Nghĩa địa độc nhất thế giới ở Ai Cập

Nghĩa địa độc nhất thế giới ở Ai Cập là khu nghĩa trang cạnh thủ đô Cairo, nơi là “Thành phố chết chóc, sự sống và cái chết tồn tại song song”.

Giữa cơn khủng hoảng nhà tại Ai Cập, với dân số của thủ đô chạm mốc 20 triệu người, nhiều gia đình cảm thấy may mắn khi được sống tại đây, có chỗ tá túc, có công việc làm… Daily Mail tháng 12/2015 cho biết.
"Sống cùng người chết tại Nghĩa trang Cairo thật dễ dàng và thoải mái"- Nassra Muhamed Ali, 47 tuổi nói. "Chỉ những người đang sống mới có thể làm hại bạn". Nassra, hiện sống trong khu nghĩa trang cùng với hai người em trai và cô con gái 16 tuổi, cho biết nơi cô ở rất yên tĩnh, bình yên, không ồn ào, bon chen như ngoài đô thị gần đó.
Với những người dân sống bên cạnh nghĩa địa độc nhất thế giới ở Ai Cập, nơi yên nghỉ của hàng nghìn người qua nhiều thế kỷ, các ngôi mộ lại là nguồn sống của họ, mang đến công việc nuôi sống họ hằng ngày như chăm sóc mộ, đào mộ mới hoặc bán hoa cho khách đến viếng vào mỗi thứ sáu hằng tuần.
Những người khác sống giữa các ngôi mộ thường là người làm đồ đồng hoặc dệt thảm. Họ bán các sản phẩm của mình ở Khan al Khaili, khu chợ du lịch ở Cairo. Nhiều gia đình có đến ba thế hệ từng sống ở đây, trong bối cảnh dân số bùng nổ tới 90 triệu người. Hằng năm, có đến 250.000 người từ bỏ nông thôn chuyển lên khu này sinh sống với hy vọng sẽ tìm được cuộc sống khá khẩm hơn.
Cha mẹ của Nassra chuyển đến đây ở ngay sau khi họ kết hôn và trở thành người chăm sóc nghĩa địa. Một vài người phải chuyển đến nghĩa trang vì bị đẩy ra khỏi khu trung tâm thành phố Cairo những năm 1950. Đây là khu nghĩa trang lâu đời nhất trong thành phố, khoảng 1.000 năm tuổi, nằm gần Nhà thờ Hồi giáo Al-Azhar.
Một người chăm sóc mộ thường được trả 19 USD cho mỗi ngôi mộ mới đào (đối với khách hàng là các gia đình nghèo khó) và số tiền có thể lên đến 63 USD khi gặp các khách hàng giàu có. Các phu đào huyệt chỉ nhận khoảng 6 USD. Người dân cũng có thể kiếm tiền từ việc làm thợ cắt tóc. Họ cắt tóc cho những người đến viếng mộ. Những người khác bán rau củ tươi và sữa.
Nghia dia doc nhat the gioi o Ai Cap
Một phụ nữ sống trong khu nghĩa trang Cairo đang làm sạch các ngôi mộ.
Hisham, một thợ dệt thảm đã tới khu vực này từ 45 năm trước cùng với mẹ của mình. Ông sống ở đây từ đó, làm việc để nuôi 4 cậu con trai ăn học. Ihab, một trong những người con của ông hiện đã có bằng đại học ngành Công nghệ thông tin. Một nữ cư dân ở đây chia sẻ, bà từng đến thăm hai cô con gái đang sống ở các khu ổ chuột ngoại ô Cairo. Bà thấy rằng, khu nghĩa trang này tốt hơn nhiều. Tại đây ngoài tự do ăn, ở, sinh hoạt, ít trộm cắp, nghiện hút, thì người lớn có thể tâm sự, hàn huyên, cầu kinh… trẻ em cũng có thể tung tăng vui đùa, chơi các môn thể thao. Rất nhiều khách du lịch tò mò đã tới thăm khu nghĩa địa có một không hai này.
Người dân địa phương nói rằng, phần lớn các ngôi nhà ở đây được cung cấp điện và nước. 80% hộ dân cư sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình và có nhà vệ sinh bên trong. Đáng ngạc nhiên là tivi có ở mọi nơi và ăng ten chảo parabol không phải là hiếm. Và ngạc nhiên hơn nữa là sự tổ chức rất quy củ, mỗi khoảnh nghĩa trang được tổ chức như một khu phố riêng, có người bảo vệ và có “bảo kê” thu tiền sử dụng đất hằng tháng.
Muốn sống cạnh một ngôi mộ ở đây, người ở phải có những thống nhất cụ thế với gia đình người quá cố của phần mộ đó. Người ở thì đóng cho gia đình chủ phần mộ một ít tiền và họ cũng đảm bảo rằng, phần mộ cũng có ai đó trông coi tránh khỏi trộm cắp. Trong khi các tòa nhà của thủ đô Cairo hiện đại có khuynh hướng mọc ngày càng cao hơn, các ngôi nhà ở đây không cao quá 1 tầng.
Dù muốn hay không, những người sống ở đây đều phải ra đi. Từ năm 2001, chính quyền địa phương đã có kế hoạch di chuyển toàn bộ phần mộ ở đây để xây thành một khu công viên công cộng. Tổng cộng, có khoảng 110.000 phần mộ sẽ được chuyển đến khu phố mới, cách nội thành Cairo hơn 10km. Kế hoạch này rất tốn kém và cũng dấy lên không ít ý kiến trái chiều. Vậy thì những người sống ở đó sẽ thế nào? Đẩy họ đi đâu?…
Nghia dia doc nhat the gioi o Ai Cap-Hinh-2
Trẻ em chơi bóng đá ngoại khu nghĩa địa.
Chế độ đãi ngộ của chính phủ dành cho các hộ gia đình ở đây chưa chắc làm vừa lòng tất cả. Sống ở nghĩa địa chí ít thì tiền thuê nhà rẻ (chỉ có 6 USD/tháng) và có điện nước. Chuyển đến các căn hộ do chính phủ cấp thì sẽ phải trả 200 USD/tháng và thậm chí ở đó còn chẳng có điện nước. Thế thì sống kiểu gì? Và còn một điều nữa, những chủ đầu tư đang đưa tới những thiết bị công trường để phá mộ nhằm di chuyển đi.
Sự ầm ĩ của công trường ảnh hưởng rất lớn đến sự yên bình của khu phố và đặc biệt là sự an nghỉ của những người quá cố.

