Người nước ngoài tự trả chi phí khám, điều trị Covid-19

(VietnamDaily) - Người bị cách ly Covid-19 sẽ không được hưởng mức hỗ trợ tiền ăn khi cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp. Người nước ngoài tự chi trả chi phí khám, điều trị.

Nghị quyết số 37/NQ-CP về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 29/3/2020.
Người cách ly y tế phòng dịch Covid-19 tiếp tục được hỗ trợ tiền ăn
Theo quy định của Nghị quyết, mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly y tế sẽ được áp dụng với đối tượng là người Việt Nam, người nước ngoài đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại cơ sở, địa điểm khác (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp).
Đối với địa phương đang hỗ trợ tiền ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế khác mức 80.000 đồng/ngày trước ngày 29/3/2020 thì thanh quyết toán theo số đã chi. Căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phép quyết định mức hỗ trợ cao hơn.
Căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách của địa phương có thể tiếp tục thực hiện theo mức hỗ trợ đã ban hành hoặc điều chỉnh theo mức 80.000 đồng/ngày.
Cơ quan, đơn vị được giao thực hiện cách ly y tế có trách nhiệm cung cấp bữa ăn cho người bị cách ly y tế bảo đảm kịp thời, thuận lợi. Trường hợp người bị cách ly y tế có yêu cầu bữa ăn theo nhu cầu (nếu có), thì phải tự chi trả phần chi phí tăng thêm. Việc yêu cầu cung cấp bữa ăn riêng của người bị cách ly phải phù hợp với điều kiện của cơ sở thực hiện cách ly y tế.
Nguoi nuoc ngoai tu tra chi phi kham, dieu tri Covid-19
 Ảnh minh họa. Báo Hà Nội Mới.
Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế nêu trên được cấp không thu tiền: nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế với tổng chi phí là 40.000 đồng/ngày.
Người nước ngoài tự chi trả chi phí khám, điều trị
Nghị quyết cũng quy định về chi trả chi phí khám, chữa bệnh khác đối với trường hợp đang trong thời gian cách ly y tế tập trung mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị.
Theo đó, đối với người có thẻ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám, điều trị trong trong phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế như trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến. Ngân sách nhà nước chi trả phần chi phí đồng chi trả của người bệnh và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế.
Đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế, nếu là người Việt Nam thì do ngân sách nhà nước chi trả; người nước ngoài tự chi trả chi phí khám, điều trị.
Chế độ phụ cấp chống dịch thế nào?
Nghị quyết cũng quy định chế độ phụ cấp chống dịch cho cán bộ y tế, người lao động tham gia phòng, chống dịch.
Cụ thể, chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ đối với: Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chế độ phụ cấp chống dịch mức 200.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ đối với: Người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; bảo quản tử thi người bệnh; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; thu gom vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bảo vệ khu điều trị cách ly; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cán bộ y tế thực hiện giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước.
Chế độ phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ đối với: Người thực hiện nhiệm vụ (không phải là chuyên môn y tế) tại cơ sở cách ly tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp); người tham gia cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế; người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly.
Hỗ trợ 130.000 đồng với người người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ
Về chế độ đối với người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ, mức phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ là 130.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ; người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/phiên trực.
Cán bộ y tế, quân đội, công an thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp); người tham gia thực hiện nhiệm vụ phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh; người bảo vệ khu vực cách ly tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/ngày.
Về chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch Covid-19, mức 130.000 đồng/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch; mức 80.000 đồng/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.
Chế độ đặc thù quy định tại Nghị quyết này được thực hiện trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Các chế độ khác không được quy định tại Nghị quyết ngày thì thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Các đối tượng tham gia chống dịch Covid-19 đã hưởng chế độ phụ cấp theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch thì được truy lĩnh phần tăng thêm (nếu có) tương ứng với mức phụ cấp quy định tại Nghị quyết này kể từ ngày hưởng chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg.
Đối tượng được giao thường trực chống dịch 24/24 giờ thì thời điểm hưởng phụ cấp thường trực 24/24 giờ kể từ ngày tiếp nhận ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên nhưng không được sớm hơn ngày xảy ra dịch bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 1/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ cho đến hết ngày công bố là hết dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nguoi nuoc ngoai tu tra chi phi kham, dieu tri Covid-19-Hinh-2
 
>>> Mời độc giả xem thêm video Việt Nam có thêm 9 ca mắc Covid-19, tổng số là 188 ca

Nguồn: VTC Now.

