Người Hà Nội ngán ngẩm vì nhà cửa sát vách nghĩa trang

Khi các khu đô thị mới mọc lên trên nền đất nông thôn, việc phải sống cạnh nghĩa trang đang tạo ra bức xúc trong đời sống cư dân tại Hà Nội.

Nguoi Ha Noi ngan ngam vi nha cua sat vach nghia trang

Từ cửa sổ phòng ngủ, gia đình của anh Phạm Quốc Ấn (chung cư Phú Thịnh Green Park Hà Đông) có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn đoàn tàu điện Cát Linh - Hà Đông ngược xuôi trên đường Quang Trung.

Đó là một view chung cư hiện đại và thơ mộng nếu không xuất hiện những gam màu trắng xám của hàng bia mộ khi anh Ấn đưa mắt nhìn xuống một nghĩa trang gần nhà.

Căn hộ có "view" nghĩa trang

Tòa chung cư của anh Ấn là một khối vuông 4 mặt, trong đó chủ đầu tư đã phải chấp nhận chào bán căn hộ có mặt nhìn ra nghĩa trang với giá rẻ hơn. Để có được những ưu đãi về giá cả, gia đình anh chấp nhận mua căn hộ có "view" nghĩa trang.

Nguoi Ha Noi ngan ngam vi nha cua sat vach nghia trang-Hinh-2

Nghĩa trang "đập vào mắt" khi anh Ấn đứng từ cửa sổ phòng ngủ. Ảnh: Duy Anh.

"Những buổi sáng của ngày nghỉ, mình muốn ra ban công để ngắm một chút view thì mắt lại đập ngay vào cái nghĩa trang ấy. Rõ ràng mình đã mua được căn hộ với giá rẻ hơn, nhưng về mặt tâm lý cũng thấy hơi bất tiện và hụt hẫng", anh Ấn chia sẻ.

Ở cách nghĩa trang khoảng 100 m, anh Ấn vẫn còn may mắn hơn các hộ dân có nhà đất nằm sát nghĩa trang làng Cót (phường Yên Hòa, Cầu Giấy). Bà H., người phụ nữ có 30 năm làm dâu tại làng Cót, vẫn chưa quen được cảnh hương khói nghi ngút bốc đến tận cửa nhà mình mỗi dịp có người tảo mộ.

Theo tiêu chuẩn quốc gia về nghĩa trang đô thị được ban hành năm 2008, khoảng cách từ khu dân cư đến nghĩa trang tối thiểu là 100 m. Với nghĩa trang chôn tươi (an táng cả thi hài) thì khoảng cách phải từ 500 m đến 1,5 km. Tuy nhiên, hiện trạng nhiều nghĩa trang tại Hà Nội không đáp ứng được tiêu chuẩn trên.

Thành phố Hà Nội đã có một bản quy hoạch nghĩa trang định hướng đến năm 2050, trong đó ưu tiên việc quy tập, di dời mồ mả đến các nghĩa trang chung để nhường đất phát triển đường sá, cơ sở hạ tầng.

Nguoi Ha Noi ngan ngam vi nha cua sat vach nghia trang-Hinh-3

Người dân Yên Xá (Hà Đông) len lỏi qua một nghĩa trang để đi làm mỗi ngày. Ảnh: Ngọc Tân.

Tuy nhiên, các chuyên gia về quy hoạch đô thị nhận định việc di dời các khu mồ mả nằm xen trong thành phố là không đơn giản, đôi khi phải chấp nhận cho tồn tại nghĩa trang ở giữa khu dân cư.

Chấp nhận hiện trạng

Trao đổi với Zing, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, lý giải hiện trạng nghĩa trang nằm giữa khu đô thị có nguyên nhân từ quá trình đô thị hóa của Hà Nội. 

"Hà Nội trước kia chỉ bao gồm 4 quận nội thành rồi cứ mở rộng dần, vành đai 2, 3 và giờ là vành đai 4. Khi phát triển rộng ra thì rõ ràng các làng truyền thống trước kia sẽ nằm vào đất đô thị. Mà mỗi làng xã, dòng họ đương nhiên phải có nghĩa trang", ông Chính chia sẻ.

Chuyên gia quy hoạch cho biết trong quá trình đô thị hóa, tất cả đô thị lớn của nước ta gặp trường hợp nghĩa trang nằm trong khu đô thị mở rộng. Điều này là đương nhiên và ở các đô thị như Tokyo, Paris... cũng có tình trạng tương tự.