Cảnh sống chung với người chết ở thủ đô Philippines

(Kiến Thức) - Hàng nghìn  dân nghèo ở thủ đô Manila, Philippines, đang tận dụng những khu nghĩa địa bỏ hoang để làm nơi tá túc qua ngày.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines
Một bé gái ngồi cạnh tấm bia mộ giữa một khu ổ chuột bên trong nghĩa địa ở thị trấn phố Navotas, thuộc thủ đô Philippines, ngày 29/10/2015.  

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-2
Những ngôi mộ bỏ hoang được người dân nghèo biến thành nhà ở. Ảnh: Bé gái đi bộ trước cửa nhà tại nghĩa trang nhân dân Nam Manila ở thành phố Pasay ngày 30/10/2015.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-3
Người phụ nữ cắt tóc cho một người đàn ông trước một ngôi mộ trong nghĩa trang Bắc Manila ngày 28/10/2011.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-4
Cả gia đình ngủ trong một lăng mộ tại nghĩa trang Bắc Manila.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-5
Người đàn ông bình thản uống cà phê vào lúc bình minh tại nghĩa trang Bắc Manila ngày 28/10/2011. 

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-6
Cảnh sinh hoạt của người dân sống trong nghĩa trang ở thành phố Navotas, Thủ đô Manila, Philippines ngày 29/10/2015.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-7
Một gia đình ngồi nghỉ trước những ngôi mộ trong nghĩa địa Navotas ngày 12/5/2010.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-8
Ngôi nhà tạm bợ của một gia đình được xây dựng trên những ngôi mộ trong nghĩa trang nhân dân Nam Manila ở thành phố Passay trong vùng đô thị của Manila ngày 30/10/2015. 

