Người phụ nữ nắm quyền xác nhận kết quả bầu cử Mỹ

Trong khi ông Biden tuyên bố thắng nhưng bị ông Trump một mực phủ nhận, nữ lãnh đạo Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp mới là người chính thức xác nhận về kết quả bầu cử.

Ít người biết đến bà Emily Murphy, phụ trách Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) trong chính phủ Mỹ. Bà cũng không mong muốn quá nhiều người để ý tới mình.
Tuy nhiên, bà Murphy mới là người có quyền quyết định thời điểm mà tổng thống đắc cử có thể bắt đầu chuẩn bị cho chuyển giao quyền lực theo Politico.
Cụ thể, chức trách quan trọng nhất của bà Murphy là công bố kết luận chính thức về việc ứng viên thắng cử trong cuộc bầu cử Mỹ. Chỉ sau tuyên bố này, bộ máy của người chiến thắng mới có thể tiếp cận các cơ quan liên bang, cùng với nguồn ngân sách được hoạch định sẵn cho việc chuyển giao.
Vì vậy, bà Murphy bỗng trở thành “nhân vật chính” trong sân khấu chính trị Mỹ, chừng nào Tổng thống Trump chưa tuyên bố nhận thua.
Nguoi phu nu nam quyen xac nhan ket qua bau cu My
Bà Emily Murphy, giám đốc Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) trong chính phủ Mỹ. Ảnh: Wall Street Journal. 
Phe của ông Trump đang theo đuổi các vụ kiện và chờ kết quả kiểm phiếu lại ở một số nơi. Việc đếm lại phiếu sẽ được tiến hành ở những nơi có cách biệt sát sao, dù các chuyên gia nói rất khó có khả năng kết quả thay đổi do kiểm phiếu lại.
Bà Murphy đang ở thế khó xử. Theo thông lệ, bà và Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) cần tránh không vướng vào tranh cãi đảng phái.
Sau khi truyền thông tuyên bố ông Biden thắng cử, GSA tỏ ra thận trọng. Họ ra thông cáo nói cơ quan này “chưa đưa ra kết luận, và giám đốc (GSA) sẽ tiếp tục tuân theo mọi yêu cầu của pháp luật”.
Nhưng luật quy định vấn đề này khá chung chung, và giao cho bà Murphy quyền định đoạt khi nào ông Biden mới chính thức được coi là tổng thống đắc cử.
Vì Tổng thống Trump chưa chịu nhận thua, đây có thể sẽ là cuộc chuyển giao khó khăn nhất trong lịch sử. Mỗi ngày trôi qua, ông Biden sẽ mất đi một ngày để chuẩn bị công việc cho chính quyền mới. Phía ông Biden không bình luận gì với Politico.
Bà Murphy có thể thận trọng và đợi tới ngày 14/12, khi cử tri đoàn chính thức bỏ phiếu cho tổng thống - một hoạt động mang tính hình thức. Nhưng đợi đến ngày đó sẽ càng khiến phía ông Biden khó tiếp nhận công việc, nhất là giữa khủng hoảng y tế và kinh tế.
Trong khi đó, ông Biden vẫn có thể tiến hành chuẩn bị, bao gồm tìm hiểu, đánh giá, kiểm tra lý lịch các vị trí cần bổ nhiệm.
Tuy nhiên, đối với quá trình chuẩn bị này, sự cho phép của GSA là quan trọng nhất vì nó cho phép các nhân viên của ông Biden bắt đầu quá trình rà soát, lấy thông tin từ từng ban ngành trong chính phủ để ra quyết sách tiếp theo.
Khi ông Trump chưa nhận thua, phía ông Biden chỉ có thể chờ các công chức bỏ qua lời của ông Trump và tiếp tục ủng hộ sự chuyển giao.
“Quan niệm của đất nước chúng ta từ xưa tới nay là kể cả bạn thất bại, bạn vẫn muốn giúp (người thắng cử)”, một người thân cận với ông Biden nói với Politico.
“Sự đả kích của ông Trump có thể khiến việc chuyển giao khó khăn hơn, nhưng sẽ không có vấn đề gì lớn, trừ khi mọi người trở nên bất hợp tác”, người này nói.

