Người Nga có thể sống no đủ không cần đến Châu Âu

(Kiến Thức) - Trong bài viết cho tạp chí Forbes, nhà báo Kenneth Raposa khẳng định rằng ngành kinh doanh thực phẩm Nga trụ vững trước "cơn bão trừng phạt".

Nhà báo Kenneth Raposa lưu ý: "Cho dù nước Nga không thể sản xuất pho mát Brie hay cấy trồng một số loại trái cây, nhưng họ có khả năng đánh bắt nhiều hơn cá tuyết và gia tăng chăn nuôi gà tại các nông trang địa phương".
Hoạt động thay thế nhập khẩu đang hỗ trợ Chính phủ Nga "duy trì đồng rúp trong nước", giúp nông dân hạn chế những rủi ro về ngoại tệ, nhà báo Raposa bổ sung.
Nguoi Nga co the song no du khong can den Chau Au
Ngành kinh doanh thực phẩm Nga trụ vững trước "cơn bão trừng phạt". Ảnh Sfera.fm 
Nga đã giảm thiểu được tác động của biện pháp hạn chế nhập khẩu nông sản Châu Âu do Mosow đáp lại lệnh cấm vận của EU. Trong năm qua, sản xuất gia cầm trong nước tăng lên 9%, tỷ lệ pho mát nhập khẩu trên thị trường Nga giảm từ mức 40,6% năm 2014 xuống còn 22% trong năm 2015.
Vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực lương thực là yếu tố lạm phát, nhưng hiện nay lạm phát đang suy giảm nhờ sự củng cố của đồng rúp, bài báo đăng trên tạp chí Forbes cho biết.
Nhà báo Kenneth Raposa kết luận: "Chính phủ Nga có thể xác định hoạt động thay thế xuất khẩu đang diễn ra theo kế hoạch … Về mặt này, Nga thực sự có khả năng sống không cần tới Châu Âu".

Syria chuẩn bị đối mặt với một cuộc chiến mới?

Hãng tin Fars cho biết, một số nhóm nổi dậy ở Syria tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc chiến quy mô lớn ở khu vực Tây Bắc và miền Trung Syria.

Video về cuộc nội chiến ở Syria (Nguồn video The Guardian):

Ngư dân TQ “đổ thêm dầu vào lửa” tranh chấp trên biển?

Số vụ đánh bắt cá trái phép của ngư dân Trung Quốc đang ngày càng gia tăng không chỉ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, mà còn ở các vùng biển xa.

Trong bài đăng trên tờ The Straits Times, nhà nghiên cứu Zhang Hongzhou thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang nhận định: Vấn đề đằng sau việc ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trái phép ở vùng biển của các nước khác là sự thay đổi cấu trúc trong ngành ngư nghiệp biển của Trung Quốc: từ đánh bắt gần đến xa bờ và sự mở rộng đánh bắt ở các vùng biển xa.
Ngu dan TQ “do them dau vao lua” tranh chap tren bien?
Đằng sau đội tàu cá Trung Quốc trên biển xa là tàu Hải cảnh  lượn lờ bảo vệ. Ảnh Asia Society