Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Ngỡ ngàng trước khả năng hội họa của Hitler (Phần 1)

15/04/2020 12:55

Ít ai biết, trước khi trở thành trùm phát xít, Adolf Hitler từng là họa sĩ nghèo, đam mê hội họa và hai lần thi vào Học viện Mỹ Thuật Vienna (Áo) nhưng đều trượt. Dẫu vậy, Hitler đã để lại hàng trăm bức họa phong cảnh, chân dung khá đặc sắc.

Theo Thu Trang/Khám Phá

Vì sao Hitler luôn tìm cách che giấu người tình lâu năm?

Cực sốt: Trùm Hitler còn sống sau Chiến tranh thế giới 2?

Vì sao Eva Braun cuồng si trùm Hitler đến mức tâm thần?

Mổ xẻ âm mưu tấn công khủng bố nước Mỹ của Hitler

 1. Bức họa “Khoảng sân trong ở phủ thống sứ cũ tại Munich” (1913): Những tòa thánh đường cổ kính, nhà thờ trang nghiêm, cảnh nông thôn thanh bình và phong cảnh bên bờ biển dịu dàng… được phác họa lên từ những nét cọ mềm mại cùng màu nước vẽ tươi sáng là những họa phẩm đầu tay của họa sĩ nghèo người Đức Adolf Hitler.
1. Bức họa “Khoảng sân trong ở phủ thống sứ cũ tại Munich” (1913): Những tòa thánh đường cổ kính, nhà thờ trang nghiêm, cảnh nông thôn thanh bình và phong cảnh bên bờ biển dịu dàng… được phác họa lên từ những nét cọ mềm mại cùng màu nước vẽ tươi sáng là những họa phẩm đầu tay của họa sĩ nghèo người Đức Adolf Hitler.
 2. “Quảng trường Odeonsplatz” (1914): Thật khó có thể tin khung cảnh thanh bình, tươi tắn và bình dị này lại được tạo nên từ bàn tay của kẻ đã nhấn chìm thế giới vào bóng đêm và tội ác không thể dung tha. Người đã cướp đi sinh mạng của 6 triệu dân thường Do Thái trong Chiến tranh Thế giới II. Nhưng, hãy cùng nhau thưởng thức những bức họa của Adolf Hitler khi còn là chàng họa sĩ nghèo, yêu hội họa.
2. “Quảng trường Odeonsplatz” (1914): Thật khó có thể tin khung cảnh thanh bình, tươi tắn và bình dị này lại được tạo nên từ bàn tay của kẻ đã nhấn chìm thế giới vào bóng đêm và tội ác không thể dung tha. Người đã cướp đi sinh mạng của 6 triệu dân thường Do Thái trong Chiến tranh Thế giới II. Nhưng, hãy cùng nhau thưởng thức những bức họa của Adolf Hitler khi còn là chàng họa sĩ nghèo, yêu hội họa.

