Người lao động sẽ có 2 ngày nghỉ Tết Dương lịch?

(Kiến Thức) - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị bổ sung thêm 1 ngày nghỉ Tết Dương lịch giúp người lao động có thêm thời gian để tái tạo sức lao động, chăm lo gia đình, góp phần phát triển các ngành dịch vụ.

Nghỉ Tết dương lịch 2 ngày
Sáng 9/9, tại Hội nghị Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 7 (khóa XII), ông Ngọ Duy Hiểu - Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trình bày báo cáo một số vấn đề lớn trong Bộ luật Lao động sửa đổi lần 3.
Theo đó, trong phần nội dung thời giờ làm việc bình thường cho người lao động, báo cáo đề nghị Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét cân nhắc đề xuất bổ sung thêm một hoặc một số ngày nghỉ trong năm cho người lao động.
“Hiện nay, số ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực. Hiện số ngày nghỉ của Campuchia là 28 ngày, Indonesia, Thái Lan 16 ngày, Brunei 15 ngày, Myanmar 14 ngày, Malaysia và Philippines là 12 ngày; trong khi tổng số ngày nghỉ lễ, tết hiện nay của Việt Nam là 10 ngày”, ông Hiểu nói.
“Thời giờ làm việc bình thường của người lao động Việt Nam cũng đang ở mức cao với 48 giờ/tuần”, ông Ngọ Duy Hiểu so sánh và cho rằng việc tăng một ngày nghỉ lễ giúp cho người lao động có thêm một ngày nghỉ trong năm để được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, chăm lo gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển.
Nguoi lao dong se co 2 ngay nghi Tet Duong lich?
 Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, trình bày báo cáo một số vấn đề lớn trong Bộ luật Lao động sửa đổi (lần 3). Ảnh: Người lao động.
Theo đó, đề nghị bổ sung một ngày nghỉ Tết Dương lịch cho người lao động, từ 1 ngày theo quy định hiện hành lên 2 ngày.
Giảm giờ làm việc từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần
Về thời giờ làm việc, trên cơ sở ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nguyện vọng của đa số người lao động, tiếp thu ý kiến đại biểu về việc giảm thời gian làm việc của người lao động bình thường từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần, dự thảo Bộ Luật Lao động (lần 3) đã xây dựng 2 phương án như sau:
Phương án 1: Giữ nguyên như quy định hiện hành (thời giờ làm việc bình thường là 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần).
Phương án 2: Được thiết kế trên cơ sở ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đa số ý kiến người lao động, đó là, thời giờ làm việc bình thường là 8 giờ/ngày và 44 giờ/tuần, được thể hiện tại Điều 105 của dự thảo Bộ luật: "Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết, trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 1 tuần".
Bên cạnh đó, theo ông Ngọ Duy Hiểu, xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian để người lao động chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, với quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, số giờ làm việc của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong lúc đó, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan Nhà nước.
Đến nay, sau 20 năm, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng quy định thời giờ làm việc 40 giờ/tuần vẫn chỉ được thực hiện đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Trong nhiều năm, quy định này đã tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước và người lao động khu vực ngoài Nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động.
Vì vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xem xét để giảm thời giờ làm việc bình thường từ “không quá 48 giờ trong một tuần” xuống “không quá 44 giờ trong một tuần” và đưa vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) để Quốc hội thảo luận và biểu quyết.

Bác tin nghỉ Tết Nguyên đán... 20 ngày

Theo Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), lịch nghỉ lễ tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) được quy định rõ trong Luật lao động, cụ thể tại điều 115 quy định là 5 ngày.

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2018 theo phương án 1 của Tờ trình của Bộ LĐTBXH.

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2018 theo phương án 1 của Tờ trình của Bộ LĐTBXH.

