghiên cứu Mỹ đã dày công tìm hiểu về cuộc tấn công chiến lược này. Một trong số đó là cuốn sách về "bí ẩn" cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 của nhà báo Merle L. Pribbenow, được xuất bản tại Mỹ năm 2008. Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu tới bạn đọc phần trích lược từ cuốn sách này do dịch giả Nguyễn Việt dịch.
Sự ra đi của tướng Nguyễn Chí Thanh đã để lại một sự lúng túng to lớn. Ngày hôm sau, hai sĩ quan cao cấp, tướng Chu Huy Mân và thượng tướng Nguyễn Văn Vịnh, được cử vào Nam để truyền đạt cho Bộ tư lệnh miền Nam những dự tính mới nhất của Đảng về chiến dịch Đông - Xuân 1967-1968.
Cần phải chọn một nhà lãnh đạo mới cho miền Nam, và gần như không thể tránh khỏi việc chỉnh sửa kế hoạch. Tên ông là Văn Tiến Dũng.
Lực lượng điệp báo chuẩn bị phương án cho Tổng tấn công Mậu Thân.
Lực lượng điệp báo chuẩn bị phương án cho Tổng tấn công Mậu Thân. 
Trong một bài phỏng vấn với tờ báo Quân đội Nhân dân vào năm 2004, Đại tướng Văn Tiến Dũng miêu tả những gì xảy ra sau đó: “Càng nghĩ về tình hình, tôi lại càng tin rằng chúng ta phải có những mục đích mới, những mục tiêu mới, và những phương pháp tiến công mới. Chúng ta cần rà soát lại toàn bộ kế hoạch đông-xuân 1967-1968. Tôi xin được gặp đồng chí Lê Duẩn để thảo luận về vấn đề này.”
Trước đây, ai cũng nhất trí về các điều kiện cần có trước khi một cuộc tổng khởi nghĩa được tiến hành. Đó là quân đội VNCH cũng như bộ máy an ninh VNCH bị nghiền nát và các lực lượng Mỹ bị tê liệt và/hoặc vô hiệu hóa. Bởi vì nếu các điều kiện đó không được đảm bảo, quân đội VNCH và lực lượng Mỹ sẽ chỉ đơn giản là đàn áp “những người cách mạng” thường dân không có vũ trang xuống đường trong cuộc tổng khởi nghĩa.
Ngày 18-19/07/1967, Bộ Chính trị họp để xem xét kế hoạch mới nhằm giành thắng lợi mang tính quyết định. Ý tưởng về kế hoạch mới dường như đã được trình bày lần đầu tiên ở cuộc gặp này: một cuộc tấn công chính trị quân sự một mất một còn hướng vào các thành phố. Trong khi các lực lượng lớn của miền Bắc tập trung nỗ lực vào việc lừa quân địch ra khỏi các thành phố và kìm chân đủ lâu để có thể lật đổ chính quyền VNCH.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng. 
Các ghi chép của tướng Văn Tiến Dũng tại cuộc gặp cho thấy, lãnh tụ đáng kính của VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nêu nhiều câu hỏi về tính khôn ngoan của kế hoạch. Các ghi chép của tướng Văn Tiến Dũng cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những điểm sau:
1. Dự thảo báo cáo tốt, toàn diện, lạc quan, nhưng cần xem báo cáo của Quân ủy có chủ quan không?
2. Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ý đánh lâu dài.
3. Thuận lợi có nhiều nhưng phải thấy những khó khăn như mặt hậu cần bảo đảm.
4. Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ý đến việc giữ sức dân, nếu người và của kiệt quệ, thì quân nhiều cũng không đánh được.
5. Phải chú ý mở rộng chiến tranh du kích, tăng cường trang bị cho du kích.
6. Phải làm sao ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục đánh được lâu dài
Dù còn nhiều ý kiến, nhưng việc lập kế hoạch vẫn được thực hiện với một nhịp điệu gấp gáp và đến cuối tháng Tám kế hoạch đã thành hình.
Thành viên Bộ Chính trị, ông Phạm Hùng, người đã được cử vào Nam hồi tháng Tám để thay tướng Nguyễn Chí Thanh làm bí thư Trung ương Cục miền Nam và lãnh đạo miền Nam, mang theo bản dự thảo đầu tiên của kế hoạch mới “tấn công các đô thị”. Các nhà lãnh đạo cao cấp từ tất cả các vùng miền Nam được gọi ra Bắc để được thông báo về ý tưởng mới, trước khi quay trở về xây dựng kế hoạch riêng của mình nhằm thực hiện ý tưởng trong sự bí mật tuyệt đối.

