Người Kurd chỉ trích Mỹ vì “khoanh tay đứng nhìn” ở Afrin

(Kiến Thức) - Lực lượng người Kurd đã lên tiếng chỉ trích "đồng minh" Mỹ sau khi Washington không có hành động can thiệp nào trước chiến dịch quân sự Nhành Ôliu của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin, tỉnh Aleppo, miền bắc Syria.

Theo RT ngày 28/1, một số chiến binh người Kurd đã lên tiếng chỉ trích Mỹ vì Washington không có hành động gì để bảo vệ Afrin khỏi sự “xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ”.
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trên xe quân sự gần núi Barsaya, phía đông bắc Afrin, Syria, ngày 23/1/2018. Ảnh: Reuters.
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trên xe quân sự gần núi Barsaya, phía đông bắc Afrin, Syria, ngày 23/1/2018. Ảnh: Reuters.
“Điều mà chúng tôi mong muốn từ Mỹ là bảo vệ các khu vực đã được giải phóng, trong đó có vùng Afrin. Tuy nhiên, như các bạn thấy, khu vực Afrin đang diễn ra những cuộc chiến ác liệt chống lại sự chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ suốt một tuần qua”, Khalil, một quan chức người Kurd, nói với RT.
Mỹ không hề có động thái gì khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu “Chiến dịch Nhành Ôliu” nhằm vào người Kurd tại vùng Afrin. Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thận trọng và tránh bất kỳ hành động nào có thể gây ra mâu thuẫn giữa Ankara và Washington.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan cảnh báo rằng Manbij sẽ là mục tiêu tiếp theo sau Afrin. Và dư luận đang quan tâm xem liệu Washington có can thiệp quân sự tại Manbij hay không bởi nơi này có mối liên hệ trực tiếp với Mỹ.
Mời độc giả xem video: Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria (Nguồn: RT)
Được biết, khoảng 2.000 lính Mỹ đang đồn trú tại Manbij sau khi được triển khai tới đây vào tháng 3/2017 để ngăn chặn các vụ đụng độ giữa phiến quân do Ankara hậu thuẫn và lực lượng người Kurd được Mỹ ủng hộ. Ngoài ra, Mỹ cũng thực hiện nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện tại thành phố Manbij.
Trước đó, ngày 20/1, Tổng thống Erdogan tuyên bố sẽ quét sạch những “phần tử khủng bố” ra khỏi đất nước cho tới tận biên giới với Iraq.

Ảnh hiếm cuộc sống ở đất nước Uzbekistan thời Liên Xô

(Kiến Thức) - Đất nước Uzbekistan từng là một phần của Liên bang Xô Viết nhưng đã tách ra và có chủ quyền riêng từ năm 1991. Dưới đây là loạt ảnh ghi lại cuộc sống thanh bình ở Uzbekistan hàng chục năm về trước.

Cuộc sống ở đất nước Uzbekistan thời Liên Xô phần nào được tái hiện qua những bức hình của nhiếp ảnh gia Max Penson. (Nguồn ảnh: Max Penson)
 Cuộc sống ở đất nước Uzbekistan thời Liên Xô phần nào được tái hiện qua những bức hình của nhiếp ảnh gia Max Penson. (Nguồn ảnh: Max Penson)

Một người đàn ông nằm trên đống bông vừa thu hoạch.
 Một người đàn ông nằm trên đống bông vừa thu hoạch.
Mọi người tập trung xem màn biểu diễn đi thăng bằng trên dây thừng đầy mạo hiểm của nghệ sĩ xiếc ở đất nước Uzbekistan vào thập niên 1940.
Mọi người tập trung xem màn biểu diễn đi thăng bằng trên dây thừng đầy mạo hiểm của nghệ sĩ xiếc ở đất nước Uzbekistan vào thập niên 1940. 

Các nữ vận động viên trẻ của Uzbekistan xếp hàng ngay ngắn trong một buổi tập luyện năm 1946.
 Các nữ vận động viên trẻ của Uzbekistan xếp hàng ngay ngắn trong một buổi tập luyện năm 1946.

Hai nghệ sĩ nhào lộn phô diễn khả năng điêu luyện.
 Hai nghệ sĩ nhào lộn phô diễn khả năng điêu luyện.

Các em nhỏ nối đuôi nhau trong khu vườn của một nhà trẻ ở Uzbekistan thời Liên Xô hồi đầu những năm 1940.
 Các em nhỏ nối đuôi nhau trong khu vườn của một nhà trẻ ở Uzbekistan thời Liên Xô hồi đầu những năm 1940.

Trong ảnh là Tamara Khanum, một vũ công nổi tiếng người Uzbekistan.
 Trong ảnh là Tamara Khanum, một vũ công nổi tiếng người Uzbekistan.

Một nam sinh thổi kèn trong lúc các bạn khác “diễu hành” dọc bờ sông.
 Một nam sinh thổi kèn trong lúc các bạn khác “diễu hành” dọc bờ sông.

