Người đàn ông bị cá sấu đoạt mạng khi kéo lưới trên sông

Con cá sấu dài 5 mét đã tấn công Rusdi Tambah, 45 tuổi và kéo xuống nước vào sáng 12/9. Sự việc xảy ra khi anh đang kéo lưới trên sông Matamba, Malaysia.

Một đội gồm tám lính cứu hỏa cùng với các sĩ quan của sở động vật hoang dã đã tham gia tìm kiếm và tìm thấy con cá sấu cách nơi Rusdi bị tấn công khoảng 60 mét.
Tuy nhiên, con cá sấu không chịu nhả thi thể của Rusdi, vì vậy các sĩ quan động vật hoang dã đã bắn nó năm phát, cuối cùng giết chết con vật.

Người đàn ông bị cá sấu đoạt mạng khi kéo lưới trên sông


Cảnh quay cho thấy con cá sấu đã chết bị các sĩ quan và người dân địa phương kéo từ bờ sông lên vùng đất cao hơn.
Sumsoa Rashid, người đứng đầu Sở Cứu hỏa Lahad Datu, cho biết: "Các nhân chứng nói với chúng tôi rằng nạn nhân đang kéo lưới trên sông thì bị một con cá sấu tấn công. Chúng tôi buộc phải bắn năm phát để làm tê liệt con bò sát".
Người đưa tin

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ miền Bắc xảy ra lũ quét, sạt lở

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, Bắc Bộ có mưa với lượng mưa từ 5-15mm, có nơi trên 40mm, tiếp tục cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Miền Bắc tiếp tục cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất do sắp có mưa phủ rộng. 
Các chuyên gia cảnh báo, khu vực vùng núi Bắc Bộ mưa lớn kéo dài, đất đá đã bão hòa, lũ trên các sông đã xuống nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở đất ngay cả khi không mưa.
Chuyen gia canh bao nguy co mien Bac xay ra lu quet, sat lo
Lũ quét cuốn phăng thông Làng Nủ ở Lào Cai khiến gần 100 người tử vong và mất tích, hiện công tác tìm kiếm các nạn nhân đang được khẩn trương tiến hành 
Vào lúc 21h30 ngày 14/9, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các khu vực: Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên (Sơn La); Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, thành phố Hòa Bình (Hoà Bình); Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn, thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa (Lào Cai); Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình (Yên Bái); Bắc Quang, Quản Bạ, Xín Mần, Yên Minh (Hà Giang); Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang); Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới (Bắc Kạn); Cẩm Khê, Hạ Hoà, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Yên Lập (Phú Thọ); Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên); Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng, Hiệp Hoà (Bắc Giang). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1.
*Mực nước trên sông Thao, sông Lô, sông Hồng đã xuống mức báo động 1 Dự bào vào khoảng 15h30 ngày 15/9, mực nước nhiều trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình có xu thế xuống chậm, phổ biến từ báo động 2, đến trên báo động 3, có nơi trên báo động 3.
Vào khoảng 3h30 ngày 15/9, lũ trên sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Hoàng Long tại Bến Đế tiếp tục xuống nhưng vẫn ở trên mức xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động 3; sông Thương tiếp tục xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động 2; sông Lục Nam và sông Thái Bình tiếp tục xuống dưới mức báo động 2 và trên báo động 1.
Vào khoảng 3h30 phút - 15h30 ngày 15/9, lũ trên sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Thương và sông Hoàng Long tiếp tục xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động 2; sông Lục Nam và sông Thái Bình tiếp tục xuống báo động 2 và báo động 1.
Cơ quan khí tượng cảnh báo tình trạng ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm. Quá trình thoát lũ, giảm lũ trên hệ thống sông Hồng diễn ra chậm, nên tình trạng ngập còn diễn ra tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông, tại Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương. Với diễn biến mưa giảm được dự báo trong những ngày tới thì tình trạng ngập ở vùng trũng, thấp ven sông sẽ dần được cải thiện. Thời gian nước rút ở vùng trũng thấp ven sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ từ 9-11 ngày, ven sông Tích khoảng 6-8 ngày, hạ lưu sông Cà Lồ 2-4 ngày, sông Nhuệ từ 2-3 ngày.
Khu vực ngoài đê hạ lưu sông Hồng- Thái Bình (tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương) thời gian rút nước kéo dài từ 3-5 ngày, đối với các vùng không chủ động tiêu thoát thì khả năng kéo dài hơn.
Ngoài ra, mực nước lũ ở hạ lưu sông Hồng tại Nam Định, Ninh Bình hiện tại đang ở mức cao (trên báo động 2- báo động 3) nên vẫn còn nguy cơ ảnh hưởng đến đê bối ven sông, sạt lở đê, kè tại các vị trí xung yếu.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, chiều tối 14/9 đến chiều tối 16/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, cục bộ có nơi trên 120mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
Ngoài ra, từ chiều tối và đêm 14/9 đến chiều tối 15/9 khu vực từ Quảng Bình đến Bình Thuận có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 90mm (mưa tập trung vào chiều và đêm). Từ chiều tối và đêm 15/9 đến ngày 16/9, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Các chuyên gia cảnh báo, đêm 16/9 đến ngày 17/9, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50mm, cục bộ có nơi trên 90mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm). Mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 18-19/9. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1. 
 