Ký ức thảm họa Holocaust, cuộc tàn sát ghê rợn của Đức quốc xã

Holocaust là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái trong thời gian Thế chiến II do phátxít Đức gây ra. 

Luật Nuremberg – luật về bài Do Thái của Đức quốc xã – quy định ai được cho là công dân Đức. Theo đó, quyền công dân chỉ được trao cho những người mang dòng máu Đức. Ảnh: Einsatz Gruppen, sĩ quan SS của Đức chuẩn bị bắn một người Do Thái Ba Lan đang quỳ gối bên mép hố chôn tập thể đầy xác người
Luật Nuremberg – luật về bài Do Thái của Đức quốc xã – quy định ai được cho là công dân Đức. Theo đó, quyền công dân chỉ được trao cho những người mang dòng máu Đức. Ảnh: Einsatz Gruppen, sĩ quan SS của Đức chuẩn bị bắn một người Do Thái Ba Lan đang quỳ gối bên mép hố chôn tập thể đầy xác người
Luật quy định những ai trong vòng ba đời huyết thống có người thân là người Do Thái (dù chỉ một người) sẽ bị tính là người Do Thái. Cùng nhìn lại những bức ảnh khủng khiếp của hơn 70 năm trước về thảm họa Holocaust để hiểu rằng loài người cần phải tránh những điều tương tự. Ảnh: Một người đàn ông bị bắn chết trên đường trước mặt phụ nữ và trẻ em trong khu người Do Thái ở Warsaw, Ba Lan, năm 1940.
Luật quy định những ai trong vòng ba đời huyết thống có người thân là người Do Thái (dù chỉ một người) sẽ bị tính là người Do Thái. Cùng nhìn lại những bức ảnh khủng khiếp của hơn 70 năm trước về thảm họa Holocaust để hiểu rằng loài người cần phải tránh những điều tương tự. Ảnh: Một người đàn ông bị bắn chết trên đường trước mặt phụ nữ và trẻ em trong khu người Do Thái ở Warsaw, Ba Lan, năm 1940. 
Tiến sĩ Fritz Klein, bác sỹ lực lượng SS đã thừa nhận, Đức quốc xã đã giết hàng ngàn, nam giới, nữ giới và trẻ em trại tập trung Bergen-Belsen rồi chôn hội tại hố chôn tập thể.
 Tiến sĩ Fritz Klein, bác sỹ lực lượng SS đã thừa nhận, Đức quốc xã đã giết hàng ngàn, nam giới, nữ giới và trẻ em trại tập trung Bergen-Belsen rồi chôn hội tại hố chôn tập thể.
Tay nâng lên trên đầu, khuôn mặt trắng bệch vì sợ hãi, một nhóm phụ nữ và trẻ em Ba Lan chờ đợi để binh lính Đức đưa đi trại tập trung vào năm 1943.
 Tay nâng lên trên đầu, khuôn mặt trắng bệch vì sợ hãi, một nhóm phụ nữ và trẻ em Ba Lan chờ đợi để binh lính Đức đưa đi trại tập trung vào năm 1943.
Những người sống sót ở trại tập trung Buchenwald vẫn ở lại trong trại của họ sau khi có tin giải phóng ngày 16/4/1945. Elie Wiesel, tác giả đoạt giải Nobel của cuốn tiểu thuyết "Night", nằm ở tầng thứ hai từ dưới lên, thứ bảy từ trái sang.
Những người sống sót ở trại tập trung Buchenwald vẫn ở lại trong trại của họ sau khi có tin giải phóng ngày 16/4/1945. Elie Wiesel, tác giả đoạt giải Nobel của cuốn tiểu thuyết "Night", nằm ở tầng thứ hai từ dưới lên, thứ bảy từ trái sang. 
Tại trại tập trung của Đức ở Wobbelin, do quân đoàn số 9 của Mỹ tìm thấy. Mọi tù nhân đều sống trong điều kiện tồi tệ. Một người tù đã khóc khi lo sợ phải xa nhóm bạn tù để đến bệnh viện vào ngày 4/5/1945.
Tại trại tập trung của Đức ở Wobbelin, do quân đoàn số 9 của Mỹ tìm thấy. Mọi tù nhân đều sống trong điều kiện tồi tệ. Một người tù đã khóc khi lo sợ phải xa nhóm bạn tù để đến bệnh viện vào ngày 4/5/1945. 
Trẻ em tại trong tập trung tại Karelian khoảng 1941-1942.
Trẻ em tại trong tập trung tại Karelian khoảng 1941-1942. 
Dân Do Thái giơ hai tay khi bị lính Đức áp giải trong thời gian Đức chiếm đóng Warsaw, Ba Lan, năm 1943.
 Dân Do Thái giơ hai tay khi bị lính Đức áp giải trong thời gian Đức chiếm đóng Warsaw, Ba Lan, năm 1943.
