Người dân Thổ Nhĩ Kỳ chia nhau từng mẩu bánh mì sau động đất

Hoạt động cứu hộ cứu nạn vẫn tích cực diễn ra tại các địa điểm xảy ra động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người dân đang nhận hàng cứu trợ.

Ngay từ sáng sớm, Đoàn cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam do thiếu tướng Phạm Văn Tỵ dẫn đầu đã xuống hiện trường tại khu vực Armutlu Mahallesi, thuộc thành phố Antakya, tỉnh Hatay. 

Nguoi dan Tho Nhi Ky chia nhau tung mau banh mi sau dong dat
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ từng mẩu bánh mì sau động đất.

Đây là khu vực mới được triển khai tìm kiếm những người mất tích hoặc mắc kẹt trong các đống đổ nát sau 11 ngày xảy ra động đất. Khu vực này có hàng trăm nhà đổ sập hoàn toàn nhưng chưa được triển khai tìm kiếm cứu hộ và có hàng nghìn ngôi nhà nứt, đổ nghiêng. 

Nguoi dan Tho Nhi Ky chia nhau tung mau banh mi sau dong dat-Hinh-2
Chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện tìm kiếm, cứu hộ.

Toàn bộ người dân trong khu vực này đã đi sơ tán hoặc lánh nạn tại các khu lều trại tập trung.

Một số hình ảnh về hoạt động cứu hộ cứu nạn và cứu trợ, trong đó có sự tham gia của đoàn Việt Nam:

 Nguoi dan Tho Nhi Ky chia nhau tung mau banh mi sau dong dat-Hinh-3
Nhà đổ nghiêng nhưng sau 11 ngày mới bắt đầu được thu dọn đồ lực lược cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam thực hiện.
 Nguoi dan Tho Nhi Ky chia nhau tung mau banh mi sau dong dat-Hinh-4
Nguoi dan Tho Nhi Ky chia nhau tung mau banh mi sau dong dat-Hinh-5
Hàng cứu trợ.
 Nguoi dan Tho Nhi Ky chia nhau tung mau banh mi sau dong dat-Hinh-6
Hàng nghìn người xếp hàng nhận lương thực, thực phẩm, thuốc, quần áo trong trật tự, không chen lấn, không lấy nhiều mà chỉ lấy đủ cho bữa ăn hàng ngày.
 Nguoi dan Tho Nhi Ky chia nhau tung mau banh mi sau dong dat-Hinh-7
Điểm phát lương thực, quần áo và thuốc của các đảng viên Đảng Cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ.
 Nguoi dan Tho Nhi Ky chia nhau tung mau banh mi sau dong dat-Hinh-8
Em bé khoảng 4 tuổi tới điểm cứu trợ lấy bánh cho mẹ và em nhưng cũng chỉ lấy một cốc nhỏ.

Động đất, người đàn ông hốt hoảng túm chân cậu bé bỏ chạy

Một người đàn ông đã túm lấy chân cậu bé rồi kéo ra ngoài cửa hàng khi trận động đất 4,3 độ richter làm rung chuyển một thành phố ở miền nam Trung Quốc.

Dong dat, nguoi dan ong hot hoang tum chan cau be bo chay

Đến Bắc Hoa ngắm những ngôi nhà trình tường độc đáo của người Nùng

Bản Bắc Hoa có khoảng 160 gia đình với hơn 700 người (100% dân tộc Nùng). Trong đó, có gần 100 ngôi nhà trình tường đơn sơ, nhiều ngôi nhà có niên đại bằng mấy đời người.

Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung

Bản Bắc Hoa thuộc xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) là nơi có những thửa ruộng bậc thang uốn lượn ôm vòng quanh bản. Nét bình dị, mộc mạc gần như còn nguyên sơ của phong cảnh, vườn bãi cho đến những ngôi nhà trình tường đơn sơ óng màu thời gian của đồng bào dân tộc Nùng thu hút nhiều du khách.

Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung-Hinh-2

Ở đây đa số đều là bà con dân tộc Nùng di cư từ Lạng Sơn về từ vài trăm năm trước. 

Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung-Hinh-3
 Hai bên đường đi là những đồi cây xanh mát, những ngôi nhà ẩn hiện trong những đồi vải điệp trùng. 
Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung-Hinh-4

Đến thăm một xóm trong bản, xóm này hiện có 17 hộ gia đình và hầu hết họ đều có mối quan hệ trong dòng tộc, sống đoàn kết, quây quần bên nhau. Từ sân nhà nọ có thể bước luôn sang nhà kia, hoặc chỉ phân chia ranh giới bằng các lối đi chung, những hàng rào bằng cây, đá xếp chồng lên nhau hoặc bằng những vạt hoa dại…

Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung-Hinh-5

Điều đặc biệt là 17 hộ đều còn giữ được nếp nhà truyền thống trình tường với mái ngói âm dương khơi gợi sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ.

Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung-Hinh-6

Được biết, bản Bắc Hoa có khoảng 160 gia đình với hơn 700 người (100% dân tộc Nùng). Trong đó, có gần 100 ngôi nhà trình tường, nhiều ngôi nhà có niên đại bằng mấy đời người. Không chỉ nhà trình tường, mà bếp, công trình phụ, tường rào, chuồng trại chăn nuôi... tất cả đều làm bằng đất. Ưu điểm của những ngôi nhà trình tường bằng đất là có thể thích nghi với khí hậu, mát dịu về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung-Hinh-7

Đến Bắc Hoa, ngoài vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, núi rừng còn được xem người dân nơi đây dệt khăn, áo chàm thủ công truyền thống và thưởng thức món ngon đặc sản...

Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung-Hinh-8

Bên nếp nhà trình tường đơn sơ, cụ bà Vi Thị Thêm (80 tuổi) vẫn ngày ngày dệt những tấm khăn, áo chàm.

Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung-Hinh-9

Các hộ dân sống bằng công việc canh tác nông nghiệp, trồng cây ăn quả và một ít diện tích lúa, cây rau màu ngắn ngày. Cuộc sống của người dân trong bản từng bước khá lên qua các năm và vì thế văn hoá truyền thống đã mai một đi ít nhiều.

Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung-Hinh-10
Nhưng những năm gần đây ý thức về giữ gìn văn hoá truyền thống đã được quan tâm, chú ý hơn. Bản đã có CLB hát Slong hao, việc truyền dạy dân ca được bà con có ý thức hơn. Vào những ngày hội xuân, bóng những chiếc áo chàm, khăn chàm xuống chợ tạo nên những nét độc đáo của chợ phiên vùng cao. Hay những ngôi nhà mái ngói âm dương cũng được bà con trong bản gìn giữ. 
Den Bac Hoa ngam nhung ngoi nha trinh tuong doc dao cua nguoi Nung-Hinh-11
Ông Trương Văn Năm, phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Nhằm bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa lịch sử của bản Bắc Hoa và bản sắc văn hóa của dân tộc Nùng, UBND huyện đã có những phương án để tu sửa, bảo quản những nếp nhà trình tường. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng đã đưa những ngôi nhà trình tường của bản Bắc Hoa vào chương trình bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số giai đoạn 2020 – 2030".

>>> Mời độc giả xem thêm video Ảm đạm chợ truyền thống những ngày cận Tết (Nguồn: VTV TSTC)