Người phụ nữ làm “dịch vụ” tiêm vắc xin COVID-19, trục lợi 60 triệu đồng

Lê Thị Kim Dung đã tổ chức trót lọt cho 21 trường hợp không thuộc đối tượng vào danh sách tiêm vắc xin trên địa bàn Quận 11 và thu lợi bất chính hơn 60 triệu đồng.

Sáng 22/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trước đó một ngày, đơn vị đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Thị Kim Dung (SN 1989, trú tại Quận 4) để điều tra về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi."
Nguoi phu nu lam “dich vu” tiem vac xin COVID-19, truc loi 60 trieu dong
 Lê Thị Kim Dung tại cơ quan công an.
Thông tin ban đầu, qua nắm bắt tình hình trên không gian mạng, lực lượng công an thành phố phát hiện phát hiện tài khoản facebook “Kim Zunf” đăng tin cung cấp “dịch vụ tiêm vắc xin COVID-19” tại TPHCM.
Vào cuộc xác minh, cảnh sát xác định, tài khoản Facebook Kim Zunf, có tên thật là Lê Thị Kim Dung và tiến hành bắt quả tang khi Dung đang tổ chức cho 2 người đến tiêm vắc xin tại Trường mầm non 10, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Cơ quan điều tra, Lê Thị Kim Dung khai nhận nhờ mối quan hệ cá nhân, có thể sắp xếp, cung cấp các suất tiêm vắc xin phòng COVID-19 với giá từ 2-4 triệu đồng mỗi liều. Từ đó, Dung đăng thông tin này lên mạng và “khách hàng” có nhu cầu thì nhắn tin thông tin cá nhân để Dung lập danh sách rồi chuyển tiền thanh toán.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh xác định, Lê Thị Kim Dung đã tổ chức trót lọt cho 21 trường hợp không thuộc đối tượng vào danh sách tiêm vắc xin trên địa bàn Quận 11 và thu lợi bất chính hơn 60 triệu đồng.
Cơ quan Công an đang mở rộng điều tra vụ án.
>>> Mời độc giả xem thêm video Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19:

Nguồn: VTV 24

Chậm tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 liệu có phải tiêm lại từ đầu?

Trong tình trạng vắc xin Covid -19 đang khan hiếm, nhiều người lo lắng việc chậm tiêm mũi 2 có ảnh hưởng tới khả năng phòng bệnh.

Chậm tiên mũi 2 vắc xin Covid -19 có phải tiêm lại từ đầu?

Tại Việt Nam, hiện nay có 5 loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân theo đối tượng ưu tiên gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Nhà sản xuất các loại vắc xin này đều khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi thì mới đạt hiệu quả miễn dịch.

Người bị bệnh nền có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Bạn đọc Võ Tuấn Hải (quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: "Người già thường mắc các bệnh mạn tính. Vì vậy, để chăm sóc sức khỏe tốt trong dịch Covid-19 thì cần làm những gì? Có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?"

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) trả lời:
Người có bệnh mạn tính cần uống thuốc đều theo toa của bác sĩ, ăn uống, thể dục, nghỉ ngơi điều độ để có sức khỏe tốt và nhất là tranh thủ đăng ký, tiêm vắc xin Covid-19 khi được địa phương yêu cầu.

Video: Nhiều người lay lắt, chọn gầm cầu là “nhà” trong những ngày giãn cách

Trong những ngày TP Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người lao động mất việc, không thể về quê, những người này lay lắt qua ngày và chọn gầm cầu, bến xe buýt là “nhà” để ngủ.

Gần 20 ngày qua, do Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND TP, nhiều người lao động làm việc xây dựng, phụ hồ không có việc làm nhưng không thể về quê, họ đã phải chọn gầm cầu, trạm xe buýt là "nhà" tại nhiều tuyến phố Hoàng Minh Giám, cầu vượt đi bộ gần Bệnh viện Bạch Mai, nhà chờ xe buýt trên đường Giải Phóng, trước cổng bến xe Mỹ Đình… trên địa bàn TP Hà Nội để ngủ qua đêm và sống "dựa" vào sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các mạnh thường quân trong những ngày giãn cách xã hội.
>>> Video nhiều công nhân sống lay lắt, chọn gầm cầu là “nhà” để ngủ.