'Tình cũ' của đại gia Minh nhựa McLaren 650S Spider có gì đặc biệt?

(VietnamDaily) - McLaren 650S Spider vẫn luôn là một trong những siêu xe đình đám bậc nhất tại Việt Nam. Xe thuộc sở hữu của đại gia Minh nhựa, sau đó được bán lại cho một doanh nhân ở Quận 2, TP HCM.

'Tinh cu' cua dai gia Minh nhua McLaren 650S Spider co gi dac biet?

McLaren 650S Spider được ra mắt tới công chúng trên toàn thế giới lần đầu tiên vào tháng 3/2013 tại triển lãm Geneva, Thuỵ Sĩ và ngay lập tức gây ấn tượng mạnh với khách hàng cũng như giới truyền thông quốc tế bởi dáng vẻ thể thao, cơ động mạnh mẽ, sự quyến rũ, gợi cảm đúng chất Anh Quốc.

Hot Facebooker Nguyễn Sin bị Sở TT-TT mời làm việc do tung tin bịa đặt có người chết vì COVID-19

Sở TT-TT TP.HCM mời chủ tài khoản Facebook Nguyễn Sin làm việc vào ngày 30/3 do anh này tung tin bịa đặt có ca chết vì dịch COVID-19.

Trưa 29/3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Đức Thọ - chánh thanh tra Sở TT-TT TP.HCM cho biết đã mời chủ tài khoản Facebook Nguyễn Sin đến làm việc với thanh tra sở vào thứ hai (ngày 30/3).

Lý do là Facebooker này đăng thông tin thất thiệt là có người nhiễm Covid-19 tử vong.

Hot Facebooker Nguyen Sin bi So TT-TT moi lam viec do tung tin bia dat co nguoi chet vi COVID-19
 

Ông Thọ nói trên Tuổi Trẻ rằng, ngày 28/3 thanh tra Sở đã liên hệ và mời chủ tài khoản trên đến làm việc. Mức phạt sẽ đưa ra sau khi kết thúc buổi làm việc với Nguyễn Sin.

Trước đó, trên tài khoản cá nhân có hơn 700.000 lượt theo dõi, Facebooker Nguyễn Sin đã đưa thông tin bị đặt về việc có ca chết vì dịch Covid-19. Ngay lập tức thông tin trên đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận.

Sáng cùng ngày 29/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan liên quan xử lý người đưa tin có ca tử vong do Covid-19. Chỉ đạo trên được thủ tướng đưa ra tại buổi giao ban trực tuyến, kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 giữa thủ tướng với các địa phương.

Hot Facebooker Nguyen Sin bi So TT-TT moi lam viec do tung tin bia dat co nguoi chet vi COVID-19-Hinh-2

Thông tin được đưa trên Facebook mang tên Nguyễn Sin. 

Vụ án tại BIDV: Sai phạm gây thiệt hại hơn 1.548 tỷ đồng, truy nã quốc tế con trai ông Trần Bắc Hà ​

Ông Trần Bắc Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của BIDV, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo điều hành.

Vu an tai BIDV: Sai pham gay thiet hai hon 1.548 ty dong, truy na quoc te con trai ong Tran Bac Ha ​
Sai phạm của ông Trần Bắc Hà gây thiệt hại cho BIDV hơn 1.548 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và ông Trần Bắc Hà, nguyên là Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV.

Theo bản kết luận điều tra, ông Trần Bắc Hà trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV từ năm 2008 đến khi nghỉ hưu tháng 9/2016, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020; đại diện 40% vốn Nhà nước tại BIDV từ khi BIDV chuyển đổi hoạt động sang hình thức công ty cổ phần từ năm 2012 đến tháng 9/2016; đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của BIDV, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo điều hành.

Ông Hà lấy danh nghĩa BIDV trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Hà Tĩnh cho công ty sân sau là CTCP Tập đoàn An Phú (công ty do Trần Duy Tùng, con trai ông Hà làm chủ) và CTCP Chăn nuôi Bình Hà (công ty do ông Hà chỉ đạo thành lập, nhờ 3 cá nhân không có năng lực tài chính đứng tên thành lập) trái quy định; lợi dụng chính sách và chương trình cho vay thí điểm trong nông nghiệp; chỉ đạo và phê duyệt cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi, trái quy định của Ngân hàng Nhà nước và BIDV.

