Ngoại trưởng Philippines không chấp nhận lời xin lỗi của chủ tàu Trung Quốc

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. nói ông không chấp nhận lời xin lỗi của chủ tàu Trung Quốc liên quan tới vụ tàu cá nước này bị đâm chìm hồi đầu tháng 6.

"Tôi không chấp nhận lời xin lỗi đó. Tôi không phải ngư dân", Ngoại trưởng Philippines Locsin viết trên Twitter hôm 28/8.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chủ tàu Trung Quốc gửi lời xin lỗi vì đâm chìm tàu cá Philippines trong lá thư Hiệp hội Bảo hiểm Tương hỗ Ngư nghiệp Quảng Đông gửi tới ông Locsin mới đây.
"Chủ tàu Trung Quốc có liên quan thông qua hiệp hội của chúng tôi muốn bày tỏ lời xin lỗi chân thành tới ngư dân Philippines", bản ghi nhớ này viết.
Ngoai truong Philippines khong chap nhan loi xin loi cua chu tau Trung Quoc
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. (Ảnh: Angie de Silva) 
Tuy nhiên, chủ tàu Trung Quốc, được xác định là Chen Shiqin khẳng định rằng vụ việc là "tình cờ".
Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Salvador Panelo nói Manila chấp thuận lời xin lỗi này và hoan nghênh sự khiêm tốn của chủ tàu Trung Quốc.
"Chúng tôi chấp nhận lời xin lỗi gần đây của chủ tàu Trung Quốc đối với ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố này. Chúng tôi cũng hoan nghênh sự khiêm tốn của chủ tàu Trung Quốc khi chịu trách nhiệm và thừa nhận rằng phải có những bồi thường để bù đắp những tổn thất thực tế", ông Panelo nói.
Bình luận về tuyên bố khác biệt trên, ông Locsin nói rằng người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines chỉ bày tỏ sự hài lòng với lời xin lỗi của Trung Quốc về vụ việc cũng như đề nghị bồi thường và không gì hơn.
Lời xin lỗi từ chủ tàu Trung Quốc được gửi đi ngay trước chuyến công du của Tổng thống Rodrigo Duterte tới Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng đây có thể là một động thái xoa dịu Manila trước những thông điệp có phần cứng rắn mà Philippines gửi đi trước chuyến thăm.
Đại sứ Bắc Kinh tại Manila trước đó phủ nhận thủy thủ đoàn tàu Trung Quốc bỏ rơi ngư dân Philippines, nhấn mạnh thuyền trưởng tàu Trung Quốc đã cố gắng cứu ngư dân Philippines nhưng sợ bị bao vây bởi các tàu các khác của Philippines.

Hãi hùng cảnh "nhìn đâu cũng chết chóc" vì cháy rừng Amazon

Hình ảnh đáng buồn từ NASA cho thấy lửa cháy trên khắp rừng Amazon, thấy được từ ngoài không gian. Sự xanh tốt, đầy sức sống biến thành những gốc cây trơ trụi, không sự sống.

Hai hung canh
Một bản đồ từ đài quan sát trái đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy các đám cháy rừng Amazon đang diễn ra khắp Nam Mỹ, bao gồm ở Brazil, Bolivia, Peru, Paraguay, Ecuador, Uruguay, bắc Argentina và tây bắc Colombia, và được vệ tinh theo dõi từ ngày 15-22/8. Ảnh: AFP. 

Hai hung canh
 Đám cháy trải dài một vùng rừng rộng lớn ở bang Tocantins, Brazil. Rừng Amazon có diện tích gần bằng 1/2 nước Mỹ, là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Ảnh: Tân Hoa xã.

Hai hung canh
Nhưng số vụ cháy tại "lá phổi" của địa cầu từ đầu năm 2019 tăng 82% so với cùng kỳ năm 2018, theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia nước này (INEP). Đã có 78.383 đám cháy bùng phát ở Brazil trong năm nay, con số kỷ lục kể từ 2013. “Không chỉ là chuyện cháy rừng”, Rosana Villar của tổ chức môi trường Greenpeace nói với CNN. “Đây như một nghĩa địa. Nhìn đâu cũng thấy chết chóc”. Ảnh: AFP. 

Hai hung canh
 Một đám cháy gần đường cao tốc ở thủ phủ Porto Velho của bang Rondonia, thuộc vùng Amazon của Brazil ngày 25/8. Ở đây, nhiều đám cháy đã tiếp diễn trong hơn 24 giờ, thiêu rụi hơn 5 km đất rừng. Ảnh: AP.

Hai hung canh
 Tổng thống Jair Bolsonaro đã điều quân đội đến chữa cháy ngày 23/8, sau phản ứng bất bình của quốc tế về thảm họa này. Các chuyên gia nói việc chặt phá rừng lấy đất chăn nuôi gia súc đã làm trầm trọng tình hình. Khi tranh cử, ông Bolsonaro đã hứa sẽ vực dậy nền kinh tế quốc gia bằng cách khai phá tiềm năng kinh tế tại Amazon. Ảnh: AFP.

Hai hung canh
Một cuộc biểu tình phản đối ông Bolsonaro ở Pháp, nước chủ nhà hội nghị G7 cuối tuần qua. Các cuộc biểu tình ở nhiều thành phố trên khắp Brazil và trên thế giới, phẫn nộ trước chính sách nới lỏng quy định để cho các công ty khai mỏ và nông nghiệp chặt phá rừng. Ảnh: AFP. 

