Người đàn ông được minh oan tội giết người sau 27 năm

John Bunn khóc và nắm tay thẩm phán khi được tuyên vô tội sau 17 năm ở trong tù vì tội ác mà ông không làm.

John Bunn, giờ đã 41 tuổi, bị buộc tội giết người cấp độ 2 sau cái chết của một cựu cai ngục ở Crown Heights, Brooklyn, thành phố New York vào năm 1991.
Bunn và thiếu niên tên Rosean Hargrave bị cáo buộc đã ép Rolando Neischer và Robert Crosson ra khỏi xe sau đó bắn họ rồi cướp vào khoảng 4h sáng ngày 13/8/1991. Neischer thiệt mạng còn Crosson sống sót sau vụ nổ súng và trở thành nhân chứng duy nhất.
Từ nguồn tin ẩn danh, cảnh sát bắt giữ Bunn và Hargrove, khi đó 17 tuổi.
Crosson sống sót sau vụ nổ súng và trở thành nhân chứng duy nhất. Crosson đã xác nhận hai thiếu niên Bunn và Rosean trong một bức ảnh tại phiên tòa chỉ kéo dài một ngày.
Hai chiếc xe đạp được tìm thấy tại hiện trường cùng với máu và nhiều vân tay.
Trong thời gian kháng cáo, một luật sư quận Brooklyn theo dõi vụ án đã tuyên bố các bằng chứng không khớp với Bunn hoặc Hargrove. Tuy nhiên, tòa án vẫn tuyên Bunn và Hargove có tội.
Năm 2009, Bunn được thả tự do có điều kiện sau 17 năm bị giam giữ trong tù vì tội danh mà mình không làm.
Đến năm 2016, cáo buộc giết người nhằm vào Bunn được hủy bỏ sau khi giới chức chứng minh thám tử chịu trách nhiệm chính trong vụ án là Louis Scarcella đã “điều tra sai và gây nhầm lẫn” về vụ án khi ông này còn công tác ở Sở cảnh sát New York.
Hôm 15/5, Bunn chính thực được tuyên bố vô tội sau 27 năm đi tìm công lý.
Bunn không kìm nén được cảm xúc khi tòa tuyên vô tội. Ảnh: WPIX11
Bunn không kìm nén được cảm xúc khi tòa tuyên vô tội. Ảnh: WPIX11 
Tại tòa án, Bunn xúc động ôm lấy luật sư của mình. Ông tới gần vị thẩm phán Shawndya Simpson và nắm lấy cả hai tay của bà rồi gục đầu vào bàn. “27 năm qua, tôi đấu tranh cho cuộc sống của mình và chiến đấu vì sự vô tội của bản thân”, Bunn nói và khóc.
Cũng trong phiên tòa này, thẩm phán chỉ trích cách hệ thống tư pháp xử lý vụ án.
“Trong một ngày, họ chọn một bồi thẩm đoàn, mở phiên tòa, đưa ra nhân chứng và kết luận về một vụ án giết người mà không xét tính công lý”, thẩm phán Simpson nói.
Luật sư của Bunn nói với các phóng viên rằng, thân chủ của mình xứng đáng nhận được lời xin lỗi.
Bunn chia sẻ, trong những ngày tháng ở tù, ông tự rèn luyện mình bằng cách đọc sách. Nhiều năm sau khi được ra tù, ông thu thập hơn 20.000 cuốn sách cho các tù nhân ở New York. Ông cũng lập dự án văn học A Voice 4 the Unheard hồi năm ngoái.
“Tôi chỉ cảm thấy mình quá may mắn và biết ơn Chúa khi có ngày hôm nay“, Bunn nói với các phóng viên bên ngoài tòa án.

4 sự kiện gây sốc nhất chính trường thế giới năm 2016

Chiến thắng của Donald Trump, Anh quyết rời khỏi EU, hồ sơ Panama phanh phui những kế hoạch trốn thuế đồ sộ… là những sự kiện gây sốc nhất thế giới năm 2016.

Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế lớn như Straits Times (Singapore), Sydney Morning Herald (Australia), New York Daily News, CNN (Mỹ)... khi đánh giá về năm 2016 đều chung nhận định: “sốc”. Trong số những sự kiện gây sốc nhất năm, chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ của ông Donald Trump xếp đầu danh sách.

