Ngừng nhập hàng may mặc Việt, doanh nghiệp nhốn nháo lo lắng, Big C nói gì?

(Kiến Thức) - Thông tin hệ thống Big C Việt Nam bất ngờ dừng nhập hàng may mặc VIệt khiến dư luận và đặc biệt là các doanh nghiệp vô cùng bức xúc. Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, khi được hỏi về sự việc, đại diện Big C khẳng định thông tin này chưa hẳn đã đúng sự thật...

Chiều tối 3/7, Big C Việt Nam gửi thông báo chính thức về việc "bỗng dưng" ngừng nhập hàng may mặc Việt vào hệ thống siêu thị của mình. Theo thông báo này, Big C Việt Nam khẳng định không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam.

Ngung nhap hang may mac Viet, doanh nghiep nhon nhao lo lang, Big C noi gi?
 
Big C Việt Nam khẳng định đang trong quá trình phát triển các thương hiệu mới trong chuỗi bán lẻ của mình, trong đó có ngành may mặc. Big C Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch này, trong đó việc ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam, để bảo đảm mô hình kinh doanh mới có thể phát triển thành công.
Đại diện Big C cho biết đang trong quá trình xem xét cùng với hơn 200 nhà cung cấp hàng may mặc để phát triển các sản phẩm với chất lượng tốt nhất nhằm thỏa điều kiện không chỉ cho thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng: "Big C Việt Nam đang xem xét lại danh mục hàng hóa và tính khả thi từ nhà cung cấp nhằm đem đến các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao nhất để phục vụ khách hàng". 

Nhiều doanh nghiệp lo ngại Big C ngừng bán hàng dệt may Việt Nam - Nguồn VTV24

Trước đó, ngày 2/7, Central Group Việt Nam, đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị Big C, gửi thông báo tới các nhà cung cấp Việt Nam cho biết sẽ tạm ngừng đặt hàng may mặc của các nhà cung cấp theo hợp đồng hợp tác thương mại đã được ký kết giữa 2 bên. "Nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của tập đoàn tại thị trường Việt Nam, chúng tôi quyết định tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019", thông báo nêu rõ.
Việc tạm dừng đặt hàng của Central Group sẽ kéo dài đến khi có thông báo tiếp theo. Tất cả vấn đề phát sinh trước 2/7/2019 sẽ được tiếp tục giải quyết theo quy định của Hợp đồng Hợp tác Thương mại mà công ty đã ký với nhà cung cấp. Thông báo có hiệu lực chỉ chưa đầy 1 ngày sau đó, khiến doanh nghiệp hoang mang. 
Ngung nhap hang may mac Viet, doanh nghiep nhon nhao lo lang, Big C noi gi?-Hinh-2
 Nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dệt may cho Big C Việt Nam kéo đến văn phòng Central Group tại TP.HCM để phản đối. Ảnh: Zing
Big C Việt Nam hiện là thành viên của Tập đoàn Central Group (Thái Lan). Từ năm 2016, tập đoàn này đã mua lại hoạt động của chuỗi siêu thị Big C từ Tập Casino (Pháp) và tiếp tục khai thác đến nay. Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, hiện tại, Big C Việt Nam có hơn 4.000 nhà cung cấp Việt Nam.

Quá bức xúc và hoang mang, nhiều doanh nghiệp dệt may đã đến văn phòng của Central Group ở TP.HCM để tìm hiểu nguyên nhân. Theo thông tin trên Người lao động, có khoảng 40 doanh nghiệp là nhà cung cấp hàng may mặc cho Big C cùng đông đảo công nhân lao động của các doanh nghiệp này đã tập trung tại trụ sở Big C ở TP HCM, căng băng rôn phản đối việc Big C đột ngột ngừng nhập hàng. Lãnh đạo Big C đã phải nhờ lực lượng an ninh tại địa phương hỗ trợ ổn định tình hình và mời một số đại diện nhà cung cấp vào văn phòng làm việc.

Đại gia mới muốn thâu tóm Big C giàu có thế nào?

(Kiến Thức) - Thêm một đại gia "cỡ bự" muốn thâu tóm Big C Việt Nam đó là Công ty Cổ phần Thăng Long GTC - một đơn vị có khối tài sản đáng nể.

Thương vụ thâu tóm Big C Việt Nam đang bước vào giai đoạn nước rút khi trong tháng 4 này ông chủ Big C – tập đoàn Casino sẽ có câu trả lời chính thức cho các ứng cử viên.
Mới đây, thêm một cái tên mới trong bản danh sách các ông lớn “đặt gạch” mua Big C xuất hiện, đó là Công ty Thăng Long GTC. Đại diện mới này đề nghị mua 65% cổ phần của Công ty Vindemia SAS (thuộc tập đoàn Casino) trong liên doanh Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long.