Công ty sân sau là Công ty Bình Hà và công ty có quan hệ là Công ty Trung Dũng không đủ năng lực tài chính về vốn tự có và năng lực thực hiện dự án; không đủ điều kiện để cấp tín dụng theo quy định của NHNN và BIDV; dẫn đến các công ty này sau khi được phê duyệt cho vay và nhận tiền giải ngân, đã chiếm đoạt để sử dụng cá nhân và góp vốn, tiếp tục gian dối chứng minh vốn tự có - đối ứng với BIDV để tiếp tục được giải ngân, hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, dẫn đến dự án liên tục thua lỗ, phải dừng hoạt động; gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho BIDV tổng cộng hơn 1.548 tỷ đồng. Trong đó gây thiệt hại hơn 683 tỷ đồng đối với khoản cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà và gây thiệt hại gần 865 tỷ đồng đối với khoản cấp tín dụng cho Công ty Trung Dũng.

Kết quả điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định, ông Trần Bắc Hà phải chịu trách nhiệm chính, xuyên suốt trong việc chỉ đạo, thẩm định, phê duyệt, cấp tín dụng và giải ngân cho 2 công ty trên dẫn đến mất vốn, gây thiệt hại cho BIDV hơn 1.548 tỷ đồng.

Theo kết luận của cơ quan điều tra, hành vi của ông Hà đã phạm vào tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên ngày 14/8/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Trần Bắc Hà do ông Hà bị tử vong vì bệnh lý trong quá trình tạm giam.

Đồng phạm với ông Trần Bắc Hà về tội danh trên, trong việc thẩm định, phê duyệt, cấp tín dụng và giải ngân cho Công ty Bình Hà dẫn đến mất vốn, gây thiệt hại cho BIDV hơn 683 tỷ đồng gồm ông Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng, Kiều Đình Hòa và bà Lê Thị Vân Anh. 4 bị can này phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền hơn 683 tỷ đồng.

Đồng phạm với ông Trần Bắc Hà về tội danh trên, trong việc thẩm định, phê duyệt, cấp tín dụng và giải ngân cho Công ty Trung Dũng dẫn đến mất vốn, gây thiệt hại cho BIDV gần 865 tỷ đồng gồm Ngô Duy Chính chịu trách nhiệm về số tiền hơn 305 tỷ đồng; Nguyễn Xuân Giáp chịu trách nhiệm số tiền hơn 498 tỷ đồng; Phạm Hồng Quang chịu trách nhiệm số tiền hơn 623 tỷ đồng; Đặng Thanh Nam chịu trách nhiệm số tiền hơn 643 tỷ đồng.

Cơ quan Điều tra xác định, ông Trần Duy Tùng, Chủ tịch CTCP Tập đoàn An Phú tuy không trực tiếp tham gia vào Công ty Bình Hà hoặc đứng tên sở hữu cổ phần nhưng Tùng là chủ đứng thứ 2 sau ông Trần Bắc Hà, là người trực tiếp nhờ ông Nguyễn Gia Thiều, đứng danh nghĩa Chủ tịch HĐQT Công ty Bình Hà, nhờ Thái Thành Vinh và Trần Anh Quang đứng tên sở hữu cổ phần Công ty Bình Hà; giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu trong việc chỉ đạo 3 cổ đông Đinh Văn Dũng, Trần Anh Quang và Thái Thành Vinh lợi dụng sự tin tưởng của BIDV, thông qua hoạt động bán bò, thu tiền không nộp về tài khoản của Công ty Bình Hà để BIDV kiểm soát và thu hồi vốn theo quy định, mà chiếm đoạt gây thiệt hại cho BIDV gần 150 tỷ đồng.

Do CTCP Tập đoàn An Phú đã đứng ra nhận nợ hơn 128 tỷ đồng để hợp thức hóa và che dấu hành vi chiếm đoạt, đến nay đã hoàn trả trong quá trình cơ quan điều tra khởi tố điều tra vụ án, nên thiệt hại còn hơn 26 tỷ đồng. Hành vi của Trần Duy Tùng đã phạm vào tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.