Người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh cần chú ý những gì?

Bệnh nhân phục hồi sau khi mắc COVID-19 có khả năng gặp các rối loạn về sức khoẻ như tâm lý, sinh lý, dinh dưỡng. Vậy giai đoạn này, người bệnh cần lưu ý những điều gì?

Hiện nay, Bộ Y tế và chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra thực đơn, phương pháp tập luyện hướng dẫn cho người mắc COVID-19 chưa khỏi và đã khỏi giúp sớm trở lại cuộc sống bình thường. Trong đó, có các nguyên tắc dinh dưỡng cần chú ý:
+ Bổ sung đủ tinh bột như gạo, bánh mì và khoai. Tinh bột là nền tảng cung cấp đủ năng lượng cho tế bào của hệ thống miễn dịch.
+ Ăn nhiều rau để tốt cho quá trình chuyển hóa năng lượng.
+ Ăn quả chín, ăn sau bữa chính 30 phút hoặc trong các bữa phụ.
+ 3 bữa ăn mỗi ngày luôn cần có chất đạm.
+ Duy trì chất béo, đối với bệnh nhân COVID-19, chuyên gia khuyên sử dụng dầu ăn có chứa axit béo không no làm giảm viêm, giảm sốt.
+ Hạn chế đường
+ Hạn chế muối
+ Uống nước theo khuyến cáo
+ Bổ sung một số loại sữa có canxi vào chế độ ăn hàng ngày.
Nguoi mac COVID-19 sau khi khoi benh can chu y nhung gi?
Ảnh minh hoạ
Về chế độ luyện tập, không chỉ ở Việt Nam mà các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo không nên nằm nghỉ quá nhiều. Nghỉ ngơi là quá trình quan trọng để hồi phục nhưng không nên chỉ nằm lì một chỗ. Chỉ cần cố gắng luyện tập một chút mỗi ngày có thể bắt đầu với những bài tập dễ như đứng lên ngồi xuống tại ghế. Khó hơn thì có thể leo cầu thang, chỉ cần leo từ từ từng bước một. Trong quá trình tập nên ghi chép lại sự tiến bộ của sức khỏe mỗi ngày. Luôn nhớ rằng nếu có biểu hiện bất thường với sức khỏe cần liên hệ ngay với cơ quan y tế.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân COVID-19 nặng có thể mất từ 12-18 tháng để hoàn toàn phục hồi. Tuy nhiên kiên trì là điều quan trọng, sự động viên của người thân cũng góp phần rút ngắn thời gian này.

Ngủ muộn, ngồi nhiều... đang giết hệ miễn dịch của bạn

(Kiến Thức) - Hệ miễn dịch suy giảm là kết quả của lối sống không lành mạnh nhiều thói quen xấu. Nếu mỗi người bị ốm nhiều hơn 2 - 3 lần trong một năm có nghĩa là hệ thống miễn dịch đang gặp nguy hiểm.

Thói quen ngủ muộn làm giảm chức năng của hệ miễn dịch và giảm mức độ các tế bào chống lại vi trùng. Ngủ muộn cũng làm giảm việc sản xuất cytokine, chất bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Thói quen ngủ muộn làm giảm chức năng của hệ miễn dịch và giảm mức độ các tế bào chống lại vi trùng. Ngủ muộn cũng làm giảm việc sản xuất cytokine, chất bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Ngồi nhiều, ít vận động cũng là một trong những tác nhân "nhanh nhất" làm cơ thể thường xuyên đau ốm.

Ngồi nhiều, ít vận động cũng là một trong những tác nhân "nhanh nhất" làm cơ thể thường xuyên đau ốm.

Theo nghiên cứu xuất bản trên tuần san Neuroimmunology tại Anh năm 2015, sự cô đơn khiến sức đề kháng và hoạt động của hệ thống miễn dịch suy giảm.

Theo nghiên cứu xuất bản trên tuần san Neuroimmunology tại Anh năm 2015, sự cô đơn khiến sức đề kháng và hoạt động của hệ thống miễn dịch suy giảm.

Chịu đựng căng thẳng trong thời gian dài có thể tàn phá hệ miễn dịch của bạn. Cụ thể, những người căng thẳng lâu dài có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn những người không bị stress.

Chịu đựng căng thẳng trong thời gian dài có thể tàn phá hệ miễn dịch của bạn. Cụ thể, những người căng thẳng lâu dài có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn những người không bị stress.