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-9
Em bé sơ sinh ngủ ngon trên một ngôi mộ ở nghĩa trang ngày 27/10/2010. 

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-10
Các em nhỏ chơi bóng rổ trong nghĩa địa ở Manila ngày 21/10/2008.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-11
Người đàn ông đi lấy nước sinh hoạt về cho gia đình ngày 21/10/2008.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-12
Các vật dụng bên trong một ngôi nhà tạm bợ được xây trên những ngôi mộ ở nghĩa địa Bắc Manila ngày 28/10/2011.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-13
Những em nhỏ ngồi xem ti vi trong nhà. Ảnh chụp ngày 21/10/2008.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-14
Một người phụ nữ Philippines rửa tay trong nghĩa trang Nam Manila ở thành phố Pasay ngày 30/10/2015.

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-15
Các em nhỏ chơi đùa trong nghĩa trang ngày 21/10/2008. 

Canh song chung voi nguoi chet o thu do Philippines-Hinh-16
Một salon tóc được mở trong ngôi nhà tạm bợ ngay tại nghĩa địa ở thành phố Pasay ngày 30/10/2015. 

Cuộc sống người dân trong “thành phố chết” Aleppo

(Kiến Thức) - “Thành phố chết” Aleppo từng là một trong những thành phố đẹp nhất Trung Đông nhưng giờ đây nó đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

Cuoc song nguoi dan trong “thanh pho chet” Aleppo
“Thành phố chết” Aleppo hoang tàn vì chiến tranh triền miên những năm qua.

Cuoc song nguoi dan trong “thanh pho chet” Aleppo-Hinh-2
 Bốn năm trước, Aleppo từng là một trong những thành phố đẹp và thịnh vượng nhất Trung Đông, nhưng chiến tranh đã tàn phá nơi đây và buộc người dân phải rời bỏ quê hương.

Cuoc song nguoi dan trong “thanh pho chet” Aleppo-Hinh-3
Baron từng là khách sạn nổi tiếng nhất của Aleppo và thu hút hàng nghìn du khách. Hiện giờ, khách sạn này vẫn mở cửa nhưng trở thành nơi ở tạm bợ cho người tị nạn. 

Cuoc song nguoi dan trong “thanh pho chet” Aleppo-Hinh-4
Hàng nghìn nam giới, phụ nữ và trẻ em đã rời khỏi Aleppo trong những tuần gần đây, sau khi quân đội Syria tiến vào hai thị trấn người Shiite ở ngoại ô thành phố. Ảnh: Một em nhỏ Syria. 

Cuoc song nguoi dan trong “thanh pho chet” Aleppo-Hinh-5
Một người phụ nữ Syria chờ đợi khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria mở cửa. 

Cuoc song nguoi dan trong “thanh pho chet” Aleppo-Hinh-6
Rất nhiều người tị nạn rời Aleppo, hướng về Thổ Nhĩ Kỳ, để tiếp tục hành trình tới “miền đất hứa” Châu Âu. 

Cuoc song nguoi dan trong “thanh pho chet” Aleppo-Hinh-7
Gia đình Syria mang theo đồ đạc đi bộ trên một con đường tới khu nhà tạm bợ ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. 

Cuoc song nguoi dan trong “thanh pho chet” Aleppo-Hinh-8
Một số gia đình sống trong trại tị nạn trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, số khác tới các khu vực trong thành phố Aleppo do quân chính phủ Syria kiểm soát. 

Cuoc song nguoi dan trong “thanh pho chet” Aleppo-Hinh-9
Một người đàn ông vẫn sống trong khách sạn Baron cho biết, tổ chức khủng bố Mặt trận al-Nusra đã chặt đầu một thành viên trong gia đình ông. Ảnh: Người tị nạn chạy khỏi thành phố Aleppo

Cuoc song nguoi dan trong “thanh pho chet” Aleppo-Hinh-10
Các cuộc xung đột tại Aleppo gần như đã cắt đứt thành phố này với thế giới bên ngoài. Ảnh: Một bé trai bỏ chạy khỏi thành phố Aleppo cùng gia đình.