Người Hàn Quốc khống chế, ép nợ lẫn nhau tại TP HCM

(Kiến Thức) - Từ trình báo của người dân địa phương, lực lượng cảnh sát đã tiếp cận, giải cứu người đàn ông Hàn Quốc bị chính đồng hương của mình khống chế giam giữ, ép viết giấy ghi nợ.

Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết, họ vừa giải thoát an toàn cho ông K.H.S (38 tuổi, quốc tịch Hà Quốc) và đang khẩn trương truy bắt nhóm đối tượng có hành vi "bắt giữ người trái pháp luật".
Trước đó, Công an quận 4 nhận được trình báo của người dân sống tại chung cư Vạn Đô (số 348 đường Bến Vân Đồn, phường 1, quận 4) về việc có dấu hiệu bất thường xảy ra tại căn hộ số 10, lầu 3 khu chung cư của ông S. 
Chung cư Vạn Đô, nơi xảy ra vụ việc.
Chung cư Vạn Đô, nơi xảy ra vụ việc. 
Lực lượng công an nhanh chóng kiểm tra hành chính căn hộ thì phát hiện ông S. đang bị một người đàn ông đồng hương là N.K (38 tuổi) canh giữ nên đã giải thoát và đưa cả 2 về trụ sở công an.
Tại CQĐT, ông S. khai nhận bị nhóm đối tượng (cả người Việt Nam và Hàn Quốc) đánh đập, khống chế, ép viết giấy vay nợ và giam giữ ngay tại nơi ở của ông S.; đồng thời cắt cử N.K. ở lại canh giữ nhưng may mắn được công an giải thoát kịp thời.

Quản không được thì cấm, cấm không xong thì... phạt

(Kiến Thức) - "Quản lý cách đó không đủ sức răn đe đâu, chỉ làm dân thấy nản hơn. Lương của người lao động thấp lè tè, động vi phạm một cái là bị phạt".

Biến tướng chính sách
Thanh tra Chính phủ đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư “Hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao”, theo đó thì công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước giải trình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Là người đã từng trải qua nhiều vị trí liên quan đến giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của người dân, ông đánh giá thế nào về giải pháp này, thưa nguyên Vụ trưởng vụ I, Ủy ban Kiểm tra Trung ương?

“Dân khóc quan chức mới cho bú“

(Kiến Thức) - Dân kêu ca không có cầu, phải qua sông bằng đu dây, chui túi nilon… thì cầu mới được xây. Cách quản lý này gọi nôm na là “con khóc mẹ mới cho bú”.

Di căn của cơ chế xin - cho
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nhìn nhận thế nào về câu chuyện khi dân kêu ca phải vượt suối bằng túi nilon thì cầu được xây, xảy ra vụ bảo mẫu hành hạ dã man trẻ thì nhà chức trách mới đi kiểm tra hoạt động của các nhà trẻ trên địa bàn...?