Những người đàn ông Do Thái Hungary được tuyển chọn cho lực lượng lao động cưỡng bức tại Auschwitz, ở Ba Lan. Từ ngày 2/5/1944 đến 9/7/1944, hơn 430.000 người Do Thái Hungary bị đưa đến đến Auschwitz.
 Những người đàn ông Do Thái Hungary được tuyển chọn cho lực lượng lao động cưỡng bức tại Auschwitz, ở Ba Lan. Từ ngày 2/5/1944 đến 9/7/1944, hơn 430.000 người Do Thái Hungary bị đưa đến đến Auschwitz.
Một người đàn ông Do Thái bị làm nhục khi 3 lính Đức cạo râu của ông tại Zydom, Ba Lan, khoảng năm 1939.
Một người đàn ông Do Thái bị làm nhục khi 3 lính Đức cạo râu của ông tại Zydom, Ba Lan, khoảng năm 1939. 
Các thi thể của người Do Thái xếp chồng lên nhau trong một ngôi mộ khổng lồ sau một cuộc hành quyết tập thể ở Belzec, Ba Lan năm 1942.
 Các thi thể của người Do Thái xếp chồng lên nhau trong một ngôi mộ khổng lồ sau một cuộc hành quyết tập thể ở Belzec, Ba Lan năm 1942.
Các tù nhân gần như chết vì đói trong trại tập trung vào ngày 7/5/1945 tại Ebensee, Áo. Trại này được sử dụng để thử nghiệm "khoa học".
 Các tù nhân gần như chết vì đói trong trại tập trung vào ngày 7/5/1945 tại Ebensee, Áo. Trại này được sử dụng để thử nghiệm "khoa học".
Nhân dân Đức xem xác người tù Do thái tại trại tập trung Auschwitz sau chiến thắng. Quân đồng minh đã mang nhiều nhóm thường dân qua các trại để cho họ thấy những câu chuyện kể về các trại giam không chỉ là tuyên truyền.
Nhân dân Đức xem xác người tù Do thái tại trại tập trung Auschwitz sau chiến thắng. Quân đồng minh đã mang nhiều nhóm thường dân qua các trại để cho họ thấy những câu chuyện kể về các trại giam không chỉ là tuyên truyền. 
Tướng Dwight D. Eisenhower quan sát cách tù nhân đã bị tra tấn thế nào trong trại tập trung của Đức. Tướng Bradley và Patton đứng bên phải.
Tướng Dwight D. Eisenhower quan sát cách tù nhân đã bị tra tấn thế nào trong trại tập trung của Đức. Tướng Bradley và Patton đứng bên phải. 
Những phụ nữ sống sót trong trại ở Auschwitz ở Ba Lan vào tháng 1/1945. Ảnh do một nhiếp ảnh gia của Nga ngay sau khi giải phóng trại ít phút.
Những phụ nữ sống sót trong trại ở Auschwitz ở Ba Lan vào tháng 1/1945. Ảnh do một nhiếp ảnh gia của Nga ngay sau khi giải phóng trại ít phút. 
Những tù nhân của trại tập trung Buchenwald xem bác sĩ người Séc khám xét cho người Hungarian bị tàn tật sau giải phóng trại Weimar, Đức, ngày 13/4/1945.
 Những tù nhân của trại tập trung Buchenwald xem bác sĩ người Séc khám xét cho người Hungarian bị tàn tật sau giải phóng trại Weimar, Đức, ngày 13/4/1945.
Hàng ngàn chiếc nhẫn cưới mà phát xít Đức đã tháo ra khỏi nạn nhân. Quân đội Mỹ đã tìm thấy những chiếc nhẫn, đồng hồ, đá quý, kính đeo mắt và viên kim cương vàng, gần trại tập trung Buchenwald, Đức vào ngày 5/5/1945.
Hàng ngàn chiếc nhẫn cưới mà phát xít Đức đã tháo ra khỏi nạn nhân. Quân đội Mỹ đã tìm thấy những chiếc nhẫn, đồng hồ, đá quý, kính đeo mắt và viên kim cương vàng, gần trại tập trung Buchenwald, Đức vào ngày 5/5/1945. 
Một bác sĩ quân đội của Hồng quân kiểm tra sức khỏe cho những người còn sống ở Auschwitz vào thời điểm giải phóng trại vào ngày 27/1/1945.
Một bác sĩ quân đội của Hồng quân kiểm tra sức khỏe cho những người còn sống ở Auschwitz vào thời điểm giải phóng trại vào ngày 27/1/1945.  
Những người sống sót rời khỏi trại Auschwitz vào cuối thế chiến thứ II vào tháng 2/1945. Phía trên họ là khẩu hiệu của trại Đức "Arbeit macht frei", có nghĩa là "Công việc tạo ra con người tự do." Ảnh này được chụp bởi một nhiếp ảnh gia người Nga trong quá trình làm phim về giải phóng trại