Nhưng nước bạn có văn hóa trong xây dựng từ trước nên nghĩa trang có hàng lối, có cảnh quan... ở nước họ nghĩa trang trở thành nơi sinh hoạt văn hóa và tâm linh.

Ở Việt Nam, có những nghĩa trang lớn được quy hoạch hàng lối, ngăn nắp, nhưng cũng còn rất nhiều nghĩa trang nhỏ lẻ không hàng lối, cũng không thống nhất về kích cỡ các ngôi mộ. Trong những nghĩa trang nhỏ này cũng có mộ tổ, mộ danh nhân, mộ vô chủ...

Nguoi Ha Noi ngan ngam vi nha cua sat vach nghia trang-Hinh-4

Nghĩa trang Phúc Đồng (Long Biên) nằm cạnh khu đô thị Vinhomes Riverside bất đắc dĩ trở thành một bùng binh giao thông sau khi các công trình mọc lên tứ phía. Ảnh: Ngọc Tân.

Nếu chỉ nhìn ở góc độ phát triển hạ tầng đô thị thì giải pháp đơn giản nhất là cứ di dời hết mồ mả khỏi các khu dân cư và quy tập về nghĩa trang lớn theo quy hoạch. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Một người dân làng Cót (phường Yên Hòa, Cầu Giấy) khi được hỏi cho biết việc di dời nghĩa trang của làng đi nơi khác là rất phức tạp.

Với tính chất phức tạp nêu trên, KTS Trần Ngọc Chính cho rằng có nhiều nghĩa trang tại Hà Nội dù nằm sát khu dân cư, vẫn phải tôn trọng và chấp nhận cho tồn tại. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cần tìm cách cải tạo, xây dựng cảnh quan để phù hợp với không gian đô thị. "Làm thế nào để không gian giữa người sống và người chết có sự hài hòa", ông nhấn mạnh.

Trên thực tế, các dự án làm đường, làm công trình công ích... khi gặp đất nghĩa trang thì có thể bàn bạc với người dân để giải tỏa. Tuy nhiên, việc phát triển đô thị, xây chung cư, cao ốc do các chủ đầu tư tư nhân thực hiện thì việc giải tỏa nghĩa trang rất khó. Các nhà đầu tư bất động sản đều rất ngại khi thực hiện các dự án cần di dời mồ mả.

Chuyên gia cho rằng để hài hòa được nhu cầu phát triển đô thị và tâm tư, nguyện vọng của người dân bản địa là không đơn giản.

Bài toán cho tương lai

Trong một đề tài nghiên cứu của mình, TS Lê Thị Cúc - tác giả cuốn Tang thức của tín đồ công giáo và phật giáo người Việt ở Bắc Bộ - đã nhận ra phần lớn khách hàng của các công viên nghĩa trang như Lạc Hồng Viên, Thiên Đức... là người dân đang sống tại Hà Nội. Điều này cho thấy nhiều gia đình ở thủ đô sẵn sàng đưa người đã khuất đến an nghỉ tại các nghĩa trang cách xa nơi ở của mình.

TS Lê Thị Cúc đánh giá mô hình công viên nghĩa trang nằm cách xa đô thị là một trong những giải pháp cho tình trạng xung đột "người sống ở cạnh người chết". Những quan niệm "đất lề, quê thói" như việc mồ mả phải nằm tại nghĩa trang gần nhà của một bộ phận người dân sẽ phải thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển.

Tuy nhiên, chi phí cho một suất mộ phần ở các công viên nghĩa trang ngoại thành Hà Nội thường khá cao, người dân có thu nhập thấp chưa thể tiếp cận. Điều này đặt ra việc cần làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước.

"Giải pháp trong tương lai là quy hoạch thêm các công viên nghĩa trang với giá 'bình dân' hơn. Cùng với đó là vận động người dân thực hành hỏa táng thay cho hung táng; khuyến khích việc để tro cốt người đã khuất trong một diện tích nhỏ như những tháp cốt, nhà chứa tro cốt... để đảm bảo tiết kiệm không gian", TS Lê Thị Cúc chia sẻ.

Chung cư, biệt thự cao cấp liền kề với nghĩa trang ở Hà Nội Tại Hà Nội, hàng chục tòa chung cư, biệt thự hiện được xây cạnh nghĩa trang. Cuộc sống trong các căn hộ sang trọng không trọn vẹn vì thường xuyên phải chứng kiến cảnh hương khói.