Bật mí về quý ông bên cạnh nữ Phó Tổng thống Mỹ tương lai Kamala Harris

(Kiến Thức) - Ông Douglas Emhoff, phu quân của nữ Phó Tổng thống Mỹ tương lai Kamala Harris, thường xuyên ở bên cạnh và tích cực tham gia các hoạt động vận động cho vợ trong nhiều tháng qua.

Bat mi ve quy ong ben canh nu Pho Tong thong My tuong lai Kamala Harris
 Sau khi truyền thông Mỹ đưa tin bà Kamala Harris sẽ là nữ Phó Tổng thống Mỹ tương lai, phu quân của bà là ông Douglas Emhoff liền viết trên Twitter bày tỏ sự tự hào về vợ: "Anh rất tự hào về em". Ảnh: CNN. 

Bat mi ve quy ong ben canh nu Pho Tong thong My tuong lai Kamala Harris-Hinh-2
 Được biết, trong nhiều tháng qua, ông Douglas thường xuyên ở bên cạnh và tích cực tham gia các hoạt động vận động cho vợ, bà Kamala Harris. Ảnh: Getty. 

Bat mi ve quy ong ben canh nu Pho Tong thong My tuong lai Kamala Harris-Hinh-3
 Với việc bà Kamala vừa làm nên lịch sử khi được truyền thông Mỹ xướng tên sẽ là Phó Tổng thống Mỹ tiếp theo, những thông tin về quý ông luôn bên cạnh ủng hộ bà cũng ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận. Ảnh: Getty. 

Bat mi ve quy ong ben canh nu Pho Tong thong My tuong lai Kamala Harris-Hinh-4
Được biết, ông Douglas Emhoff - chồng bà Kamala Harris - là người Do Thái, sinh năm 1964 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Từ năm 1969 đến 1981, ông sống ở New Jersey, sau đó theo gia đình chuyển đến sinh sống ở miền nam California, Mỹ. Ảnh: NYDN.  

Bat mi ve quy ong ben canh nu Pho Tong thong My tuong lai Kamala Harris-Hinh-5
 Ông tốt nghiệp cử nhân của trường Đại học Bang California, và có bằng Tiến sĩ Luật của trường Luật Gould thuộc Đại học Nam California. Ảnh: ABC News. 

Bat mi ve quy ong ben canh nu Pho Tong thong My tuong lai Kamala Harris-Hinh-6
Ông Douglas Emhoff là một luật sư quyền lực trong ngành giải trí. Ảnh: LAT.  

Bat mi ve quy ong ben canh nu Pho Tong thong My tuong lai Kamala Harris-Hinh-7
 Bà Harris và ông Douglas gặp nhau lần đầu vào năm 2013, trong một buổi gặp mặt do bạn thân nhất của bà Harris (khi đó là Tổng chưởng lý California) sắp đặt. Ảnh: PeopleTV. 

Bat mi ve quy ong ben canh nu Pho Tong thong My tuong lai Kamala Harris-Hinh-8
 Hai người kết hôn một năm sau đó trong một buổi lễ ấm cúng diễn ra vào ngày 22/8/2014 tại Santa Barbara, California. Ảnh: KK. 

Bat mi ve quy ong ben canh nu Pho Tong thong My tuong lai Kamala Harris-Hinh-9
 Được biết, trước khi gặp bà Harris, ông Douglas đã ly hôn với người vợ đầu tiên, bà Kerstin Emhoff, vào năm 2008. Ông Douglas và bà Kerstin có hai người con là Cole và Ella. Ảnh: Fox21.

Bat mi ve quy ong ben canh nu Pho Tong thong My tuong lai Kamala Harris-Hinh-10
Bà Kamala được cho là có mối quan hệ tốt với hai con riêng của chồng và cả vợ cũ của chồng. Ảnh chụp bà Kamala Harris bên cạnh chồng và hai con riêng của chồng. Ảnh: Daily Mail. 