Hai hung canh
 44.000 lính đã bắt đầu được điều tới chiến đấu với những đám cháy ở vùng Amazon khổng lồ. Theo INEP, các ngọn lửa đang nuốt chửng rừng Amazon với tốc độ 1,5 sân bóng đá mỗi phút. Ông Bolsonaro đã đổ lỗi nạn cháy rừng cho truyền thông, thời tiết, thậm chí cáo buộc các tổ chức NGO là thủ phạm, đưa ra các thuyết âm mưu mà không có bằng chứng trên truyền thông quốc gia. Ảnh: Bloomberg.

Hai hung canh
 Một tình nguyện viên đang cố gắng dập lửa ở phía đông Bolivia ngày 25/8. Chính sách ủng hộ doanh nghiệp của tổng thống Brazil đã cổ xúy nông dân, thợ mỏ và lâm tặc tiến sâu hơn vào các cánh rừng Amazon, theo Carlos Rittl, Tổng thư ký tổ chức Đài quan sát Khí hậu. Ảnh: AFP.

Hai hung canh
 Một chiếc Hercules C-130 của Không quân Brazil đang thả nước để chữa cháy ở bang Rondonia, Brazil, ngày 25/8. Trong gần 50 năm qua, gần 1/5 diện tích rừng Amazon (hơn 770.000 km2) - bể chứa carbon lớn thứ hai Trái Đất chỉ sau các đại dương - đã bị đốn hạ và thiêu rụi ở Brazil. Ảnh: Không quân Brazil.

Hai hung canh
 Khói phủ kín bầu trời một cánh rừng, nhìn từ trên cao. Theo các nhà khí tượng Brazil, các đám cháy hiện tại ở Amazon lớn đến mức khói đen từ rừng rậm đã lan tận Sao Paulo cách hơn 2.700 km. Khói bụi che lấp ánh nắng giữa trưa, khiến bầu trời thành phố ngày 20/8 bỗng dưng sập tối, biến ngày thành đêm. Ảnh: Reuters.

Hai hung canh
  Khói phủ kín một cánh rừng ở thị trấn Altamira, bang Para, Brazil ngày 23/8. Ảnh: AFP.

Hai hung canh
Đàn gia súc di chuyển lánh nạn trong khi thửa rừng bên cạnh đang cháy âm ỉ ở vùng Alvorada da Amazonia thuộc bang Para, Brazil ngày 25/8. Những cánh rừng nguyên sinh Amazon mang ý nghĩa sống còn trong nỗ lực giảm tốc độ nóng lên toàn cầu. Đó cũng là mái nhà của vô số các loài động vật và thực vật mà các nhà khoa học thậm chí còn chưa đặt tên hết. Ảnh: AP.

Hai hung canh
 Từng xanh tốt và đầy sức sống, nhiều diện tích rừng Amazon giờ đây đã trơ trụi đến mức không thể nhận ra. Đây là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu loài thực vật và động vật cùng 1 triệu người bản địa, thuộc 400-500 bộ lạc, trong đó khoảng 50 bộ lạc chưa bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ảnh: AFP.

Hai hung canh
 Một khu rừng bị thiêu rụi ở bang Para, Brazil ngày 25/8. Ảnh: AFP.

Hai hung canh
 Một con rắn chết cháy ở Porto Velho, tại một thửa rừng đã bị chặt phá bởi những người khai thác gỗ và nông dân. Ảnh: Reuters. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Bầu cử Philippines - bài kiểm tra giữa kỳ của ông Duterte

Tổng thống Philippines không có tên trong danh sách phiếu bầu, nhưng bầu cử giữa kỳ được xem là cuộc trưng cầu dân ý quan trọng với ông Duterte, sau 3 năm nhậm chức nhiều sự kiện.

Bau cu Philippines - bai kiem tra giua ky cua ong Duterte
 62 triệu cử tri Philippines sẽ đến nơi bỏ phiếu để bầu ra 18.000 đại biểu từ trung ương đến địa phương vào ngày 13/5. Cuộc đua quan trọng nhất sẽ nằm ở 12 ghế thượng viện, nơi ông Duterte muốn các đồng minh giành chiến thắng để chỉnh sửa một số điều trong hiến pháp. Ảnh: AP.

Vụ tàu Phillipines bị đâm: Hải quân Philippines khẳng định tàu Việt Nam cứu ngư dân

(Kiến Thức) - "Chính tàu cá Việt Nam đã giải cứu ngư dân của chúng tôi, không phải tàu cá Philippines", ngày 15/6, phát ngôn viên của hải quân Philippines Đại tá Jonathan Zata thông tin về vụ tàu Phillipines bị đâm.

Liên quan đến vụ tàu Phillipines bị đâm trên biển, hải quân Philippines bác bỏ thông tin được phía Trung Quốc đưa ra, cho rằng các ngư dân của Philippines được cứu vớt bởi tàu cá của Philippines sau khi bị tàu cá của Trung Quốc bị "bao vây" bởi các tàu Philippines và phải đâm chìm một tàu trên đường tháo chạy.
"Không có tàu Philippines nào trong khu vực vào thời điểm xảy ra sự việc. Nếu có bất kỳ tàu Philippines nào ở đó, sự việc có thể được báo ngay lập tức cho hải quân và chúng tôi sẽ phản ứng kịp thời. Tuy nhiên không có ai", ông Jonathan Zata nói.