“Ngủ thuê” hái ra tiền nhưng... mệt "không tưởng"

Phan Na Bạch là một chuyên gia Trung Quốc trong lĩnh vực “ngủ thuê”. Nhưng thật ra, thời gian ngủ của anh khá ít ỏi, bởi anh phải làm việc khoảng 14 tiếng/ngày.

Nghề “ngủ thuê” ở khách sạn là một nghề mới đang nở rộ trong những năm gần đây. Trong mắt nhiều người, nghề này đồng nghĩa với thu nhập cao, được ở khách sạn “xịn”, tận hưởng những bữa tiệc ngon lành trên khắp thế giới mà không phải làm gì ngoài viết vài bài đánh giá, quảng cáo. Tuy nhiên, nghề này lại không dễ dàng như chúng ta tưởng tượng.
Phan Na Bạch là một chuyên gia Trung Quốc trong lĩnh vực “ngủ thuê”. Nhưng thật ra, thời gian ngủ của anh khá ít ỏi, bởi anh phải làm việc khoảng 14 tiếng/ngày.
“Ngu thue” hai ra tien nhung... met
 Phan Na Bạch – chuyên gia “ngủ thuê” người Trung Quốc
Trước khi đi “ngủ thuê”, anh Bạch sẽ đọc các thông tin trên mạng, tổng hợp đánh giá online và chọn ra khách sạn cần đến. Sau đó, anh sẽ tìm kiếm các thông tin chi tiết về khách sạn như câu chuyện khởi nghiệp, địa điểm, tình trạng giao thông và các điểm du lịch xung quanh. Khi đặt chân vào khách sạn cũng là lúc anh Bạch bắt đầu công việc của mình.
Trong thời gian lưu trú tại khách sạn, anh sẽ quan sát toàn bộ các dịch vụ, cơ sở hạ tầng, chú trọng nhiều chi tiết như lối phục vụ của nhân viên, chất lượng giường, các vật dụng vệ sinh hay mức độ phong phú của bữa sáng. Sau khi rời khách sạn, anh sẽ viết một bài “báo cáo” dài 600-3.000 chữ (kèm hình ảnh) về khách sạn này trên trang web du lịch đã thuê anh làm việc. Điều quan trọng nhất là bài viết phải chân thực, khách quan chứ không dựa trên sở thích cá nhân của người “ngủ thuê”.
“Toàn bộ công việc tính ra sẽ mất khoảng 4-14 tiếng đồng hồ” – anh Bạch tiết lộ.
Hiện tại, anh Bạch đã có 3 năm trong nghề. Anh đã đi khắp châu Á, châu Âu, châu Mỹ và cả châu Phi. Trong 1 năm, anh ghé thăm ít nhất 300 khách sạn ở các nước khác nhau. Nhiều bạn bè vừa ghen tỵ lại vừa ngưỡng mộ anh, nhưng họ không biết anh cũng phải lao động vất vả không kém.
Riêng việc chụp ảnh cũng đã tốn rất nhiều thời gian và công sức. Trước khi chụp phải chọn góc, chuẩn bị đạo cụ làm tăng màu, ảnh phải chụp theo trào lưu đang “hot”. Một tấm ảnh hoàn hảo thường phải chụp đi chụp lại nhiều lần. Thậm chí có lúc đang nằm trên giường nghỉ ngơi, anh Bạch tay vẫn cầm điện thoại để chỉnh sửa ảnh. Nhiều lúc quá mệt, anh còn vừa đánh máy viết bài, vừa ngủ gật.
Ngoài ra, không phải lúc nào người “ngủ thuê” cũng được ở khách sạn 5 sao thượng hạng. Anh Bạch từng lưu trú tại một khách sạn ở miền đông châu Phi với giá 70 USD/đêm – một mức giá khá cao so với thu nhập bình quân 30 USD/người tại vùng này. Kết quả là khách sạn này không có bất kỳ tiện nghi nào ngoài một chiếc giường và một chiếc tủ khó khóa.
Dù vậy, làm chuyên gia “ngủ thuê” vẫn là công việc yêu thích của anh Bạch. Theo như anh tiết lộ, ngoài việc “ngủ thuê”, nhiều khách sạn còn tổ chức cho họ trải nghiệm các hoạt động du lịch bản địa miễn phí. Phan Na Bạch cho rằng, nghề của anh còn giúp các khách sạn nâng tầm chất lượng. Chẳng hạn như nhiều “homestay” (nhà nghỉ độc lập do người dân địa phương tự cung cấp) tư nhân thiếu kinh nghiệm đều rất cần chuyên gia “ngủ thuê” góp ý, chỉ ra phương hướng cải thiện và phát triển cho họ.

