Người da đen chết sau khi bị cảnh sát đè đầu gối lên cổ

Tiếng hét của Lionel Morris vang khắp khu đồ tươi sống của siêu thị ở Conway, bang Arkansas (Mỹ) trong 6,5 phút, khi anh bị cảnh sát khống chế.

Theo cảnh sát, Morris đã cố chạy trốn cảnh sát trong siêu thị, thậm chí còn siết cổ một cảnh sát và cố rút dao ra khi chống cự. Trước đó, siêu thị đã gọi cảnh sát và tố giác Morris cùng một người khác đang lấy cắp hàng.
Theo Washington Post, khi bị một cảnh sát đè đầu gối lên cổ, Morris, 39 tuổi, đang bị còng tay và nằm sấp mặt xuống, liên tục kêu cứu: “Tôi không thở được”.
“Nếu anh nói được, anh thở được, bình tĩnh nào”, cảnh sát trả lời, theo video do camera gắn trên cảnh sát ghi lại. “Chúng tôi gọi cấp cứu rồi”.
Nguoi da den chet sau khi bi canh sat de dau goi len co
Cảnh sát ở Conway, Arkansas ghì Lionel Morris xuống sàn ở một tiệm tạp hóa ngày 4/2. Ảnh: YouTube. 
Vài phút sau, Morris “không có mạch và không phản hồi” khi nhân viên y tế tới. Anh được xác định là đã chết trong khi được chuyển đến viện.
Ngày 29/7, những cảnh sát liên quan đến cái chết của Morris được xác định là không phạm tội. Các công tố viên và phía cảnh sát khẳng định như vậy sau khi cảnh sát công bố đoạn video từ camera gắn trên người và đoạn phim từ camera an ninh, cho thấy cảnh hỗn loạn trong siêu thị ngày đó.
Cảnh sát trưởng thành phố Conway, Arkansas, ông William Tapley nêu lại bản giám định pháp y nói Morris qua đời vì kết hợp của nhiều yếu tố như lực tác động của cảnh sát, vũ khí điện và quá liều methamphetamine (ma túy đá).
“Mức ma túy trong người ông Morris và sự căng thẳng của việc chống chọi với cảnh sát sau cùng đã dẫn đến cái chết của ông”, ông Tapley nói.
Lời nói của cảnh sát thành phố Conway (“Nếu anh nói được, anh thở được, bình tĩnh nào”) làm người ta so sánh tới những lời nói hồi tháng 5 của cảnh sát Derek Chauvin ở thành phố Minneapolis, người đã đè gối lên cổ George Floyd trong 9 phút.
Khi George Floyd nói “tôi không thở được”, cảnh sát Chauvin nói: “Nói thế là cần nhiều khí ôxy lắm đấy”.
Thị trưởng thành phố Conway Bart Castleberry ngày 29/7 nói chính ông ra lệnh công bố video từ camera gắn người của cảnh sát.
“Khi xem lại đoạn phim từ hiện trường, tôi thấy một số thứ đáng lo ngại đối với tôi”, ông Castleberry cho biết trong một thông cáo. “Dù tôi hoàn toàn ủng hộ sở cảnh sát, có những hành vi phải thay đổi”.
Toàn bộ sự viện diễn ra như sau. Ngày 4/2, lúc 16h25, cảnh sát nhận được cuộc gọi về vụ ăn cắp. Cảnh sát tới thì thấy Brandy Arnold và Morris đã lấy một chiếc máy bay không người lái (drone) đã được bóc bao bì. Cảnh sát bắt giữ Arnold mà không bị chống trả, còn Morris thì cố chạy thoát trong siêu thị khiến cảnh sát đuổi theo.
Cảnh sát tìm được Morris trong khu bán đồ tươi sống, sau đó yêu cầu Morris tuân lệnh bắt của cảnh sát. Cảnh sát yêu cầu Morris tuân thủ gần 40 lần trong 6,5 phút chống cự, theo ông Tapley, cảnh sát trưởng thành phố Conway.
Cũng theo ông Tapley, cảnh sát dùng súng điện (Taser) vào Morris “nhiều lần”, bao gồm cả khi Morris nằm trên sàn nhà. Một cảnh sát thừa nhận đã đấm Morris 2-4 lần vào lưng và khuỷu tay để buộc Morris tuân thủ.
Trong khi chống cự, Morris định rút dao từ trong túi, nhưng bị cảnh sát lấy được và vứt đi. Cũng trong khi chống cự, Morris còn được cho là đã siết cổ một cảnh sát, cũng theo ông Tapley.
Nghe Morris kêu cứu là có vấn đề gì đó về tim, các cảnh sát đã gọi xe cấp cứu trước khi tiến hành bắt giữ, theo ông Tapley.
Cảnh sát cho biết Morris ngừng thở tại một thời điểm nào đó sau khi đã bị còng tay, theo báo chí địa phương.
Trong thông cáo ngày 29/7, cảnh sát trưởng Tapley thừa nhận sở cảnh sát có thể cải thiện quy trình của mình trong những vụ việc như vậy, nhưng không nói rõ cụ thể.

