Nghị viện Anh bác can thiệp quân sự vào Syria

(Kiến Thức) - Trong cuộc bỏ phiếu quan trọng đêm 29/8, Nghị viện Anh đã bác bỏ việc nước này tham gia vào một cuộc tấn công quân sự chống Syria,

Thủ tướng David Cameron (trái) và Chủ tịch Công đảng Ed Miliband tại Nghị viện Anh.
Thủ tướng David Cameron (trái) và Chủ tịch Công đảng Ed Miliband tại Nghị viện Anh.
Chính phủ liên minh của Thủ tướng David Cameron đã thất bại trong việc thông qua tại nghị viện một kiến nghị ủy quyền hành động quân sự chống Syria về nguyên tắc, với 285 phiếu chống và 272 phiếu thuận.
Sau đó, Thủ tướng Cameron nói vớt vát rằng ông sẽ tôn trọng ý chí của Nghị viện Anh và thừa nhận các nhà lập pháp không muốn chứng kiến một cuộc tấn công quân sự chống chính phủ Syria để trừng phạt cuộc tấn công vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus tuần trước.
Khi bị lãnh đạo Công đảng Ed Miliband chất vấn liệu ông có cam kết không qua mặt nghị viện và tiếp tục hành động quân sự, Thủ tướng Cameron nói mặc dù phản ứng ngăn chặn sử dụng vũ khí hóa học ở Syria là “cần thiết”, nhưng ông tôn trọng ý chí của Hạ viện Anh.
Ông Camerron nói thêm: “"Rõ ràng, Hạ viện đã không thông qua kiến nghị ủy quyền hành động và phản ánh quan điểm của nhân dân Anh không muốn có hành động quân sự. Tôi nhận ra điều đó và chính phủ sẽ hành động phù hợp”.

Anh-Mỹ hội quân, chuẩn bị đánh Syria

(Kiến Thức) - Anh đã tập hợp các chiến đấu cơ, vũ khí tại căn cứ không quân Akrotiri ở Sip, sẵn sàng tấn công Syria trong bối cảnh phương Tây ngày càng tỏ ra nôn nóng muốn can thiệp quân sự.

Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Gravely.
 Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường  USS Gravely.

Thế giới phản đối can thiệp quân sự vào Syria

Dư luận thế giới tiếp tục nóng lên về khả năng can thiệp quân sự vào Syria, trong đó phần lớn dân chúng các nước phản đối phương Tây đánh Damascus.

Cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Vilepin cũng cho rằng can thiệp quân sự vào chỉ cản trở việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Vilepin cũng cho rằng can thiệp quân sự vào chỉ cản trở việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.  
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận của Viện dư luận xã hội Pháp công bố ngày 28/8, đa số người dân Pháp phản đối việc nước này bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng Syria.

Thủ tướng Anh buộc phải trì hoãn tấn công Syria

(Kiến Thức) - Thủ tướng Anh David Cameron đã buộc phải trì hoãn kế hoạch tấn công quân sự Syria, trước sức ép mạnh mẽ ở trong nước và quốc tế.

Thủ tướng Anh David Cameron buộc phải trì hoãn tấn công Syria do sự phản đối ở trong nước và quốc tế.
Thủ tướng Anh David Cameron buộc phải trì hoãn tấn công Syria do sự phản đối ở trong nước và quốc tế.
Theo Reuters, chỉ một ngày sau khi kêu gọi Nghị viện Anh biểu quyết về cách đối phó với Syria, ngày 28/8, Thủ tướng Cameron đã vấp phải sự phản đối dữ dội của Công đảng đối lập và của các nghị sĩ “nổi loạn” trong đảng Bảo thủ cầm quyền. Công đảng tuyên bố phải có bằng chứng rõ ràng về việc chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học .