 3. “Ngôi nhà sắc màu” Thời ở Vienna (1907 – 1912): Ngay từ khi còn trẻ, A. Hitler đã tìm thấy sự đam mê hội họa trong tâm hồn. Nhưng cha của người họa sĩ trẻ là Alois Hitler lại muốn con mình bớt mơ mộng và tìm một công việc mang tính thực tế hơn như làm việc trong ngành hải quan. Một vài năm sau cái chết đột ngột của cha (năm 1903), Hitler chuyển tới thủ đô Vienna và bắt đầu cuộc sống của một nghệ sĩ nghèo. Hitler sống tạm qua những tháng ngày đói khổ bằng việc bán những tấm bưu thiếp phong cảnh cho khách du lịch.
3. “Ngôi nhà sắc màu” Thời ở Vienna (1907 – 1912): Ngay từ khi còn trẻ, A. Hitler đã tìm thấy sự đam mê hội họa trong tâm hồn. Nhưng cha của người họa sĩ trẻ là Alois Hitler lại muốn con mình bớt mơ mộng và tìm một công việc mang tính thực tế hơn như làm việc trong ngành hải quan. Một vài năm sau cái chết đột ngột của cha (năm 1903), Hitler chuyển tới thủ đô Vienna và bắt đầu cuộc sống của một nghệ sĩ nghèo. Hitler sống tạm qua những tháng ngày đói khổ bằng việc bán những tấm bưu thiếp phong cảnh cho khách du lịch.
 4. “Người nghệ sĩ bên giếng trong Phố Cổ” (1910 – 1912): Với mong muốn trở thành họa sĩ nổi tiếng, Hitler đã mang tranh đến Học viện Mỹ Thuật Vienna để xét tuyển, nhưng đã bị họ từ chối hai lần năm 1907 và 1908. Hội đồng nghệ thuật của trường từ chối tranh của Hitler vì cho rằng nét họa chưa được tốt. Họ gợi ý cho người họa sĩ nghèo nên theo ngành kiến trúc. Hitler đã từ chối vì không thích bị gò bó trong trường học.
4. “Người nghệ sĩ bên giếng trong Phố Cổ” (1910 – 1912): Với mong muốn trở thành họa sĩ nổi tiếng, Hitler đã mang tranh đến Học viện Mỹ Thuật Vienna để xét tuyển, nhưng đã bị họ từ chối hai lần năm 1907 và 1908. Hội đồng nghệ thuật của trường từ chối tranh của Hitler vì cho rằng nét họa chưa được tốt. Họ gợi ý cho người họa sĩ nghèo nên theo ngành kiến trúc. Hitler đã từ chối vì không thích bị gò bó trong trường học.
 5. “Những ngọn đồi thoai thoải”: Trong thời gian ở Vienna, Hitler bắt đầu hình thành tư tưởng bài Do Thái của mình. Ông tham gia vào các buổi diễn thuyết nghệ thuật, kiến trúc và biểu diễn âm nhạc trong thành phố, rồi bị ảnh hưởng bởi những bài phát biểu chống Do Thái của Thị trưởng Karl Lueger và nhà thơ Guido von List, người theo chủ nghĩa Aryan thuần khiết (Với lòng tin, Ơn Trên đã chọn giống dân Aryan – chủng tộc ưu việt làm chủ thế giới). Lòng thù hận, khinh ghét người Do Thái càng ngày càng lớn trong Hitler, mặc cho những người yêu tranh, mua tranh và bạn bè của Hitler tại Áo là người Do Thái.
5. “Những ngọn đồi thoai thoải”: Trong thời gian ở Vienna, Hitler bắt đầu hình thành tư tưởng bài Do Thái của mình. Ông tham gia vào các buổi diễn thuyết nghệ thuật, kiến trúc và biểu diễn âm nhạc trong thành phố, rồi bị ảnh hưởng bởi những bài phát biểu chống Do Thái của Thị trưởng Karl Lueger và nhà thơ Guido von List, người theo chủ nghĩa Aryan thuần khiết (Với lòng tin, Ơn Trên đã chọn giống dân Aryan – chủng tộc ưu việt làm chủ thế giới). Lòng thù hận, khinh ghét người Do Thái càng ngày càng lớn trong Hitler, mặc cho những người yêu tranh, mua tranh và bạn bè của Hitler tại Áo là người Do Thái.
 6. “Đóa Phăng-xê rực rỡ”: Thủ đô Vienna cổ kính đã đóng một vai trò lớn trong việc hình thành nét nghệ thuật cũng như tính cách của Hitler. Có lẽ việc Hitler bị từ chối hai lần ở Học viện Mỹ Thuật Vienna là một trong những nguyên nhân gián tiếp biến ông ta trở thành kẻ thù lớn nhất của nhân loại thế kỷ 20.