Danh sách 40 cây cầu của Hà Nội vẫn còn ngập, cấm lưu thông

Do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi, đến nay Hà Nội vẫn còn hơn 40 cây cầu bị ngập, không đủ điều kiện an toàn khai thác đang cấm các phương tiện lưu thông.

Đại diện Sở GTVT TP Hà Nội cho biết, hiện tại, vẫn cấm tất cả các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà, còn cầu Chương Dương hạn chế xe khách, xe hợp đồng, xe du lịch trên 9 chỗ và xe tải có tải trọng trên 0,5 tấn.

Ngoài ra, còn 8 cầu do UBND TP Hà Nội quản lý bị ngập sâu, không bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông.

Tạm giam nhóm “yêng hùng” dùng hung khí giải quyết mâu thuẫn

Công an huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa truy xét thành công chuyên án “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại thôn Ngọc Chánh, xã Bình Lâm, khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can.

Các bị can bị tạm giam gồm: Trần Văn Tuấn (trú xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức), Nguyễn Hữu Long (trú xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước), Nguyễn Văn Nam (trú xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức), Nguyễn Văn Sỹ (trú xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), Nguyễn Tấn Đạt (trú xã Tam Phước, huyện Phú Ninh), Nguyễn Ngọc Toàn (trú xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh), Huỳnh Quang Khôi (trú xã Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước), Huỳnh Văn Cường (trú xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước). Các đối tượng trong độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi.

Tam giam nhom “yeng hung” dung hung khi giai quyet mau thuan
 Nhóm gây rối trật tự công cộng bị khởi tố, bắt tạm giam (ảnh CA)

Đã có trên 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào thiệt hại do lũ

Tính đến 17h ngày 14/9, số tiền mặt và chuyển khoản về tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương ủng hộ đồng bào bị thiệt hại của bão số 3 là 1.001 tỷ đồng.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, những ngày qua đã có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương.

Da co tren 1.000 ty dong ung ho dong bao thiet hai do lu
 Cán bộ, hội viên phụ nữ tỉnh Quảng Bình chung tay chia sẻ, quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ. Ảnh: TTXVN

Hà Nội: Dọn dẹp trường học sẵn sàng đón học sinh vào thứ 2

Cuối tuần, nước ở một số khu vực bị ngập của Hà Nội đã rút dần. Các trường nhanh chóng dọn dẹp, vệ sinh trường lớp để sẵn sàng đón học sinh trở lại vào thứ Hai.

