Người phụ nữ tự xưng là công an, cắn cảnh sát là ai?

Sau khi bị yêu cầu dừng xe do vi phạm, người phụ nữ không những không chấp hành yêu cầu của cán bộ công an mà còn chống đối, lăng mạ, chửi bới các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.

Ngày 1/5, Công an TP Hà Nội cho biết, lực lượng Công an quận Hoàng Mai đang lập hồ sơ điều tra, xử lý một người phụ nữ vi phạm giao thông có hành vi chống người thi hành công vụ xuất hiện trong đoạn video người phụ nữ tự xưng là công an, cắn cảnh sát được đăng tải trên mạng xã hội.
Theo cơ quan Công an, vụ tự xưng là công an, cắn cảnh sát sau vi phạm giao thông xảy ra khoảng 17h ngày 28/4, tại khu vực trước số 138 ngõ 24 Kim Đồng (phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội).

>>> Xem thêm video: Người phụ nữ tự xưng là công an, cắn cảnh sát sao vi phạm giao thông. Nguồn: VN Ngày Nay.

Vào thời điểm trên, tổ cảnh sát trật tự Công an phường Giáp Bát làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên địa bàn thì phát hiện Lê Nhật Anh (SN 1991, trú tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) lái xe máy BKS 34N7-2104 không đội mũ bảo hiểm, vi phạm trật tự an toàn giao thông nên yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính.
Tuy nhiên, sau khi dừng xe, người này không chấp hành và chửi bới, lăng mạ cán bộ tổ công tác, đồng thời luôn miệng tự xưng là "Công an phường Minh Khai".
Khi một cán bộ Công an phường Giáp Bát yêu cầu Nhật Anh chấp hành thì người phụ nữ này đánh vào tay, bả vai và giật khẩu trang của chiến sĩ công an đang đeo; rồi dùng răng cắn vào mu bàn tay phải của 1 chiến sĩ khác. Ngay sau đó, tổ công tác khống chế, đưa người phụ nữ này về trụ sở để đấu tranh làm rõ. Kết quả xác minh ban đầu Lê Nhật Anh không phải là cán bộ công an.

Chiêu trò của tội phạm lừa đảo qua điện thoại

Tội phạm lừa đảo xưng là cán bộ cơ quan tố tụng để đe dọa nạn nhân. Sau khi khai thác thông tin, chúng bắt nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng cho sẵn.

Nhận cuộc gọi thông báo có bưu phẩm, chị Trần Thị Phi Yến (ở quận 11, TP.HCM) chưa hết tò mò thì bị cáo buộc liên quan vụ án hình sự. Những cuộc gọi liên tục từ người xưng là cán bộ cơ quan tố tụng khiến chị Yên hoang mang.

Lừa đảo qua mạng xã hội, zalo: Sao người Việt vẫn mất tiền tỷ?

Dù đã có rất nhiều trường hợp người dân sập bẫy kẻ lừa đảo được báo chí đưa tin, các cơ quan công an cũng đưa ra cảnh báo liên tục nhưng người dân vẫn bị lừa với chiêu thức cũ.
 

Lợi dụng sự “nhẹ dạ, cả tin” của nhiều người đặc biệt là người già, phụ nữ một số đối tượng đã nhắm tới để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cơ quan công quyền gọi điện đến nạn nhân hù dọa và thông báo nạn nhân đã vướng đường dây ma túy, hoặc thông qua zalo, facebook để kết bạn rồi lừa đảo.