Nghi án bé gái 9 tuổi bị bắt cóc: Lo ngại bị xã hội đen trả thù

Công an lo ngại việc người mẹ và bé gái trọng vụ bé 9 tuổi bị bắt cóc có thể bị đối tượng xã hội đen trả thù.

Liên quan đến nghi án bé gái 9 tuổi bị bắt cóc trên địa bàn quận 1, TP.HCMgây xôn xao dư luận, trả lời phóng viên VTC News, lãnh đạo Công an phường Phạm Ngũ Lão (quận 1, TP.HCM) cho biết, vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ.

"Hồ sơ vụ việc đã được công an phường chuyển lên công an quận thụ lý theo thẩm quyền. Cơ quan chức năng tiến hành truy xuất hình ảnh nghi can từ camera an ninh khu vực để điều tra làm rõ" - vị công an nói.

Theo một cán bộ công an, đến thời điểm hiện nay, chị N.N. P. (37 tuổi, ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM - mẹ của bé N.) và con gái L.N.K.N. (9 tuổi) cũng như các nhân chứng, trong đó có người phát hiện ra bé tại Công viên Phú Lâm, quận 6 đang lo sợ bị các đối tượng "xã hội đen" tìm trả thù vì dám xen vào, phá hỏng công việc "làm ăn" bọn chúng.

"Những hình ảnh, thông tin của người mẹ, bé gái cũng như các nhân chứng liên quan vụ việc được đăng tải công khai, không che mặt, giấu tên trên các phương tiện thông tin đại chúng, cộng đồng mạng xã hội... là một trong những điều khiến mọi người đang lo lắng, sợ họ bị trả thù bất cứ lúc nào" - cán bộ công an khuyến cáo.
Chị P. xuống tóc vì tìm được con gái bị bắt cóc.
  Chị P. xuống tóc vì tìm được con gái bị bắt cóc.

Phóng viên VTC News đã gặp Thiếu tá Nguyễn Ngọc Tuấn - Công an phường 11, quận 6 - người trực tiếp tiếp nhận vụ việc nói trên.

"Trưa hôm đó, có một người đàn ông dẫn 1 bé gái đến trụ sở Công an phường trình báo. Ban đầu chỉ nghĩ bé bị lạc có người phát hiện dẫn đến, nhưng sau đó mới nghi ngờ bé gái bị bắt cóc. Bé hơi hoảng sợ, tôi trấn an, bé đọc cho tôi số điện thoại của bố cháu để công an liên lạc. 

Lát sau, công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 cùng gia đình bé đến công an phường 11, quận 6 để nhận diện cháu. Sau đó, chúng tôi bàn giao vụ việc cho công an phường Phạm Ngũ Lão thụ lý, giải quyết" - Thiếu tá Tuấn nói.

Thông tin ban đầu, sáng chủ nhật 28/2, bé L.N.K.N. do không đi học nên được mẹ N.N. P., chở đi chơi trên đường Đề Thám, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.  Khoảng 10h30 cùng ngày, cháu N. xin mẹ tiền rồi đi sang góc đường Đề Thám – Bùi Viện (cách trụ sở Công an phường Phạm Ngũ Lão hơn 100m) để mua bánh.

Lúc này một thanh niên khoảng hơn 20 tuổi, điều khiển xe Future màu xám, đội mũ lưỡi trai, mặc áo sơ mi đen, quần tây… lân la trò chuyện làm quen bé. Sau đó, nam thanh niên với tay kéo bé bế lên xe máy phóng đi. Nhiều người chứng kiến cứ nghĩ rằng nam thanh niên và bé gái là người thân với nhau nên không phản ứng gì.

Về phần chị P., sau phút lơ là quay lại không thấy con mình đâu nên chạy đôn chạy đáo các con đường, ngõ hẻm gần đó tìm bé. Tìm một lúc không thấy nên chị P. vội vã đến Công an phường trình báo. 