Tận dụng tối đa khoảng thời gian 2 ngày nghỉ cuối tuần, các trường học trên địa bàn TP Hà Nội đều tăng cường lực lượng, huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh để làm tổng vệ sinh, rà soát cơ sở vật chất, khắc phục các thiệt hại sau bão.
Những ngày qua, nước đã ngập sâu nửa mét vào tận các phòng học ở tầng 1 của Trường THCS Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trước khi nước ngập, nhà trường đã kịp huy động giáo viên, phụ huynh đưa toàn bộ máy móc, trang thiết bị, bàn ghế, đồ dùng học tập, sách vở… lên tầng 2 để tránh lũ.
Cô Triệu Thị Minh Thắng, Hiệu trưởng nhà trường cho hay suốt 8 ngày qua, cô cùng ban chỉ đạo phòng chống bão Yagi của trường đã ở lại trực 24/24. Từ hơn 3 giờ chiều ngày 11/9, nước bắt đầu rút cũng là thời điểm các thầy cô bắt tay vào dọn dẹp.
Cũng theo cô Thắng, trường chỉ có hơn 20 giáo viên, trong đó có 4 cô nghỉ thai sản, 8 cô bị cô lập vì ngập, chỉ còn hơn 10 giáo viên. Phụ huynh cũng bị cô lập vì nước lũ, các thầy cô giáo phải huy động cả người thân đến trường hỗ trợ.
“Phải dọn theo con nước, khua bùn để nước rút đến đâu sẽ cuốn bùn trôi theo đến đó. Nếu để đọng bùn sẽ rất khó dọn và đặc biệt là bùn sẽ bám làm ố tường. Vì vậy, chúng tôi đã làm việc liên tục đến 21h mới vệ sinh hết được khu vực sàn lớp học. Mất điện nên các thầy cô giáo phải soi đèn pin điện thoại,” cô Thắng chia sẻ.
Tại Trường Tiểu học Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội, cô Phạm Thanh Huyền, Hiệu trưởng nhà trường cho hay trường chỉ có khoảng 20 giáo viên nhưng sáng nay đã có thêm hàng chục giáo viên từ các trường bạn đến hỗ trợ. Do nước rút quá nhanh, không kịp để khua bùn theo con nước nên cô Huyền cho biết lượng bùn đọng lại khá nhiều. Dù trường đã huy động 10 máy rửa xe phun nước công suất cao nhưng vẫn không hiệu quả.
“Chúng tôi đã phải huy động vòi nước cứu hoả mới có thể đẩy được bùn đất ra khỏi sân trường. Sáng kiến này sau đó đã được các trường bạn áp dụng, giúp việc dọn dẹp nhanh chóng và sạch sẽ hơn,” cô Huyền cho hay.
Trường Tiểu học Duyên Hà cũng đã hoàn tất việc đưa bàn ghế từ tầng hai xuống tầng 1, sắp xếp lại các lớp học, chuẩn bị cho công tác phun khử khuẩn sẽ diễn ra vào cuối tuần để có thể đón học sinh trở lại vào thứ Hai.
Ha Noi: Don dep truong hoc san sang don hoc sinh vao thu 2
Cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Dũng - Ba Đình, Hà Nội khẩn trương vệ sinh môi trường sau khi nước rút. 

Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì Nguyễn Thị Thu Hường cho biết, chiều 13/9, nước mới rút hoàn toàn khỏi sân trường. Tranh thủ thời tiết nắng ráo, nhà trường huy động tối đa lực lượng tổng vệ sinh.

“Trường có 38 cán bộ, giáo viên thì có đến hơn 20 người sống trong vùng ngập lụt. Rất may, trường đã nhận được sự sẻ chia, hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ, giáo viên đến từ 13 trường mầm non thuộc huyện Thanh Trì. Ngoài ra còn rất nhiều người thân của các giáo viên cũng đến chung tay cùng nhà trường dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau mưa lũ; do vậy, các phần việc đã dần được hoàn thành”, Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Mỹ cho hay.

Trước đó, cán bộ, giáo viên các Trường Tiểu học Nghĩa Dũng, Trường THCS Phúc Xá, Trường Mầm non số 8 (quận Ba Đình) cùng lực lượng chức năng cũng gấp rút tiến hành vệ sinh cơ sở vật chất nhà trường với tinh thần nước rút đến đâu, vệ sinh đến đấy, bao gồm: vệ sinh môi trường, phun thuốc muỗi, thau rửa bể nước.... ; bảo đảm mọi điều kiện an toàn để đón học sinh đi học bình thường từ ngày 16/9.

Tuy nhiên, một số trường học tại những địa bàn trũng thấp, nước vẫn ngập sâu, như: THCS Hồng Quang, điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Vạn Thái (Ứng Hoà); THCS Vật Lại, THCS Cam Thượng, THCS Tiên Phong (Ba Vì)... Các trường này sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết và đã lên phương án dọn vệ sinh môi trường ngay khi nước rút để có thể đón học sinh học trực tiếp trong thời gian sớm nhất.

Khối lượng công việc phải thực hiện rất nhiều nhưng được sự trợ giúp tích cực của phụ huynh học sinh, các lực lượng địa phương, đặc biệt là đồng nghiệp đến từ trường bạn nên không khí vệ sinh môi trường tại các trường rất khẩn trương, làm đến đâu, sạch gọn đến đó.

Ha Noi: Don dep truong hoc san sang don hoc sinh vao thu 2-Hinh-2
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tham gia dọn vệ sinh cùng nhân dân tại Vườn hoa Vạn Xuân.  

Ngày 14/9, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức Lễ phát động ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3; kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức thành viên, các hộ gia đình và Nhân dân cùng tham gia dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, thu dọn cây gãy, đổ; khơi thông cống, rãnh, kênh mương; thu gom rác thải, phun khử trùng phòng chống dịch bệnh.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường tại cơ quan, đơn vị, trường học, các địa bàn dân cư trên địa bàn Thành phố trong hai ngày 14 - 15/9.

Các tổ chức tôn giáo Thủ đô phát huy vai trò của tôn giáo trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tuyên truyền, vận động tín đồ, tín hữu, phật tử, đồng bào có đạo tham gia dọn dẹp các nơi thờ tự, nơi ở; cùng Nhân dân địa phương vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, khu phố.