Đại gia giàu và thông minh nhất Hong Kong 'né' biểu tình như thế nào

Trong khi các đại gia địa ốc Hong Kong lao đao vì biểu tình, tỷ phú Lý Gia Thành - người giàu nhất thành phố với tài sản 27,4 tỷ USD - không phải lo lắng quá nhiều.

Làn sóng biểu tình dữ dội tại Hong Kong nhiều tuần lễ qua đã khiến hoạt động kinh doanh của hàng loạt tập đoàn bất động sản thành phố lao đao. Theo Bloomberg, bị ảnh hưởng nặng nề nhất là gia tộc Kwok, chủ sở hữu Tập đoàn bất động sản Sun Hung Kai.

Những làng nghề nhộp nhịp vào mùa Trung thu

(Kiến Thức) - Dù đã có phần mai một theo thời gian song các làng nghề truyền thống như sản xuất lồng đèn, làm trống, đèn ông sao trên khắp cả nước vẫn tất bật, hối hải mỗi mùa Trung thu về.

Nhung lang nghe nhop nhip vao mua Trung thu
Mỗi mùa Trung thu về, làng nghề sản xuất lồng đèn Phú Bình (phường 5, quận 11, TP HCM) lại tất bật vào vụ. Ảnh: Sggp. 

Sai lầm khi thiết kế cửa sổ phòng ngủ tuyệt đối phải tránh

(Kiến Thức) - Chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng việc thiết kế cửa sổ cho phòng ngủ là rất quan trọng vì nó quyết định tính thẩm mỹ của toàn bộ căn phòng.

Sai lam khi thiet ke cua so phong ngu tuyet doi phai tranh
 Nhiều gia đình vì muốn phòng ngủ luôn thoáng khí và mát mẻ mà mở nhiều cửa sổ trong khi diện tích phòng ngủ lại quá hẹp. Ảnh: Phongthuyphongngu.
Sai lam khi thiet ke cua so phong ngu tuyet doi phai tranh-Hinh-2
Đây là sai lầm không chỉ không đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn phòng mà còn gây bất tiện, khó khăn trong việc bài trí nội thất. Ảnh: Angcovat.
Sai lam khi thiet ke cua so phong ngu tuyet doi phai tranh-Hinh-3
 Vì vậy, bạn chỉ nên bố trí từ 1 - 2 cửa sổ dù phòng ngủ nhà bạn có lớn tới đâu. Ảnh: Kgdnews.
Sai lam khi thiet ke cua so phong ngu tuyet doi phai tranh-Hinh-4
Thiết kế cửa sổ có kích thước quá nhỏ so với diện tích phòng ngủ lại là sai lầm khiến không khí khó lưu thông, tạo cảm giác ngột ngạt, bí bách. Ảnh: Kymdanthangnhung.
Sai lam khi thiet ke cua so phong ngu tuyet doi phai tranh-Hinh-5
 Vì vậy, bạn nên thiết kế kích thước cửa sổ dựa trên diện tích của phòng ngủ. Ảnh: Angcovat.
Sai lam khi thiet ke cua so phong ngu tuyet doi phai tranh-Hinh-6
 Tốt nhất, bạn nên để cửa sổ phòng ngủ có kích thước nhỏ hơn so với cửa ra vào khoảng 2 - 3 lần. Ảnh: Caunoibds.
Sai lam khi thiet ke cua so phong ngu tuyet doi phai tranh-Hinh-7
 Một sai lầm nữa nhiều người mắc phải đó là trổ cửa sổ phòng ngủ lớn ở hướng Tây, Tây Bắc. Ảnh: Everonhanoi.
Sai lam khi thiet ke cua so phong ngu tuyet doi phai tranh-Hinh-8
 Điều này khiến ánh nắng tràn vào phòng ngủ quá nhiều, nhất là vào các buổi trưa chiều mùa hè gây oi bức, ngột ngạt. Ảnh: Blogspot.
Sai lam khi thiet ke cua so phong ngu tuyet doi phai tranh-Hinh-9
 Chính vì vậy, ở các hướng Tây, Tây Bắc bạn chỉ nên trổ cửa sổ nhỏ để giảm thiểu ánh nắng vào ban ngày và gió bấc rét mướt. Ảnh: Nhadep.
Sai lam khi thiet ke cua so phong ngu tuyet doi phai tranh-Hinh-10
 Thay vào đó, bạn có thể trổ cửa sổ lớn ở các hướng Nam và Đông Nam để tiếp nhận được nhiều ánh nắng mặt trời và gió mát vào mùa hè. Ảnh: Wordpress.