Ánh nắng mặt trời chiếu vào căn phòng của Hội đồng Tối cao ở Tashkent.
 Ánh nắng mặt trời chiếu vào căn phòng của Hội đồng Tối cao ở Tashkent.

Các nam thanh niên tập luyện trong một sân vận động hồi năm 1940.
 Các nam thanh niên tập luyện trong một sân vận động hồi năm 1940.

Bé trai cười tươi khi bế hai chú cún cưng trong một nông trại tập thể ở đất nước Uzbekistan nhiều năm về trước.
Bé trai cười tươi khi bế hai chú cún cưng trong một nông trại tập thể ở đất nước Uzbekistan nhiều năm về trước. 
Mời độc giả xem thêm video: Khám phá thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên (Nguồn: VTC)

Toàn cảnh chiến dịch “Lá chắn Euphrates” của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

(Kiến Thức) - Ngày 24/8, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp cùng lực lượng FSA đã mở chiến dịch “Lá chắn Euphrates” nhằm quét sạch phiến quân IS khỏi thị trấn Jarablus của Syria.

Trưa ngày 24/8, khoảng 40 xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ và 2.000 binh sĩ Quân đội Syria Tự do (FSA) đã tràn vào thị trấn Jarablus, giáp ranh với Thổ Nhĩ Kỳ, ngay sau khi Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không kích các căn cứ của phiến quân IS tại thị trấn này.
 Trưa ngày 24/8, khoảng 40 xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ và 2.000 binh sĩ Quân đội Syria Tự do (FSA) đã tràn vào thị trấn Jarablus, giáp ranh với Thổ Nhĩ Kỳ, ngay sau khi Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không kích các căn cứ của phiến quân IS tại thị trấn này.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố chiến dịch "Lá chắn Euphrates" nhắm vào mục tiêu IS và lực lượng Đảng Liên đoàn Dân chủ người Kurd (PYD) tại Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố chiến dịch "Lá chắn Euphrates" nhắm vào mục tiêu IS và lực lượng Đảng Liên đoàn Dân chủ người Kurd (PYD) tại Syria. 

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu sơ tán người dân ở Karkamis, thị trấn của Thổ Nhĩ Kỳ giáp biên giới với Jarablus, một ngày trước khi bắt đầu chiến dịch Lá chắn Euphrates.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu sơ tán người dân ở Karkamis, thị trấn của Thổ Nhĩ Kỳ giáp biên giới với Jarablus, một ngày trước khi bắt đầu chiến dịch Lá chắn Euphrates. 

Trước khi khởi động chiến dịch, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành hơn 200 đợt không kích nhằm vào căn cứ IS tại Jarablus.
Trước khi khởi động chiến dịch, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành hơn 200 đợt không kích nhằm vào căn cứ IS tại Jarablus. 

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ đã yểm trợ hỏa lực cho chiến dịch quân sự này của Thổ Nhĩ Kỳ và phe đối lập Syria.
 Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ đã yểm trợ hỏa lực cho chiến dịch quân sự này của Thổ Nhĩ Kỳ và phe đối lập Syria.

Được biết, tổ chức khủng bố IS đã chiếm quyền kiểm soát thị trấn biên giới Jarablus trong suốt 2 năm.
Được biết, tổ chức khủng bố IS đã chiếm quyền kiểm soát thị trấn biên giới Jarablus trong suốt 2 năm. 

Cuộc chiến giành Jarablus kéo dài 14 tiếng trước khi lực lượng FSA thông báo trên tài khoản Twitter rằng họ đã giành lại quyền kiểm soát thị trấn này và giương cờ cách mạng Syria trên các tòa nhà trong thị trấn.
Cuộc chiến giành Jarablus kéo dài 14 tiếng trước khi lực lượng FSA thông báo trên tài khoản Twitter rằng họ đã giành lại quyền kiểm soát thị trấn này và giương cờ cách mạng Syria trên các tòa nhà trong thị trấn.
Phe đối lập Syria đã giành lại quyền kiểm soát Jarablus và bắt đầu tái chiếm các khu vực khác trong khu vực.
 Phe đối lập Syria đã giành lại quyền kiểm soát Jarablus và bắt đầu tái chiếm các khu vực khác trong khu vực.

Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh nổi dậy Syria ủng hộ Ankara đang thẳng tiến về Jarablus hôm 24/8.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh nổi dậy Syria ủng hộ Ankara đang thẳng tiến về Jarablus hôm 24/8. 

Ngày 25/8, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa thêm nhiều xe tăng vượt biên giới vào lãnh thổ miền bắc Syria nhằm tấn công phiến quân IS.
 Ngày 25/8, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa thêm nhiều xe tăng vượt biên giới vào lãnh thổ miền bắc Syria nhằm tấn công phiến quân IS.