Người có chức vụ trong quân đội không được lập công ty trong 1 năm sau thôi chức

Người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội sẽ không được thành lập, điều hành công ty tư thuộc lĩnh vực từng quản lý trong 1 năm kể từ ngày thôi chức.

5 lĩnh vực áp dụng
Theo dự thảo thông tư mới của Bộ Quốc phòng, có 5 lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội sẽ phải áp dụng quy định trên, gồm: Kế hoạch và đầu tư, tài chính, kinh tế, hậu cần, kỹ thuật; Ngân hàng; Thanh tra quốc phòng; Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý và Nghiên cứu khoa học.
Các loại hình doanh nghiệp mà người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội không được thành lập hoặc giữ chức vụ sau khi thôi chức gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.
Đây là một trong các quy định trong dự thảo thông tư nhằm triển khai Nghị định 59 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Phòng, chống tham nhũng vừa được Bộ Quốc phòng đưa ra để lấy ý kiến.
Nguoi co chuc vu trong quan doi khong duoc lap cong ty trong 1 nam sau thoi chuc
 Vườn tăng gia là một trong những mô hình tiêu biểu của lực lượng quân đội. (Ảnh: Internet)
Nghị định 59 của Chính phủ chia các lĩnh vực thực hiện quy định quan chức sau khi về hưu không được mở hoặc giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp thành 4 nhóm. Trong đó, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thuộc nhóm 3, được Thủ tướng giao Bộ trưởng các bộ này tự quy định.
Các nhóm còn lại quy định thời gian quan chức sau khi thôi chức vụ không được mở công ty trong lĩnh vực mình quản lý từ 6 - 24 tháng.
5 năm phải chuyển đổi vị trí công tác
Dự thảo thông tư mới của Bộ Quốc phòng cũng quy định chi tiết thời gian và danh mục các lĩnh vực công việc phải chuyển đổi công tác trong quân đội.
Cụ thể, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong quân đội là 5 năm (đủ 60 tháng) liên tục.
Về danh mục phải chuyển đổi, cán bộ chỉ huy tham mưu mưu gồm các ngành: Quân lực từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên. Quân huấn - nhà trường (cấp phát các loại văn bằng, chứng chỉ; tuyển sinh, khảo thí, quản lý vật chất) đối với các nhà trường trong quân đội. Hoạt động đối ngoại, phân bổ chỉ tiêu ngân sách các ngành chỉ huy tham mưu.
Cán bộ hậu cần, tài chính gồm các ngành: Hậu cần từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên. Cấp giấy chứng nhận hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Giám sát cung ứng các loại thuốc, dược liệu. Phân bổ chỉ tiêu ngân sách ngành Hậu cần. Tài chính từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên. Thanh toán BHXH, BHYT từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên. Kế toán, thủ quỹ theo dõi vốn, ngân sách tại các doanh nghiệp có sử dụng vốn của Nhà nước.
Cán bộ chính trị gồm các ngành: Cán bộ (nhân sự, đào tạo, tuyển dụng), tuyên huấn (quản lý vật tư công tác đảng, công tác chính trị, thi đua khen thưởng), chính sách, bảo hiểm từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên và phân bổ chỉ tiêu ngân sách các ngành công tác Đảng, công tác chính trị.
Nguoi co chuc vu trong quan doi khong duoc lap cong ty trong 1 nam sau thoi chuc-Hinh-2
Lực lượng quân đội giúp dân làm đường giao thông nội đồng. (Ảnh: Đài PT-TH Tĩnh Gia, Thanh Hóa) 
Cán bộ kỹ thuật gồm các ngành: Quản lý, đăng kiểm các loại phương tiện. Đăng ký phương tiện. Cấp phát, đăng ký, bằng lái. Phân bố chỉ tiêu ngân sách các ngành kỹ thuật.
Cán bộ khối thanh tra, điều tra, thi hành án, cửa khẩu thuộc các nhóm ngành, ngành: Thanh tra viên, điều tra viên, trinh sát viên, cảnh sát viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc cơ quan quản lý thi hành án, phân bổ chỉ tiêu ngân sách các ngành thanh tra, điều tra, thi hành án, cán bộ cửa khẩu.
Ngoài ra, dự thảo quy định nhân viên thuộc nhiều nhóm ngành cũng phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.
Dự thảo cũng quy định, hành vi lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, nhân viên là hành vi bị nghiêm cấm.

Phiến quân Syria từ chối tối hậu thư… Quân đội Nga “mài dao” sẵn sàng chiến đấu!

(Kiến Thức) - Theo phân tích của các chuyên gia, lực lượng Quân đội Nga và Syria có khả năng nối lại các hoạt động quân sự quy mô lớn, để giải phóng tỉnh Idlib, vì Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân đã vi phạm thỏa thuận đã ký giữa Tổng thống Erdogan và Putin, đồng thời từ chối tối hậu thư của Moscow.

Phien quan Syria tu choi toi hau thu… Quan doi Nga “mai dao” san sang chien dau!
 Trong thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký ngày 5/3 tại Moscow vừa qua, đã yêu cầu tất cả lực lượng nổi dậy và các nhóm phiến quân cực đoan, phải sơ tán khỏi tất cả các khu vực dọc theo đường cao tốc M4 trước ngày 12/3. 

Top quốc gia có sức mạnh quân sự sừng sỏ nhất năm 2020 (P1)

(Kiến Thức) - Bảng xếp hạng Global Fire Power một lần nữa đã đưa ra danh sách xếp hạng sức mạnh quân sự của gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới trong năm 2020.

Top quoc gia co suc manh quan su sung so nhat nam 2020 (P1)
 Đứng ở vị trí thứ 15 trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự thế giới năm nay là Quân đội Pakistan. Nguồn ảnh: Pinterest.

Gây thất thoát gần nghìn tỷ, ông Nguyễn Văn Hiến đối mặt án gì?

(Kiến Thức) - Ngày 18/5, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm sẽ diễn ra. Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Văn Hiến, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng, từ ngày 18 đến ngày 20/5, tại trụ sở Tòa án Quân sự thủ đô Hà Nội, Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") và đồng phạm bị truy tố về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.