Người dân có được xem thông tin cá nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia?

Nghị định 37/2021 cho phép người dân khai thác thông tin cá nhân qua dịch vụ nhắn tin, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 37/2021 (có hiệu lực từ 14/5) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015 quy định chi tiết các điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
Khoản 3 Điều 8 của nghị định này quy định cho phép công dân được quyền khai thác thông tin của bản thân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Để được khai thác dữ liệu cá nhân của mình, người dân gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc khai thác thông qua dịch vụ nhắn tin, cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng, đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, cơ quan công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác muốn khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia có thể thông qua cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Nguoi dan co duoc xem thong tin ca nhan trong co so du lieu quoc gia?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ chuẩn hóa dữ liệu của hơn 90 triệu dân. Ảnh: Nguyễn Hiếu.
Trong văn bản yêu cầu phải ghi rõ lý do cần khai thác và cam kết chịu trách nhiệm pháp lý liên quan thông tin đã được cung cấp. Sau 3 ngày nhận được yêu cầu, đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu phải giải quyết.
Đối với những hành vi truy cập trái phép, làm thay đổi, xóa hay phát tán thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan quản lý hệ thống này có quyền từ chối, ngăn chặn việc kết nối.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được kích hoạt hôm 25/2, hiện quản lý thông tin của hơn 100 triệu người dân, phạm vi sử dụng trên cả nước với hơn 11.500 điểm từ cấp xã, huyện đến Trung ương, với hơn 40.000 người truy nhập vào hệ thống.
Hệ thống này giảm chi phí, giấy tờ, thời gian xác minh và đi lại cho công dân; giảm ngân sách Nhà nước khi xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và việc lưu hồ sơ. Cùng với đó, sổ hộ khẩu và sổ tạm trú bằng giấy sẽ được bãi bỏ, chuyển sang quản lý bằng dữ liệu điện tử.

Cận cảnh chung cư Hải Dương cũ nát, dân ngủ không yên...lo “thần chết” gõ cửa

Chung cư B4 Bình Minh, TP Hải Dương hiện đang xuống cấp trầm trọng khiến gần 80 hộ dân nơi đây phải sống trong cảnh lo lắng đến…ngủ cũng không yên giấc.

Can canh chung cu Hai Duong cu nat, dan ngu khong yen...lo “than chet” go cua

Nhiều năm qua, chung cư B4 Bình Minh (phường phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. 

Can canh chung cu Hai Duong cu nat, dan ngu khong yen...lo “than chet” go cua-Hinh-2

Cũng là ngần ấy thời gian, gần 80 hộ dân sinh sống tại đây phải sống trong nơm nớp lo âu.  

Chưa chốt được thời điểm bỏ sổ hộ khẩu

Do còn ý kiến khác nhau nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thiết kế hai phương án để xin ý kiến Quốc hội.

Chiều 4/9, Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách đã thảo luận về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Quy định đáng chú ý nhất của dự án luật này là thay đổi phương thức quản lý cư trú mới, chuyển từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa. Cụ thể là kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân.
Hai quan điểm khác nhau