Bất ngờ danh tính người da trắng được “người hùng” da màu giải cứu

(Kiến Thức) - Danh tính người đàn ông da trắng được "người hùng" da màu Patrick Hutchinson cứu khỏi đám đông biểu tình ở London tuần trước được xác định là Bryn Male - một cựu cảnh sát giao thông Anh.

Theo The Guardian, Bryn Male, 55 tuổi, đã được Patrict Hutchinson, một người đàn ông da màu, đưa đến nơi an toàn giữa cuộc biểu tình hỗn loạn ở London tuần trước. 
Phát ngôn viên Cảnh sát Giao thông Anh cho biết, Bryn Male từng làm việc cho Cảnh sát Giao thông Anh tại khu vực London và sau đó là một thám tử. Ông nghỉ hưu từ tháng 9/2014.

Sự thật bất ngờ về tòa nhà cao nhất Triều Tiên

(Kiến Thức) - Khách sạn Ryugyong hiện là tòa nhà không người ở cao nhất Triều Tiên.

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien
 Theo Insider, khách sạn Ryugyong được khởi công xây dựng ở Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên, vào năm 1987. (Nguồn ảnh: Insider)

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-2
 Tòa nhà hoàn thành chiều cao 330 mét vào năm 1992, song bên trong công trình này đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Insider cho biết, việc xây dựng công trình này bị gián đoạn do vấn đề kinh tế.

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-3
 Đến nay, tòa nhà này vẫn chưa có vị khách nào ở.

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-4
 Khách sạn Ryugyong có 105 tầng.

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-5
Phần đỉnh khách sạn Ryugyong trong bức ảnh chụp năm 2015. 

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-6
 Bức ảnh chụp khách sạn Ryugyong đang trong quá trình xây dựng vào năm 2010.

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-7
Theo Reuters, tổng chi phí cuối cùng để hoàn thiện khách sạn Ryugyong ước tính là 2 tỷ USD. 

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-8
Triều Tiên đã sử dụng tòa nhà cho một số mục đích khác, chẳng hạn như bắn pháo hoa kỷ niệm một sự kiện từ tòa nhà này vào năm 2009... 

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-9
 ...hay tòa nhà "làm nền" cho những buổi biểu diễn của các đoàn nghệ thuật...

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-10
 ...và chiếu thông điệp tuyên truyền.

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-11
Theo Insider, tòa nhà cao nhất Triều Tiên này hiện vẫn chưa có điện và chưa có ngày dự kiến hoàn thành. Tuy nhiên, có những dấu hiệu mới về tiến độ xây dựng công trình này. 