Thực phẩm chế biến sẵn có thể có hại cho miễn dịch của bạn. Thực phẩm này thường có hàm lượng chất béo cao và là một trong những lý do chính đằng sau bệnh béo phì.

Thực phẩm chế biến sẵn có thể có hại cho miễn dịch của bạn. Thực phẩm này thường có hàm lượng chất béo cao và là một trong những lý do chính đằng sau bệnh béo phì.

Dùng nhiều thuốc kháng sinh có thể làm cho hệ miễn dịch hoàn toàn kiệt sức.

Dùng nhiều thuốc kháng sinh có thể làm cho hệ miễn dịch hoàn toàn kiệt sức.

Thói quen không vệ sinh như rửa tay làm tăng nguy cơ bị phơi nhiễm với các vi trùng gây hại, do đó làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn.

Thói quen không vệ sinh như rửa tay làm tăng nguy cơ bị phơi nhiễm với các vi trùng gây hại, do đó làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn.

Uống quá nhiều rượu thực sự làm suy yếu hoặc giết chết một số tế bào kháng thể cần thiết để tiêu diệt các tế bào nhiễm virus. Uống quá nhiều rượu cũng cản trở sản xuất bạch huyết và bạch cầu làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn theo thời gian.

Uống quá nhiều rượu thực sự làm suy yếu hoặc giết chết một số tế bào kháng thể cần thiết để tiêu diệt các tế bào nhiễm virus. Uống quá nhiều rượu cũng cản trở sản xuất bạch huyết và bạch cầu làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn theo thời gian.

Chế độ ăn kiêng giảm cân đôi lúc sẽ không cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân như những gì bạn mong muốn. Các chuyên gia y khoa cũng đề xuất mọi người nên dành thời gian chuẩn bị những thực phẩm tươi và giàu dinh dưỡng hơn là chạy theo những chế độ ăn kiêng quá khắt khe. Ảnh: RD.

Chế độ ăn kiêng giảm cân đôi lúc sẽ không cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân như những gì bạn mong muốn. Các chuyên gia y khoa cũng đề xuất mọi người nên dành thời gian chuẩn bị những thực phẩm tươi và giàu dinh dưỡng hơn là chạy theo những chế độ ăn kiêng quá khắt khe. Ảnh: RD.

Video "Những thực phẩm top đầu cho người bệnh tiểu đường". Nguồn: Youtube.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu kẽm

Nếu bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây thì coi chừng bị thiếu kẽm.

Da bạn chưa bao giờ tệ hơn
6% kẽm trong cơ thể nằm ở da bạn. Và xét đến việc khoáng chất này giúp giảm tình trạng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và tăng cường hấp thu các vitamin A và E, không lạ gì khi mức kẽm thấp được ghi nhận làm tăng rủi ro nổi mụn trứng cá.

10 sự thật thú vị về cơ thể con người có thể bạn chưa biết

(Kiến Thức) - Trang tin Bright Side đã tổng hợp một số sự thật thú vị về cơ thể con người, trong đó có nhiều điều kỳ lạ khiến chúng ta phải kinh ngạc.

10 su that thu vi ve co the con nguoi co the ban chua biet

1. Hiệu ứng Pinocchio là có thật: Pinocchio tưởng chừng là câu chuyện cổ tích cho trẻ em nhưng các nhà khoa học Tây Ban Nha tại Đại học Granada gần đây đã kiểm chứng hiệu ứng Pinocchio và nhận ra rằng mũi của chúng ta thay đổi một chút mỗi khi nói dối. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng khi chúng ta nói dối, điều đó được phản ánh trên khuôn mặt chúng ta theo đúng nghĩa đen. Cụ thể, mũi là bộ phận cơ thể thay đổi khi chúng ta nói dối.