Thủ đô Hà Nội có 7 nghĩa trang tập trung quy mô lớn gồm: Mai Dịch, Văn Điển, Thanh Tước, Yên Kỳ cũ, Sài Đồng, Ngọc Hồi và Nhổn, với tổng diện tích khoảng 70 ha. Thành phố sau khi mở rộng có quy mô diện tích tăng gấp hơn 3 lần, dân số đô thị dự kiến tăng gấp 2 lần (đến năm 2030). Do vậy, việc tiếp tục xây dựng nghĩa trang mới là nhu cầu cấp bách và bức xúc.

Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ đóng cửa nghĩa trang Yên Kỳ 1, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì. Đồng thời, mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ 2, huyện Ba Vì, sử dụng hình thức táng tổng hợp, phục vụ nhu cầu an táng của người dân khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng và các tỉnh lân cận (Hòa Bình, Phú Thọ).

Các nghĩa trang Sài Đồng (Long Biên), Văn Điển (Thanh Trì) cũng được lên kế hoạch đóng cửa và cải tạo thành công viên nghĩa trang từ trước năm 2015.

Nghĩa trang tập trung Vĩnh Hằng (huyện Ba Vì) sẽ được mở rộng từ 37 ha lên 87 ha, phục vụ nhu cầu an táng của người dân và quy tập mộ di chuyển trong khu vực phát triển đô thị trung tâm phía nam sông Hồng.

Tại khu vực phía tây bắc Hà Nội, nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh) sẽ được cải tạo mở rộng thành công viên nghĩa trang với quy mô 23 ha (năm 2030).

Bên cạnh đó, thành phố sẽ xây dựng mới các nghĩa trang Minh Phú và Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn); Xuân Nộn (Đông Anh); Trung Màu (Gia Lâm); Trần Phú (Chương Mỹ); Chuyên Mỹ (Phú Xuyên).

Xem lại thiệt hại cơn mưa đêm qua tại Hà Nội

Mưa lớn kèm theo gió giật mạnh đêm 5/7, khiến nhiều cây cối trên đường phố Hà Nội bị đổ gãy, gây khó khăn cho việc lưu thông trên đường.

Xem lai thiet hai con mua dem qua tai Ha Noi
Sau chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, Hà Nội tiếp tục đón thêm một trận mưa lớn.
Xem lai thiet hai con mua dem qua tai Ha Noi-Hinh-2
Cơn mưa đến bất chợt khiến người dân phải dừng giữa đường để mặc áo mưa. 

Phó Trưởng phòng CSTHAHS và HTTP tỉnh An Giang nhận quyết định chờ nghỉ hưu

Mới đây, Công an tỉnh An Giang đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí cho các đồng chí nghỉ hưu theo chế độ.

Theo cổng thông tin Công an tỉnh An Giang, mới đây, đơn vị đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí đối với thượng tá Đào Văn Buồi – Phó Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.

Rợn người cảnh dân sống trong chung cư sắp sập ở TPHCM

Chung cư 440 Trần Hưng Đạo xuống cấp nghiêm trọng nhưng hàng chục hộ dân sống tại đây quyết bám trụ tới cùng để đợi đền bù dù chính quyền

Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM
Tọa lạc tại khu vực sầm uất bậc nhất quận 5, chung cư 440 Trần Hưng Đạo có quy mô một trệt, một lửng, 2 lầu, sân thượng và mái bê tông cốt thép. Tòa nhà được xây dựng trước năm 1975, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn là nơi cư trú của 32 hộ gia đình. 
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-2

Sở Xây dựng TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TP về công tác di dời khẩn cấp những hộ gia đình đang sinh sống tại đây để tháo dỡ. Trước đó, vào tháng 8/2016, Sở Xây dựng cũng đã liệt kê chung cư 440 Trần Hưng Đạo vào nhóm nhà ở cấp loại D (nguy hiểm, có thể sập bất cứ lúc nào).

Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-3
Ông Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi, tổ trưởng khu chung cư) chỉ cho phóng viên xem những vị trí bị nứt vỡ, xuống cấp. Theo ông Hùng, sau khi bị đánh giá mức độ nguy hiểm loại D, UBND quận 5 cũng đã yêu cầu khẩn trương di dời các hộ dân sinh sống tại đây đến tạm cư ở chung cư An Phú (quận 6). Nhưng nhiều hộ gia đình tại đây lại không đồng tình với hướng giải quyết trên. 
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-4
Đa số chủ hộ mong muốn được nhận đền bù bằng tiền, và sẽ tự lo chỗ ở sau khi đã nhận được khoảng đền bù thỏa đáng từ nhà nước. Điều này dẫn đến việc người dân tại đây vẫn phải sống trong lo lắng, nguy hiểm trong nhiều năm qua. Nhiều trụ bê tông bên ngoài khu vực ban công của căn chung cư bong tróc, rơi vỡ. 
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-5
Ông Hùng cho biết thêm: "Khuya ngày 24/3, một mảng thạch cao kèm vữa trần lớn ở tầng một bị vỡ, rơi cả mảng lớn rộng gần 2m2 xuống đường. Rất may là không có ai bị thương. Mảng vữa rơi ra làm lộ cả phần khung sắt". 
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-6