Những người sống sót rời khỏi trại Auschwitz vào cuối thế chiến thứ II vào tháng 2/1945. Phía trên họ là khẩu hiệu của trại Đức "Arbeit macht frei", có nghĩa là "Công việc tạo ra con người tự do." Ảnh này được chụp bởi một nhiếp ảnh gia người Nga trong quá trình làm phim về giải phóng trại

Một bác sĩ của Sư đoàn Bộ binh 322, Hồng quân Liên Xô đi cùng với một nhóm những người sống sót ở lối vào trại tập trung Auschwitz mới được giải phóng ở Ba Lan vào tháng 1/1945. Hồng quân giải phóng trại vào ngày 27/1/1945.

Một bác sĩ của Sư đoàn Bộ binh 322, Hồng quân Liên Xô đi cùng với một nhóm những người sống sót ở lối vào trại tập trung Auschwitz mới được giải phóng ở Ba Lan vào tháng 1/1945. Hồng quân giải phóng trại vào ngày 27/1/1945.

Chàng phi công 9X đưa U23 Việt Nam về nước bị dân mạng săn lùng

(Kiến Thức) - Không chỉ có các cầu thủ U23 Việt Nam là người gây thu hút cho NHM những ngày vừa qua mà chính chàng phi công 9X điều khiển chuyên cơ đưa các tuyển thủ về nước cũng thuộc hàng "cực phẩm".

Chuyến chuyên cơ mang tên đặc biệt "Tôi yêu tổ quốc tôi" đã đưa các cầu thủ U23 Việt Nam từ Thường Châu - Trung Quốc trở về với Hà Nội. Không chỉ có các học trò của HLV Park Hang Seo được mọi người quan tâm đặc biệt mà chính cơ trưởng điều khiển máy bay đưa các tuyển thủ trở về cũng rất được chú ý.
 Chuyến chuyên cơ mang tên đặc biệt "Tôi yêu tổ quốc tôi" đã đưa các cầu thủ U23 Việt Nam từ Thường Châu - Trung Quốc trở về với Hà Nội. Không chỉ có các học trò của HLV Park Hang Seo được mọi người quan tâm đặc biệt mà chính cơ trưởng điều khiển máy bay đưa các tuyển thủ trở về cũng rất được chú ý.