Người chết được chôn cất như thế nào trong kỷ băng hà?

Bộ xương 11.500 tuổi của 2 em bé vừa được phát hiện tiết lộ về tục chôn cất của người tiền sử trong kỷ băng hà cuối cùng tại Bắc Mỹ.

Trang Live Science cho biết, các nhà khảo cổ phát hiện phần xương còn lại của hai trẻ sơ sinh tại khu vực khảo cổ Upward Sun River, nằm ở trung tâm Alaska. Phát hiện mới này đã giúp các nhà khảo cổ học khám phá thêm nhiều thông tin mới về cuộc sống cũng như tục lệ chôn cất của cộng đồng người tiền sử sinh sống tại Alaska trong kỷ băng hà 11.500 năm trước. 
Bộ xương của một em bé 3 tuổi cũng đã được tìm thấy tại khu vực khảo cổ Upward Sun River trong năm 2010, thúc đẩy các nhà khảo cổ tiến hành thêm nhiều đợt khảo cổ sau đó nhằm khám phá khu vực bí ẩn này. Cuối cùng, họ đã phát hiện thêm phần xương của hai em bé được chôn bên dưới bộ xương đầu tiên khoảng 40 cm. Ngay khi phát hiện hai bộ xương, các nhà khảo cổ đã ngừng khai quật và xin phép các cơ quan bang cũng như địa phương để thực hiện nghiên cứu chuyên sâu hơn đối với phần xương này.
Tục lệ chôn cất của người tiền sử trong kỷ băng hà được khám phá nhờ một ngôi mộ của hai em bé tại Alaska.
 Tục lệ chôn cất của người tiền sử trong kỷ băng hà được khám phá nhờ một ngôi mộ của hai em bé tại Alaska.
Giáo sư Roy Carlson, cựu giảng viên khoa Khảo Cổ học thuộc trường Đại Học Simon Fraser Canada nhận định, cả hai bộ xương đều ở trong tư thế co gối trước ngực, một dấu hiệu hiếm có và đáng chú ý. Kết quả phân tích răng và xương cho thấy một trong hai em bé là bào thai thời kỳ cuối và em bé còn lại khoảng 5 tuần tuổi, đây là hai cá thể trẻ nhất được chôn cất trong kỷ Pleistoscene. 
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều công cụ săn tiền sử như mũi tên hai cạnh hoặc đầu giáo làm từ đá được đặt cạnh hai em bé trong ngôi mộ. Sự xuất hiện của những công cụ này cho thấy các công cụ săn bắn trên cạn có vai trò quan trọng đối với con người trong kỷ băng hà hơn là các công cụ đánh bắt cá hoặc vũ khí đi săn khác. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn phát hiện thêm vài bộ xương sóc và cá hồi tiền sử, điều này cho thấy thời điểm chôn cất hai em bé là vào mùa hè. 
Các công cụ săn được đặt trong mộ như một tục lệ chôn cất người chết.
 Các công cụ săn được đặt trong mộ như một tục lệ chôn cất người chết. 
Mối quan hệ giữa hai em bé có thể mang giới tính nữ này vẫn còn là một điều bí ẩn, cho dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra giả thuyết hai em bé là chị em song sinh dựa trên đặc điểm di cư liên tục của cộng đồng người thời bấy giờ, đây cũng chính là lý do khiến cho trường hợp hai em bé khác mẹ chết trong cùng một thời gian rất khó xảy ra.
Các nhà nghiên cứu sẽ cần phải tiến hành xét nghiệm DNA để có thể đi đến kết luận chính xác nhất. Nếu đây thật sự là một cặp song sinh sẽ làm sáng tỏ nghi vấn về khả năng hai em bé này được chôn cất với lòng tôn kính từ những người còn sống. 

Khô rắn độc nhất ở miền Tây được sản xuất như thế nào?

Sau khi phơi đủ độ khô,  thịt rắn tự chuyển sang màu đỏ hồng bắt mắt. Cứ 12 kg rắn sống cho ra 1kg khô. 