Siêu thị Big C Huế bán hàng hết "đát' công khai?

Siêu thị Big C Huế bán hàng hết "đạt" công khai khiến người tiêu dùng bức xúc.

Thực phẩm dùng không thời hạn?

Siêu thị Big C và những sự cố “để đời”

(Kiến Thức) - Với những sự cố “để đời” như: nợ thuế, bán hàng quá đát, bày bán các sản phẩm thể hiện sai lệch về chủ quyền Việt Nam... khiến ông lớn Big C phải điêu đứng.

1. Sập hàng chục m2 trần thạch cao siêu thị Big C Vinh Gần 17h ngày 15/8, nhiều người dân đang vào tầng 1 của siêu thị Big C Vinh (số 2 đường Quang Trung, TP Vinh) để mua sắm, vui chơi thì bất ngờ hàng chục m2 trần thạch cao đổ sập xuống, đè bẹp hai quầy hàng quần áo và đồng hồ bên dưới, để lộ khung sắt thép . Rất may, các nhân viên trong hai quầy hàng này và một số khách hàng đi mua sắm kịp thời chạy ra khỏi vị trí trần bị sập.
1. Sập hàng chục m2 trần thạch cao siêu thị Big C Vinh 
Gần 17h ngày 15/8, nhiều người dân đang vào tầng 1 của siêu thị Big C Vinh (số 2 đường Quang Trung, TP Vinh) để mua sắm, vui chơi thì bất ngờ hàng chục m2 trần thạch cao đổ sập xuống,  đè bẹp hai quầy hàng quần áo và đồng hồ bên dưới, để lộ khung sắt thép . Rất may, các nhân viên trong hai quầy hàng này và một số khách hàng đi mua sắm kịp thời chạy ra khỏi vị trí trần bị sập.
2. Big C dính phốt nợ thuế 3.600 tỷ Trong văn bản gửi Bộ Công thương, Central Group và Nguyễn Kim Group đã thông báo nhận chuyển nhượng hệ thống Big C VN từ Tập đoàn Casino vào ngày 29/4/2016, với giá trị chuyển nhượng là 1,04 tỉ USD. Như vậy tính đến ngày 20/6/2016, vụ chuyển nhượng này đã hoàn tất gần hai tháng, quá hạn kê khai nộp thuế chuyển nhượng vốn theo quy định hơn 40 ngày nhưng cơ quan thuế VN chưa nhận được hồ sơ kê khai và nộp thuế.
2. Big C dính phốt nợ thuế 3.600 tỷ 
Trong văn bản gửi Bộ Công thương, Central Group và Nguyễn Kim Group đã thông báo nhận chuyển nhượng hệ thống Big C VN từ Tập đoàn Casino vào ngày 29/4/2016, với giá trị chuyển nhượng là 1,04 tỉ USD. Như vậy tính đến ngày 20/6/2016, vụ chuyển nhượng này đã hoàn tất gần hai tháng, quá hạn kê khai nộp thuế chuyển nhượng vốn theo quy định hơn 40 ngày nhưng cơ quan thuế VN chưa nhận được hồ sơ kê khai và nộp thuế. 
Theo cơ quan thuế, ước tính số tiền thuế thu được từ thương vụ chuyển nhượng Big C vào khoảng 3.600 tỉ đồng. Trong văn bản vừa gửi cho các đơn vị liên quan, Tổng cục Thuế yêu cầu các bên phối hợp kê khai, nộp thuế chuyển nhượng vốn hệ thống Big C VN. Trường hợp các bên kê khai và nộp thuế muộn, cơ quan thuế VN sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Theo cơ quan thuế, ước tính số tiền thuế thu được từ thương vụ chuyển nhượng Big C vào khoảng 3.600 tỉ đồng. Trong văn bản vừa gửi cho các đơn vị liên quan, Tổng cục Thuế yêu cầu các bên phối hợp kê khai, nộp thuế chuyển nhượng vốn hệ thống Big C VN. Trường hợp các bên kê khai và nộp thuế muộn, cơ quan thuế VN sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. 
Trước đó, Tập đoàn Central Group (bên nhận chuyển nhượng hệ thống Big C VN) cho rằng không có nghĩa vụ phải kê khai và nộp thuế thương vụ này. Riêng Tập đoàn Casino và lãnh đạo Big C VN vẫn chưa có ý kiến gì về yêu cầu kê khai và nộp thuế.
 Trước đó, Tập đoàn Central Group (bên nhận chuyển nhượng hệ thống Big C VN) cho rằng không có nghĩa vụ phải kê khai và nộp thuế thương vụ này. Riêng Tập đoàn Casino và lãnh đạo Big C VN vẫn chưa có ý kiến gì về yêu cầu kê khai và nộp thuế.