Điều ít biết về nữ giám đốc đầu tiên trong lịch sử CIA

(Kiến Thức) - Với việc được Thượng viện Mỹ phê chuẩn, bà Haspel sẽ trở thành nữ giám đốc đầu tiên trong lịch sử Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Được biết, bà Haspel đã nhận được khá nhiều giải thưởng trong sự nghiệp tình báo của mình.

Ngày 18/5, với 54 phiếu ủng hộ và 45 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã chính thức xác nhận bà Gina Haspel sẽ trở thành nữ Giám đốc CIA đầu tiên trong lịch sử. Ảnh: AP.
Ngày 18/5, với 54 phiếu ủng hộ và 45 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã chính thức xác nhận bà Gina Haspel sẽ trở thành nữ Giám đốc CIA đầu tiên trong lịch sử. Ảnh: AP.

Trước đó, hồi tháng 3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo lựa chọn bà Haspel vào vị trí Giám đốc CIA, kế nhiệm ông Mike Pompeo - người được ông Trump bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: BBC.
 Trước đó, hồi tháng 3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo lựa chọn bà Haspel vào vị trí Giám đốc CIA, kế nhiệm ông Mike Pompeo - người được ông Trump bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: BBC.

Theo các quan chức CIA và cựu quan chức Nhà Trắng, trong một vài tháng trở lại đây, bà Haspel đã trực tiếp điều hành công việc tại CIA. Ảnh: BBC.
 Theo các quan chức CIA và cựu quan chức Nhà Trắng, trong một vài tháng trở lại đây, bà Haspel đã trực tiếp điều hành công việc tại CIA. Ảnh: BBC.

Bà Gina sinh ngày 1/10/1956 tại Ashland, bang Kentucky (Mỹ). Bà từng theo học tại Đại học Louisvielle. Ảnh: Getty.
 Bà Gina sinh ngày 1/10/1956 tại Ashland, bang Kentucky (Mỹ). Bà từng theo học tại Đại học Louisvielle. Ảnh: Getty.

Sự nghiệp làm sĩ quan tình báo của bà Haspel tại CIA bắt đầu từ năm 1985. Ảnh: Reuters.
Sự nghiệp làm sĩ quan tình báo của bà Haspel tại CIA bắt đầu từ năm 1985. Ảnh: Reuters.

Trong suốt thời gian làm việc tại CIA, bà Haspel đảm nhiệm một số vị trí lãnh đạo, trong đó có vai trò giám đốc tại Sở Mật vụ Quốc gia và Trung tâm Chống Khủng bố. Ảnh: NBC News.
Trong suốt thời gian làm việc tại CIA, bà Haspel đảm nhiệm một số vị trí lãnh đạo, trong đó có vai trò giám đốc tại Sở Mật vụ Quốc gia và Trung tâm Chống Khủng bố. Ảnh: NBC News.

Bà được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm Phó Giám đốc CIA vào tháng 2/2017 và làm việc dưới quyền ông Mike Pompeo. Ảnh: NY Daily News.
Bà được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm Phó Giám đốc CIA vào tháng 2/2017 và làm việc dưới quyền ông Mike Pompeo. Ảnh: NY Daily News.

Được biết, bà Haspel đã nhận được không ít giải thưởng trong sự nghiệp tình báo, trong đó có Presidential Rank Award. Ảnh: AP.
Được biết, bà Haspel đã nhận được không ít giải thưởng trong sự nghiệp tình báo, trong đó có Presidential Rank Award. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, trong thời gian làm việc ở Thái Lan, bà chịu trách nhiệm giám sát một nhà tù bí mật, nơi được cho là đã sử dụng nhiều biện pháp tra tấn đối với tù nhân. Ảnh: Security Today.
Tuy nhiên, trong thời gian làm việc ở Thái Lan, bà chịu trách nhiệm giám sát một nhà tù bí mật, nơi được cho là đã sử dụng nhiều biện pháp tra tấn đối với tù nhân. Ảnh: Security Today.

Chính vì điều này, bà Haspel đã đối mặt với làn sóng chỉ trích và phải điều trần trước Thượng viện Mỹ. Ảnh: EPA.
Chính vì điều này, bà Haspel đã đối mặt với làn sóng chỉ trích và phải điều trần trước Thượng viện Mỹ. Ảnh: EPA.