Khu vực biên giới giáp Campuchia thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang là nơi sản xuất khô rắn nổi tiếng ở miền Tây.
Khu vực biên giới giáp Campuchia thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang là nơi sản xuất khô rắn nổi tiếng ở miền Tây. 
Có trên dưới 10 hộ dân chuyên làm nghề này gần 10 năm nay, mỗi ngày cung cấp cho thị trường miền Tây hàng chục kg khô rắn các loại. Khô rắn ở đây nức tiếng khắp nhiều tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long.
Có trên dưới 10 hộ dân chuyên làm nghề này gần 10 năm nay, mỗi ngày cung cấp cho thị trường miền Tây hàng chục kg khô rắn các loại. Khô rắn ở đây nức tiếng khắp nhiều tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long.  
Rắn làm khô thường là các loại bông súng, rắn râu, rắn nước, rắn trun…. vì đây là loại rẻ tiền. Rắn bắt về sẽ được cắt tiết, lột hết phần da, loại bỏ phần xương, sau đó tẩm ướp gia vị.
Rắn làm khô thường là các loại bông súng, rắn râu, rắn nước, rắn trun…. vì đây là loại rẻ tiền. Rắn bắt về sẽ được cắt tiết, lột hết phần da, loại bỏ phần xương, sau đó  tẩm ướp gia vị. 
Anh Lê Văn Tiểu, người chuyên làm khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông, cho biết thường vào mùa nước nổi rắn nhiều vô số kể. Không chỉ cư dân vùng biên theo nhau săn rắn nội đồng, mà người dân Campuchia cũng mang rắn sang Việt Nam bán cho các chủ vựa. Bình quân mỗi ngày cơ sở của anh Tiểu sản xuất khoảng 20-25kg khô rắn.
Anh Lê Văn Tiểu, người chuyên làm khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông, cho biết thường vào mùa nước nổi rắn nhiều vô số kể.  Không chỉ cư dân vùng biên theo nhau săn rắn nội đồng, mà người dân Campuchia cũng mang rắn sang Việt Nam bán cho các chủ vựa. Bình quân mỗi ngày cơ sở của anh Tiểu sản xuất khoảng 20-25kg khô rắn.  
Các hộ làm nghề ở đây thường tập trung sản xuất trong vòng 6 tháng mùa lũ (từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm). Giá bán bình quân từ 250.000 đến 300.000 đồng/kg, lúc cao điểm, nhất trong dịp Tết, giá tăng lên 350.000 -500.000 đồng/kg nhưng không có hàng đáp ứng.
Các hộ làm nghề ở đây thường tập trung sản xuất trong vòng 6 tháng mùa lũ (từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm). Giá bán bình quân từ 250.000 đến 300.000 đồng/kg, lúc cao điểm, nhất trong dịp Tết, giá tăng lên 350.000 -500.000 đồng/kg nhưng không có hàng đáp ứng.  
Để khô rắn thơm ngon, người làm ngoài việc phải chọn rắn sống còn chuyên nghiệp trong khâu ướp gia vị, để miến khô vừa ăn mà thịt lại mềm.
Để khô rắn thơm ngon, người làm ngoài việc phải chọn rắn sống còn chuyên nghiệp trong khâu ướp gia vị, để miến khô vừa ăn mà thịt lại mềm.  
Khâu phơi nắng cũng hết sức quan trọng, người phơi phải canh nắng sao cho miếng khô ráo nhưng thịt ăn vào vẫn giữ được độ tươi.
Khâu phơi nắng cũng hết sức quan trọng, người phơi phải canh nắng sao cho miếng khô ráo nhưng thịt ăn vào vẫn giữ được độ tươi.  
Khô rắn thường được làm thành hình bầu dục lớn bằng bàn tay, hình tròn, phơi 2-3 nắng có thể xuất bán.
Khô rắn thường được làm thành hình bầu dục lớn bằng bàn tay, hình tròn, phơi 2-3 nắng có thể xuất bán. 