6. “Đóa Phăng-xê rực rỡ”: Thủ đô Vienna cổ kính đã đóng một vai trò lớn trong việc hình thành nét nghệ thuật cũng như tính cách của Hitler. Có lẽ việc Hitler bị từ chối hai lần ở Học viện Mỹ Thuật Vienna là một trong những nguyên nhân gián tiếp biến ông ta trở thành kẻ thù lớn nhất của nhân loại thế kỷ 20.
7. “Town Scene with Unusual Store Sign Post”: Đây là một trong những bức họa Hitler vẽ khi còn ở Vienna. Nét nổi bật trong các họa phẩm thời kỳ này là kiến trúc của các tòa nhà ở Vienna. Điều kỳ lạ ở đây là Hitler đã vẽ bức rèn sắt khá gần và ông cũng vẽ nó 2 lần. Hơn nữa, khung cảnh thành bình tại khu phố này khiến không ít người nhớ đến vụ càn quét Kristallnacht (còn gọi là Đêm thủy tinh) của Đức quốc xã đối với người Do Thái năm 1938.
7. “Town Scene with Unusual Store Sign Post”: Đây là một trong những bức họa Hitler vẽ khi còn ở Vienna. Nét nổi bật trong các họa phẩm thời kỳ này là kiến trúc của các tòa nhà ở Vienna. Điều kỳ lạ ở đây là Hitler đã vẽ bức rèn sắt khá gần và ông cũng vẽ nó 2 lần. Hơn nữa, khung cảnh thành bình tại khu phố này khiến không ít người nhớ đến vụ càn quét Kristallnacht (còn gọi là Đêm thủy tinh) của Đức quốc xã đối với người Do Thái năm 1938.
 8. “Lâu đài có tường răng cưa” (1910): Đây là bức tranh vẽ năm 1910, mô tả tòa lâu đài ẩn danh được bao quanh bởi hàng tường răng cưa cao lớn. Dường như trong bức họa này, Hitler chú ý đến tiểu tiết nhiều hơn các tác phẩm trước đó. Màu sắc trong tranh có phần u ám, ảm đạm, giống như tòa lâu đài của Bá tước Dracula trong truyền thuyết.
8. “Lâu đài có tường răng cưa” (1910): Đây là bức tranh vẽ năm 1910, mô tả tòa lâu đài ẩn danh được bao quanh bởi hàng tường răng cưa cao lớn. Dường như trong bức họa này, Hitler chú ý đến tiểu tiết nhiều hơn các tác phẩm trước đó. Màu sắc trong tranh có phần u ám, ảm đạm, giống như tòa lâu đài của Bá tước Dracula trong truyền thuyết.
 9. “Một góc Nhà hát Opera ở Vienna” (1911): Nhà hát Opera ở thủ đô Vienna là một trong những mẫu họa yêu thích của Hitler. Ông đã từng vẽ rất nhiều phiên bản của tòa nhà nghệ thuật này. Và đây là bức họa được Hitler nhìn dưới góc độ hẹp hơn. Hitler cũng đã từng có ý định viết hoàn thành nốt lời của vở nhạc kịch “Wieland der Schmidt” còn dang dở của nhà soạn nhạc người Đức W.R. Wagner. Nhưng nhanh chóng từ bỏ ngay sau đó. Đã từng có nhiều người cố gắng phân tích những ẩn chứa tội ác sau này của Hitler trong những bức họa của ông nhưng đều thất bại. Có lẽ, nghệ thuật chưa bao giờ mang hiềm ác trong niềm đam mê của Hitler.
9. “Một góc Nhà hát Opera ở Vienna” (1911): Nhà hát Opera ở thủ đô Vienna là một trong những mẫu họa yêu thích của Hitler. Ông đã từng vẽ rất nhiều phiên bản của tòa nhà nghệ thuật này. Và đây là bức họa được Hitler nhìn dưới góc độ hẹp hơn. Hitler cũng đã từng có ý định viết hoàn thành nốt lời của vở nhạc kịch “Wieland der Schmidt” còn dang dở của nhà soạn nhạc người Đức W.R. Wagner. Nhưng nhanh chóng từ bỏ ngay sau đó. Đã từng có nhiều người cố gắng phân tích những ẩn chứa tội ác sau này của Hitler trong những bức họa của ông nhưng đều thất bại. Có lẽ, nghệ thuật chưa bao giờ mang hiềm ác trong niềm đam mê của Hitler.
Mời quý độc giả xem video: Mỏ vàng của Hitler.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Tìm thấy bảo vật vô song của nhà vua Assyria

Tìm thấy bảo vật vô song của nhà vua Assyria

Lời nguyền hàng hải 1968, 4 tàu ngầm mất tích bí ẩn

Lời nguyền hàng hải 1968, 4 tàu ngầm mất tích bí ẩn

Cuộc đời nữ tướng lừng danh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm

Cuộc đời nữ tướng lừng danh trong cuộc Chiến tranh Trăm năm

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status