Su that bat ngo ve toa nha cao nhat Trieu Tien-Hinh-12
 Ryugyong còn được biết đến với biệt danh "Khách sạn tận thế" (Hotel of Doom).

Cơn “thịnh nộ” tại Atlanta: Nạn nhân da màu Rayshard Brooks là ai?

(Kiến Thức) - Rayshard Brooks bị cảnh sát bắn chết tại Atlanta, bang Georgia, vào tuần trước. Cái chết của Brooks đã thổi bùng cơn giận dữ của người dân tại thành phố này trong bối cảnh cuộc biểu tình tại Mỹ vẫn tiếp diễn sau vụ George Floyd bị bắn chết.

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?
 Cảnh sát Mỹ bắn chết thanh niên da màu Rayshard Brooks (ảnh) gần nhà hàng Wendy's hôm 12/6, sau khi người này được cho là đã chống trả và chĩa súng về phía cảnh sát lúc bị bắt giữ và truy đuổi. Ảnh chụp màn hình. 

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?-Hinh-2
Một điều tra viên của cơ quan giám định y tế Fulton thông báo, kết quả khám nghiệm tử thi vào ngày 14/6 cho thấy Brooks, 27 tuổi, tử vong vì mất máu và chấn thương nội tạng bởi hai vết thương do súng đạn. Cái chết của anh là một vụ giết người. Ảnh: Reuters.  

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?-Hinh-3
Cái chết của Brooks đã khiến cư dân Atlanta phẫn nộ, đổ xuống đường biểu tình hôm 13/6. Ảnh: Reuters.  

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?-Hinh-4
 Thị trưởng Keisha Lance Bottoms cho biết, cảnh sát trưởng Atlanta Erika Shields đã từ chức sau vụ việc. Trong khi đó, sĩ quan bắn chết Brooks đã bị sa thải. Ảnh: NN. 

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?-Hinh-5
 Vụ bắn chết Brooks xảy ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình ở Mỹ tiếp diễn sau cái chết của George Floyd - người đàn ông da màu tử vong sau khi bị cảnh sát Mỹ ghì cổ trong vụ bắt giữ tại Minneapolis, bang Minnesota, hôm 25/5. Ảnh: Reuters. 

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?-Hinh-6
Được biết, Rayshard Brooks, 27 tuổi, cũng là một công dân người Mỹ gốc Phi. Anh sinh sống tại Atlanta. Ảnh: EPA. 

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?-Hinh-7
 Brooks làm việc tại một nhà hàng ở thành phố Atlanta. Anh đã kết hôn được 8 năm, có ba cô con gái. Ảnh: CNN. 

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?-Hinh-8
 Theo CBS News, đối với người thân trong gia đình, Brooks là một người cha yêu thương con cái và là người đáng tin cậy. Ảnh: CNN. 

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?-Hinh-9
 "Chú ấy là một người chồng, người cha yêu thương vợ con. Và đối với tôi, chú ấy là người mà tôi rất tin cậy", Chassidy Evans, cháu họ của Brooks chia sẻ trong cuộc họp báo ngày 14/6. Ảnh: People. 

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?-Hinh-10
 "Rayshard Brooks có nụ cười rạng rỡ và trái tim yêu thương, thích nhảy từ khi chúng tôi còn là những đứa trẻ", Evans nhớ lại. Ảnh: Twitter. 

Con “thinh no” tai Atlanta: Nan nhan da mau Rayshard Brooks la ai?-Hinh-11
Được biết, hôm 13/6 là sinh nhật tròn 8 tuổi của con gái Brooks. Anh đã định tổ chức sinh nhật cho con gái. "Một ngày sau khi chú tôi qua đời, con gái lớn của chú ấy đã ngồi chờ bố về để đưa đi trượt băng. Nhưng điều đó không thể xảy ra. Tôi rất đau lòng. Chúng tôi chỉ cầu mong công lý", Evans nói tiếp. Ảnh: Daily Mail.