Huấn "hoa hồng" khuyên “fan” không dùng ma túy: Khi giang hồ đạo đức giả

(Kiến Thức) - Sau khi nổi tiếng trên mạng xã hội với danh "giang hồ mạng", Huấn "hoa hồng" nhiều lần livestream khuyên các "fan" của mình không nên dùng ma túy. Thế nhưng, chính Huấn là kẻ nghiện ma túy, bị bắt quả tang khi đang thác loạn.

Ngày 9/9, Công an quận Bình Thạnh (TP HCM) xác nhận, Huấn "hoa hồng" bị cơ quan chức năng bắt giữ tại một tụ điểm ăn chơi trên địa bàn. Kết quả test ma túy cho thấy, Huấn "hoa hồng" dương tính với ma túy vì đã được đưa đi cai nghiện bắt buộc.

Huấn "Hoa Hồng" tên thật là Bùi Xuân Huấn (SN 1984, quê Yên Bái). Huấn nổi tiếng trên mạng xã hội từ năm 2015 với những video quay trực tiếp lên internet ghi lại cảnh đối tượng này khoe của, chửi thề tục tĩu, khoe cho vay nặng lãi, dạy đời...

Điều mỉa mai nằm ở chỗ, Huấn "Hoa Hồng" bị bắt vì dương tính với ma túy nhưng trước đây, thanh niên này lại thường xuyên quay video khuyên người khác tránh xa ma túy.

Việc khuyên nhủ "fan" của Huấn "hoa hồng" trong các buổi livestream được thực hiện sau khi "giang hồ mạng" này đã có chút tiếng tăm, nổi tiếng ở trên mạng xã hội. Sự thật về bản chất con người Huấn "hoa hồng" bị bóc mẽ khi đối tượng bị cơ quan chức năng bắt quả tang khi đang thác loạn và dương tính với ma túy, phải đi cai nghiện bắt buộc. 

Một độc giả bình luận: "Bất chấp tất cả để nổi tiếng, một con nghiện lại suốt ngày lên mạng livestream khuyên mọi người tránh xa ma túy. Đúng là đạo đức giả của gã giang hồ mạng".

Huan
Huấn "hoa hồng" thường xuyên livestream trên mạng xã hội để câu kéo lượt like. (Ảnh cắt từ clip)

Trong clip livestream của mình, Huấn "hoa hồng" giả tạo: "Ngày xưa anh cũng chơi đá nhưng anh bỏ. Anh là một người chơi chất kích thích, nhưng lý trí và thần kinh của anh không để cho ma túy điều khiển Anh kiếm tiền của những người để ma túy điều khiển thần kinh."

Ngoài việc công khai thừa nhận sử dụng ma túy, Huấn "hoa hồng" còn khoe mẽ công việc bảo kê, đòi nợ thuê và cho vay nặng lãi của mình trên trang cá nhân và những lần livestream. 

Ngay sau khi bị bắt đi cai nghiện, trang cá nhân của Huấn đã bị khóa. Huấn tự xưng là Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ 168, thực chất là một công ty chuyên cầm đồ, cho vay nặng lãi.

Clip: Huấn "Hoa Hồng" khuyên không nên chơi ma túy.

Huấn "Hoa Hồng" trước đây còn từng bị bắt vì vi phạm pháp luật do thách thức CSGT. Cụ thể, Huấn Hoa Hồng đã chở một thanh niên khác không đội mũ bảo hiểm và điều khiển chiếc Kawasaki Z1000 nẹt pô trên đường phố, thách thức CSGT TPHCM.

Huấn Hoa Hồng là một gã "giang hồ mạng" nổi tiếng, có trang cá nhân Facebook sở hữu gần 350.000 lượt theo dõi cùng hơn 67.000 người theo dõi trên kênh Youtube cùng tên. Trên internet, Huấn thường xuyên đăng tải các hình ảnh, clip, video livestream có nội dung khoe tiền, khoe vàng đeo trĩu cổ, cuộc sống xa hoa, giao giảng đạo lý giang hồ nhảm, chửi thề, dọa đánh người... đòi nợ thuê. Dư luận xã hội bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của Huấn "hoa hồng".