Thủ tướng Anh buộc phải trì hoãn tấn công Syria

(Kiến Thức) - Thủ tướng Anh David Cameron đã buộc phải trì hoãn kế hoạch tấn công quân sự Syria, trước sức ép mạnh mẽ ở trong nước và quốc tế.

Thủ tướng Anh David Cameron buộc phải trì hoãn tấn công Syria do sự phản đối ở trong nước và quốc tế.
Thủ tướng Anh David Cameron buộc phải trì hoãn tấn công Syria do sự phản đối ở trong nước và quốc tế.
Theo Reuters, chỉ một ngày sau khi kêu gọi Nghị viện Anh biểu quyết về cách đối phó với Syria, ngày 28/8, Thủ tướng Cameron đã vấp phải sự phản đối dữ dội của Công đảng đối lập và của các nghị sĩ “nổi loạn” trong đảng Bảo thủ cầm quyền. Công đảng tuyên bố phải có bằng chứng rõ ràng về việc chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học .
Một cuộc thăm dò do YouGov công bố cho thấy 50% công chúng Anh chống lại một cuộc tấn công tên lửa vào Syria và chỉ có 25% ủng hộ chiến dịch này.
Cùng ngày, các đại sứ của Vương quốc Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ đã kết thúc cuộc thảo luận về nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do London soạn thảo về việc cho phép hành động quân sự đối với Syria.
Đại sứ của Trung Quốc và Nga, hai nước phản đối mạnh mẽ tấn công quân sự nhằm và Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đã rời cuộc họp kín này sau khoảng 75 phút thảo luận. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng HĐBA không nên cân nhắc dự thảo nghị quyết do Anh soạn thảo trước khi các thanh sát viên LHQ báo cáo về các phát hiện của họ tại Syria.
Thất bại của Thủ tướng Cameron có thể cản trở những nỗ lực của Mỹ tiến hành một cuộc tấn công Syria bằng tên lửa hành trình trong tuần này và có khả năng làm tổn hại đến liên minh London-Wahshington.
Trong khi đó, ngày 28/8, Tổng thống Obama đã cho biết ông vẫn chưa quyết định có tấn công Syria hay không, song bất kỳ hành động nào của Mỹ được đưa ra cũng là nhằm cảnh báo Syria không được sử dụng vũ khí hóa học một lần nữa.
Tổng thống Obama kết luận rằng chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã đứng sau các cuộc tấn công kinh hoàng bằng vũ khí hóa học vào sân thường ở ngoại ô Damascus tuần trước, giết chết hàng trăm người. Tuy nhiên, ông Obama cũng phát tín hiệu rõ ràng rằng cuộc tấn công trừng phạt của Mỹ sẽ được giới hạn trong phạm vi nào đó, không phải nhằm cân bằng cán cân giữa quân đội của ông Assad với phe nổi dậy nhằm chấm dứt cuộc chiến đẫm máu kéo dài hơn hai năm qua.

Mỹ sẽ qua mặt LHQ tấn công Syria?

(Kiến Thức) - Mỹ đang cân nhắc một loạt lựa chọn để tấn công Syria mà không cần sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc, nếu xác định quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học..

Máy bay chiến đấu F-16 Falcon của Mỹ
Máy bay chiến đấu F-16 Falcon của Mỹ
Một quan chức Nhà Trắng cho biết Mỹ đang có “một loạt chọn lựa” nếu Washington quyết định hành động đối với cáo buộc Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.

Theo VOA, giới chức này phát biểu như vậy hôm Thứ Bảy (24/8) khi Tổng thống Barack Obama thảo luận với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu về cáo buộc cho rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công thường dân ở ngoại ô Damascus.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đề nghị rằng Mỹ nên di chuyển các lực lượng hải quân vào vị trí chuẩn bị sẵn cho mọi quyết định về Syria của Tổng thống Obama. Ông Chuck Hagel nói với các phóng viên báo chí rằng Tổng thống Obama đã hỏi Bộ Quốc phòng về những khả năng, nếu tổng thống chọn để tấn công Damascus.

Phương Tây đánh Syria vào cuối tuần này?

(Kiến Thức) - Phương Tây có thể đánh Syria trong vài ngày tới. Mỹ và đồng minh đã nói như vậy với phe nổi dậy  trong một cuộc họp ngày 26/7 ở Istanbul.

Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.
Thông báo trước cho phe đối lập Syria

Ẩn ý đằng sau chiến lược “xoay trục” của Mỹ

“Xoay trục” sang Châu Á là điều mà Mỹ đang xúc tiến, nhưng động lực thực sự đằng sau sự chuyển hướng này của chính quyền Tổng thống Barack Obama là gì?

Cái bắt tay của ba bị bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản (trái) Mỹ (giữa) và Hàn Quốc (phải).
Cái bắt tay của ba bị bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản (trái) Mỹ (giữa) và Hàn Quốc (phải). 
Từ khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược an ninh sang Châu Á vào năm 2011, đã có nhiều tranh cãi khá sôi nổi về nội dung của hoạt động chuyển hướng, mức độ ảnh hưởng tới cặp quan hệ Mỹ-Trung Quốc.