Người thầy giáo trích tiền lương mua xe đạp tặng học trò nghèo

Từ ngày chuyển công tác từ thị trấn lên với miền Tây Gio Linh, Quảng Trị, “cắm bản” với học trò, 5 năm qua, hằng ngày, ngoài giờ đến lớp, thầy giáo Hoàng Hữu Kiều lặn lội khắp nơi để tìm mua xe đạp cũ, sửa lại, rồi mang về tặng các học trò nghèo.

Bên ly trà chiều, sau giờ tan lớp, thầy giáo tự bỏ tiền lương mua xe đạp cho học trò kể cho nghe về tuổi thơ cơ cực của mình. Trong gia đình có 9 người con, thầy Kiều là con thứ 7, bố tàn tật, mẹ bán bánh mỳ kiếm sống qua ngày.
“Cũng vì nghèo nên hành trang quen thuộc của tôi từ năm học lớp 6, cùng với sách vở và quyết tâm học tập, chính là một cái ấm nhôm, một cái ly nhỏ, rong ruổi từng buổi chợ Đông Hà, bến xe, đổi nước trà đá cho khách bộ hành và những người bán hàng nơi đây. Số tiền kiếm được, tôi dành dụm để đóng học phí, may áo quần, sắm sửa sách vở cho bản thân và những người em của mình cùng đến trường...”, thầy Kiều nhớ lại.
Nguoi thay giao trich tien luong mua xe dap tang hoc tro ngheo
 Thầy Hoàng Hữu Kiều (đứng giữa) và các “Mạnh Thường Quân” tặng xe đạp cho các em học sinh nghèo ở Gio Linh.
Điều đáng trân trọng, dù cuộc sống vất vả, khó khăn, song ngày đó thầy Kiều luôn là tấm gương học tập cho nhiều bạn trong lớp noi theo, là lớp trưởng, bí thư chi đoàn trong suốt những năm cấp 2, cấp 3 và đại học. Sau tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, Khoa tiếng Anh năm 1999, thầy bắt đầu công việc dạy học ở Trường THCS Gio Việt, huyện Gio Linh.
Rồi thầy được điều chuyển công tác về Trường THCS thị trấn Gio Linh, làm Tổ trưởng hội đồng bộ môn tiếng Anh huyện, thành viên hội đồng bộ môn tiếng Anh cấp tỉnh. Những năm đó, thầy luôn đạt chiến sĩ thi đua cơ sở, giáo viên dạy giỏi trong nhiều năm liền…
Năm 2013, thầy Kiều chuyển công tác lên “cắm bản” với học trò thôn Khe Me, với mong muốn chia sẻ sự khó khăn cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây. Sau giờ dạy học và vào các ngày nghỉ trong tuần, thầy thường vượt chặng đường gần 30 cây số từ Khe Me về Đông Hà, tìm mua xe đạp cũ, yêu cầu các cơ sở bán sửa sang lại, rồi mang về trường tặng cho các em học sinh. Đôi khi gặp cơ sở có 3, 4 chiếc xe cũ vẫn còn đi được, thầy dùng số tiền ít ỏi trong túi mua một chiếc chở về, số xe còn lại thầy “đặt cọc” vài chục ngàn, đôi khi “số cọc” ấy chỉ là niềm tin rồi hẹn vài hôm sau có tiền quay trở lại.
Không chỉ ở Đông Hà, nhiều nơi trên địa bàn Quảng Trị, bà con thường thấy hình ảnh người thầy giáo này xuôi ngược, đằng sau chiếc xe máy chở liền mấy chiếc xe đạp, với nụ cười thật ấm. Để có tiền mua xe đạp cho học trò, mỗi tháng ngoài đồng lương giáo viên và dạy thêm vài suất trang trải cuộc sống, thầy Kiều luôn dành hẳn một suất dạy gọi là “Cua xe đạp” để dành tiền mua xe tặng học sinh.
Tấm lòng thương trò của thầy Kiều lâu dần lan tỏa đến các “Mạnh Thường Quân”. Từ đó có thêm nhiều người chung tay cùng thầy tặng xe đạp, học bổng cho học trò nghèo ở bản Khe Me và nhiều nơi khác ở miền ngược Gio Linh.
Đến nay, thầy Kiều cùng các “Mạnh Thường Quân” đã trao hơn 50 chiếc xe đạp cũ và mới cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các trường trên địa bàn huyện. Quyên góp hơn 50 triệu đồng tặng các học sinh mắc bệnh hiểm nghèo tại các điểm trường Gio An, Hải Thái, Linh Hải và Gio Hòa. Tặng nhiều phần quà bao gồm sách vở, áo ấm cho các em học sinh Trường TH-THCS Linh Thượng, huyện Gio Linh, với tổng kinh phí gần 100 triệu đồng…

Đi chơi 20/11, con của cô văn thư bị đất đá đè tử vong

(Kiến Thức) - Khi xe chở đoàn giáo viên trường mẫu giáo ghé vào quán phở phía sau vách núi ở Nha Trang để ăn sáng thì bất ngờ đất đá phía vách núi đổ xuống đè chết con của một giáo viên trong đoàn.

Sáng 19/11, bà Trần Thị Hòe – Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Tuổi Ngọc (xã Cư Amung, huyện Ea H’leo, Đắk Lắk) xác nhận, có 1 cháu bé con của nữ nhân viên văn thư của trường đã thiệt mạng và 4 người khác trong đoàn bị thương do sự cố sạt lở đất xảy ra tại tỉnh Khánh Hòa.

Theo bà Hòe, nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên và nhân viên của trường gồm 18 người tổ chức đi du lịch Nha Trang, các cô còn mang theo con em mình, tổng cộng đoàn du lịch có 33 người (cả tài xế và phụ xe).

Phan Sào Nam có được giảm án sau khi nộp lại 1.000 tỷ đồng?

(Kiến Thức) - Sau khi đầu thú, chỉ trong vòng 2 tuần Phan Sào Nam đã nộp lại 1.000 tỷ đồng tiền thu lợi từ đường dây đánh bạc nghìn tỷ cho cơ quan điều tra. Vậy việc nộp lại số tiền thu lợi bất chính này có khiến Phan Sào Nam được giảm án?

Trong phiên tòa đang xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ tại Phú Thọ. Bị cáo Phan Sào Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty Cổ phần VTC truyền thông trực tuyến (VTC online) "ông trùm" đường dây cờ bạc này khiến dư luận bàn tán về số tiền 1.000 tỷ đồng mà bị cáo đã nộp lại cho cơ quan điều tra chỉ trong vòng 2 tuần sau khi ra đầu thú. 
Nhiều độc giả tỏ ra băn khoăn, đặt câu hỏi: Liệu với việc khắc giao nộp lại số tiền 1.000 tỷ của Phan Sào Nam có khiến bị cáo này được giảm án?