Hệ thống điện xuống cấp nghiêm trọng, gỉ sét, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-7
Bà Khổng Tô Múi (77 tuổi, chủ hộ nhà số 440/9 tại lầu một) chia sẻ: "Căn nhà được vợ chồng tôi mua từ năm 1977, là nơi sinh sống của 6 thành viên. Hiện căn nhà đã xuống cấp. Gia đình cũng muốn sửa chữa lại, nhưng không biết làm sao. Sợ đụng chỗ này, thì làm hư chỗ kia, rồi ảnh hưởng đến các hộ dân khác".  
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-8
 Anh Thành Hùng (50 tuổi, con trai bà Múi) cho hay: "Nhiều buổi họp giữa người dân và chính quyền đã diễn ra nhưng mọi thứ chỉ mới dừng lại ở việc địa phương động viên chúng tôi di dời sang một nơi an toàn hơn. Còn việc di dời ra sao, đền bù như thế nào vẫn chưa được các bên thống nhất. Nhìn mẹ già phải sống trong căn nhà nguy hiểm tôi lo lắm, tôi mong sớm nhận được một mức đền bù thỏa đáng để có thể sớm dọn đi".
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-9
Đa số các hộ gia đình đều cơi nới, làm thêm gác lửng bằng gỗ để tăng thêm diện tích sinh hoạt. Anh Thành Quang (55 tuổi, con trai bà Mùi) ngồi trên căn gác lửng rộng chưa đến 5m2 là phòng ngủ của hai vợ chồng nhiều năm qua. 
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-10
 Căn gác lửng được làm bằng gỗ, cộng với môi trường ẩm thấp khiến mối mọt đục khoét, tiềm ẩn nguy cơ sập bất cứ lúc nào.
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-11
Bà Nguyễn Thị Cúc (60 tuổi, chủ nhà số 440/11 ở lầu 2) đặt một chiếc máy may trong gian bếp nhỏ của nhà mình để may gia công quần áo kiếm thêm thu nhập. "Ban đầu, tòa nhà được xây dựng để làm khách sạn, nhưng sau đó đổi thành nhà ở. Vì thế, đa số các căn phòng ở đây đều rất nhỏ, khoảng 16m2, nhưng mỗi hộ gia đình có khoảng 4 - 5 nhân khẩu bao gồm cả người già, trẻ nhỏ", bà Cúc nói. 
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-12
Bà Nguyễn Trân (56 tuổi, em gái bà Cúc) chia sẻ: "Diện tích nhỏ nên không hộ nào có nhà vệ sinh riêng. Mọi người phải dùng chung nhà vệ sinh công cộng được xây gần cầu thang rất bất tiện. 
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-13
Về sau, gia đình tôi đã quyết định giành một khu vực nhỏ trong phòng để xây nhà vệ sinh riêng cho gia đình. Nhưng vì không đúng với kiến trúc ban đầu của tòa nhà nên thường xuyên xảy ra việc mất nước. Ngày nào tôi cũng phải xách xô sang nhà hàng xóm để xin nước". 
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-14
Bà Trân thắp nén nhang cho người mẹ vừa mất được hơn 2 tháng, cho biết thêm: "Mẹ tôi mất, thọ 82 tuổi. Những năm tháng cuối đời, bà rất vui khi hay tin cả nhà sẽ được di dời đến một nơi an toàn. Nhưng qua nhiều năm, nay mẹ tôi đã mất mà vẫn chưa thấy chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm". 
Ron nguoi canh dan song trong chung cu sap sap o TPHCM-Hinh-15
Sau nhiều năm, 32 hộ dân tại chung cư vẫn quyết bám trụ đến cùng, liều mình sinh sống trong tòa nhà có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào. 

>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Người dân nơm nớp lo sợ nguy hiểm rình rập trong căn chung cư 440 Trần Hưng Đạo. (Nguồn: Truyền Hình Dân Việt)