10 su that thu vi ve co the con nguoi co the ban chua biet-Hinh-2
2. Tiếng cười giúp giảm cơn đau: Mặc dù người ta luôn tin rằng cười có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng chỉ gần đây nó mới thực sự được nghiên cứu. Và nghiên cứu cho thấy tiếng cười giải phóng các chất hóa học trong não giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu và cũng có thể giảm đau.
10 su that thu vi ve co the con nguoi co the ban chua biet-Hinh-3
3. Ráy tai có chức năng như một chất làm sạch: Nhiều người trong chúng ta luôn nghĩ rằng cần làm sạch ráy tai hàng ngày vì lý do vệ sinh. Tuy nhiên, khoa học chứng minh rằng mọi thứ hoàn toàn ngược lại. Ráy tai tự nó làm sạch ống tai của chúng ta và bảo vệ nó khỏi nhiễm trùng. Việc loại bỏ ráy tai gây ra nhiều tác hại hơn là có lợi cho chúng ta, vì vậy tốt hơn là chỉ nên làm sạch nó từ bề mặt của tai.
10 su that thu vi ve co the con nguoi co the ban chua biet-Hinh-4
4. Tóc biết khi nào chúng ta ngủ: Các nang tóc thực sự có thể nói lên rất nhiều điều về thói quen ngủ của chúng ta. Chúng theo dõi và chứa đồng hồ sinh học 24 giờ thiết lập thói quen ngủ của chúng ta. Chỉ bằng cách sử dụng các tế bào từ nang tóc, một ngày nào đó, các nhà khoa học có thể chữa bệnh cho những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ.
10 su that thu vi ve co the con nguoi co the ban chua biet-Hinh-5
5. Cơ thể của chúng ta thực sự đòi hỏi một giấc ngủ ngắn sau bữa trưa. Điều này không liên quan gì đến thức ăn mà chúng ta ăn vào bữa trưa. Lý do là vì đồng hồ của cơ thể chúng ta. Nhịp sinh học của chúng ta gửi một số tín hiệu cảnh báo nhất định từ 7- 9 giờ sau khi chúng ta thức dậy và những tín hiệu này khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.
10 su that thu vi ve co the con nguoi co the ban chua biet-Hinh-6
6. Chớp mắt hoạt động như một “động cơ”. Chúng ta dành khoảng 44 phút trong một ngày để nhắm mắt do chớp mắt và nó có một số chức năng thực sự quan trọng đối với chúng ta. Nó không chỉ giữ nước và bảo vệ mắt khỏi các vật thể lạ mà còn giúp chúng ta nghỉ ngơi. Bộ não của chúng ta cũng sử dụng khoảnh khắc nhắm mắt nhỏ đó để nghỉ ngơi.
10 su that thu vi ve co the con nguoi co the ban chua biet-Hinh-7
7. Dạ dày bảo vệ hệ thống miễn dịch của chúng ta. Hệ thống miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe và giúp chúng ta chống lại tất cả các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, nó cũng cần một số trợ giúp bổ sung. Và đây là nơi dạ dày của chúng ta đi vào - axit dạ dày ngăn chặn hầu hết các vi trùng xâm nhập vào cơ thể trong thực phẩm chúng ta ăn.
10 su that thu vi ve co the con nguoi co the ban chua biet-Hinh-8
8. Đôi mắt có cơ bắp nhanh nhất trong cơ thể. Cơ chuyển động nhanh nhất trong cơ thể chúng ta là cơ quan thị giác trong mắt. Nó nhanh đến nỗi nó đã lọt vào Kỷ lục Guinness Thế giới. Nếu một vật thể cố gắng chạm vào mắt chúng ta, nó sẽ nhắm mắt lại trong vòng chưa đầy 100 mili giây (0,1 giây).
10 su that thu vi ve co the con nguoi co the ban chua biet-Hinh-9
9. Chúng ta có "bộ giảm xóc" trên khắp cơ thể. Các nhà khoa học đã khám phá ra cấu trúc phân tử trong cơ thể có chức năng như một “bộ giảm xóc” đối với chúng ta. Các nhà nghiên cứu nói rằng phát hiện này làm sáng tỏ câu hỏi làm thế nào cơ thể chúng ta thích nghi với mô sống mà không bị xé vụn do tương tác của nó với rất nhiều bộ phận chuyển động.
10 su that thu vi ve co the con nguoi co the ban chua biet-Hinh-10
10. Mũi của chúng ta cũng chịu trách nhiệm về nhận thức vị giác. Thực tế, khứu giác của chúng ta chịu trách nhiệm về khoảng 80% mùi vị của chúng ta. Nếu không có nó, chúng ta sẽ chỉ nếm trải các cảm giác ngọt, mặn, chua và đắng. Tất cả các hương vị khác thực sự đến từ khứu giác. Đây là lý do tại sao, khi chúng ta bị cảm lạnh và tắc mũi, hầu hết các loại thức ăn đều có vẻ vô vị. Ảnh: BS. 

Mời độc giả theo dõi video "Uống trà xanh đúng cách để cơ thể khỏe hơn". Nguồn: VTV24.