Bầu cử Mỹ: Cảnh người dân xếp hàng bỏ phiếu sớm tại 4 bang

Cả ông Trump và đối thủ Biden đều có mặt tại bang chiến trường Minnesota khi người dân ở đây bắt đầu tới các điểm bỏ phiếu sớm để đưa ra lựa chọn của họ trong mùa bầu cử 2020.

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang
Ngày bầu cử ở Mỹ năm nay là 3/11 nhưng việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu sớm nhất hôm 18/9 ở 4 bang, bao gồm Virginia (ảnh), Minnesota, Nam Dakota và Wyoming. Ảnh: Reuters. 

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-2
 Tại Minnesota, bang chiến trường trọng yếu ở khu vực Trung Tây nước Mỹ, cả Tổng thống Donald Trump và đối thủ của ông, cựu phó tổng thống Joe Biden, đều có chuyến thăm trong ngày 18/9. Ảnh: Reuters.

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-3
Trong khi Tổng thống Trump tổ chức mít tinh tại sân bay ở thành phố Bemidji... Ảnh: Reuters. 

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-4
...ông Biden có bài phát biểu tại một trung tâm đào tạo công đoàn thợ mộc ở thành phố Duluth.

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-5
"Giờ là lúc trao thưởng cho những người làm việc chăm chỉ tại Mỹ, không phải những người giàu có", ông Biden nói. Ông cũng cam kết sẽ đầu tư 400 tỷ USD ngân sách liên bang trong nhiệm kỳ đầu tiên để đảm bảo thêm nhiều hàng hóa được sản xuất tại Mỹ. Ảnh: AP.  

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-6
Ông Biden trò chuyện với Thị trưởng Duluth Emily Larson (thứ hai từ trái sang) và Thống đốc Minnesota Tim Walz tại một quán cà phê. Ảnh: AP. 

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-7
Trên Twitter, ông Trump kêu gọi cử tri Virginia đi bỏ phiếu, nói "chúng ta sẽ giành chiến thắng. Theo Advertising Analytics, ông Trump hoàn toàn không quảng cáo trên truyền hình tại bang này trong mùa bầu cử năm nay. Ảnh: Reuters.

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-8
 Người dân đi bỏ phiếu sớm tại Fairfax, Virginia, hôm 18/9. CNN cho hay tại một điểm bỏ phiếu sớm ở hạt này, cử tri đã phải xếp hàng hơn hai tiếng. Ảnh: Reuters.

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-9
Sự chờ đợi một phần bắt nguồn từ các biện pháp giãn cách xã hội trong đại dịch Covid-19, nhưng nhìn chung ngày đầu bỏ phiếu sớm đã diễn ra suôn sẻ, không có sự cố như cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở một số bang. Ảnh: Reuters. 

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-10
Thượng nghị sĩ Tim Kaine, ứng viên phó tổng thống phe bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016, đi bỏ phiếu sớm tại Richmond, Virginia, để bầu cho ông Biden. Ảnh: Twitter/@timkaine. 

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-11
 Thống đốc Virginia Ralph Northam nói người dân "có thể tự tin rằng lá phiếu của họ sẽ được bảo mật, và sẽ được kiểm đếm", kêu gọi cử tri "biết các lựa chọn mà họ có và lên kế hoạch bỏ phiếu an toàn". Ảnh: Reuters.

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-12
Tại hầu hết khu vực thuộc các bang cho phép bỏ phiếu sớm, việc này có nghĩa là cử tri phải đến tòa thị chính hoặc hội đồng bầu cử địa phương, dù một số khu vực bầu cử lớn hơn sẽ thiết lập các trung tâm bỏ phiếu sớm. Ảnh: Reuters. 

Bau cu My: Canh nguoi dan xep hang bo phieu som tai 4 bang-Hinh-13
 Đại dịch đã khiến một số nơi chuẩn bị điểm bỏ phiếu rộng hơn, bao gồm nhà thi đấu hay sân vận động. Việc bỏ phiếu qua bưu điện cũng được khuyến khích vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: Reuters.