Những người có kinh nghiệm làm nghề cho biết, miếng khô ngon sẽ đảm bảo không có mùi tanh, chín ở dạng tái.
Những người có kinh nghiệm làm nghề cho biết, miếng khô ngon sẽ đảm bảo không có mùi tanh, chín ở dạng tái. 
Sau khi phơi đủ độ khô, thịt rắn tự chuyển sang màu đỏ hồng bắt mắt. Cứ 12 kg rắn sống cho ra 1kg khô.
Sau khi phơi đủ độ khô,  thịt rắn tự chuyển sang màu đỏ hồng bắt mắt. Cứ 12 kg rắn sống cho ra 1kg khô. 
Ngoài lấy thịt làm khô, nơi đây còn làm các loại rắn nguyên con phơi khô, với giá bán từ 200.000 đến 300.000 đồng/kg, chủ yếu phục vụ ngâm rượu.
Ngoài lấy thịt làm khô, nơi đây còn làm các loại rắn nguyên con phơi khô, với giá bán từ 200.000 đến 300.000 đồng/kg, chủ yếu phục vụ ngâm rượu. 
Bà Quách Thị Lan, có hơn 20 năm làm nghề khô rắn ở Vĩnh Hội Đông cho biết, khô rắn sản xuất bao nhiêu vẫn không đủ đáp ứng thị trường ở miền Tây, vì nguồn rắn chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Mấy năm nay nước lũ về ít, lượng rắn càng giảm. Cũng theo bà, trước đây mỗi ngày cơ sở bà thu mua từ 200-300 kg rắn sống các loại, nay chỉ mua được khoảng 80-100 kg.
Bà Quách Thị Lan, có hơn 20 năm làm nghề khô rắn ở Vĩnh Hội Đông cho biết, khô rắn sản xuất bao nhiêu vẫn không đủ đáp ứng thị trường ở miền Tây, vì nguồn rắn chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Mấy năm nay nước lũ về ít, lượng rắn càng giảm. Cũng theo bà, trước đây mỗi ngày cơ sở bà thu mua từ 200-300 kg rắn sống các loại, nay chỉ mua được khoảng 80-100 kg. 
Người làm khô rắn cho biết, sau khi lấy thịt làm khô, tất cả các bộ phận đều có thể tận dụng. Như da và đầu rắn bán cho các hộ nuôi cá, ruột bán cho dân nhậu. Đặc biệt xương rắn phơi khô bán giá 30.000 đ/kg cho các lò nấu cao.
Người làm khô rắn cho biết, sau khi lấy thịt làm khô, tất cả các bộ phận đều có thể tận dụng. Như da và đầu rắn bán cho các hộ nuôi cá, ruột bán cho dân nhậu. Đặc biệt xương rắn phơi khô bán giá 30.000 đ/kg cho các lò nấu cao. 
Còn bím rắn đực được phơi khô, bán giá từ 500 -700 đồng/cái, tùy theo lớn nhỏ, chủ yếu dùng để ngâm rượu.
Còn bím rắn đực được phơi khô, bán giá từ 500 -700 đồng/cái, tùy theo lớn nhỏ, chủ yếu dùng để ngâm rượu. 

Phát hiện bằng chứng thây ma đội mồ sống lại?

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy, những người còn sống đã cố gắng ngăn cản, không để cho người chết đội mồ sống lại.

Rất nhiều thế kỷ qua, có không ít người đã tin rằng người chết có thể vùng dậy ra khỏi ngôi mộ của họ. Một trong những nhân vật được tương truyền như vậy là Dracula. Các đây không lâu tại Lower Saxony, Đức, các nhà khảo cổ học cũng được cho là đã tìm ra bằng chứng được cho là có thể chứng tỏ sự tồn tại của các thây ma như vậy.
Theo tờ Pravda, các truyền thuyết về ma cà rồng và thây ma biết đi thường gắn liền với lịch sử văn học của nhân loại. Tuy nhiên, cách đây không lâu, ở vùng thị trấn Stade, Lower Saxony, nằm giữa Hamburg và Cuxhaven của Đức, một phát hiện kỳ lạ đã được tìm thấy, khiến các nhà khảo cổ học tin rằng đó có thể là một bằng chứng để chứng minh sự tồn tại có thực của hiện tượng người chết sống lại.