Vụ việc được Công an phường Phạm Ngũ Lão, Đội CSĐT Công an quận 1 tiếp nhận và khẩn trương truy tìm tung tích cháu bé. Khoảng 12h cùng ngày, Công an phường 11, quận 6 tiếp nhận bé N. từ một người dân sống gần vòng xoay Phú Lâm (quận 6). 

Bé N. cung cấp số điện thoại của bố mình cho công an, từ đó công an đã điện báo cho gia đình chị P. đến nhận lại con trong niềm vui ngỡ ngàng, khôn tả. Sau khi gặp lại con, chị P đã xuống tóc để cảm ơn trời phật vì nghe thấu lời nguyện cầu mong tìm lại con của mình. 

Theo lời bé N., nam thanh niên nói trên dùng lời lẽ dụ dỗ bé lên xe với câu nói: "mẹ nhờ chở đi chơi". Mặc dù bé N. không chịu nhưng kẻ lạ mặt bắt cóc trẻ con vẫn kéo bé lên xe phóng đi trước sự chứng kiến nhiều người. Bé được bế ngồi phía trước xe. Trên đường đi bé N. khóc, kêu la nhưng người đi đường không để ý đến. 

Khi đến trước nhà một người dân (gần Công viên Phú Lâm, quận 6), xe nam thanh niên bất ngờ tắt máy dừng lại. Bé N. khóc đòi về thì bị gã thanh niên la mắng. Vụ việc được anh S. phát hiện, đối tượng vội bỏ chạy về hướng bến xe Miền Tây (quận Bình Tân, TP.HCM).

Thực hư vụ thiếu nữ bị bắt cóc đưa lên xe tải có 4-5 xác chết

Bé P - thiếu nữ bị bắt cóc, ngồi gục mặt khóc, hai đầu gối quần nước mắt ướt sũng. Khi được mẹ hỏi chuyện, em P., chỉ nói lí nhí, kể việc mình bị bắt cóc hụt.

Đang đợi em trai ở đầu ngõ để đi học, em L.T.P (SN 2002, trú tại thôn Lực Điền, xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) bị hai thanh niên đi xe máy vờ hỏi đường rồi bịt mồm bằng khăn có thuốc mê.

Truy sát kinh hoàng trong đêm, một người bị chém chết

(Kiến Thức) -Một vụ truy sát kinh hoàng trong đêm vừa xảy ra tại TP Biên Hoà (Đồng Nai) khiến một người bị chém chết, một người bị thương nặng.

Vụ truy sát kinh hoàng khiến một người bị chém chết nói trên xảy ra vào rạng sáng ngày 13/3 tại phường Trảng Dài, TP Biên Hoà (Đồng Nai).
Theo một số người dân sống ở tổ 19A, KP 4, P. Trảng Dài cho biết, khoảng 2h sáng cùng ngày, họ nghe thấy tiếng la hét kèm tiếng cầu cứu vang lên nên vội túa ra xem.

Hai vụ nuôi nhầm con: Bác sĩ và nữ hộ sinh nói gì?

Sau vụ nuôi nhầm con ở Hà nội, nhiều gia đình đang cảm thấy bất an liệu những con mình đang nuôi có phải là con ruột hay không?

Sau 2 vụ trao nhầm con của gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, 64 tuổi, Quán Thánh (42 năm) và bà Phan Thị Tuyết Hoa (53 tuổi), Hoàng Hoa Thám (29 năm), Hà Nội vừa qua, đang khiến dư luận vô cùng hoang mang và lo lắng.

Người trong cuộc thì đau xót đến tột cùng và hy vọng một ngày nào đó, họ sẽ tìm lại được người thân của mình. Nhưng những gia đình khác lại cảm thấy bất an rằng, liệu những con mình đang nuôi có phải là con ruột do mình đẻ ra hay không? Dư luận đang tự đặt ra câu hỏi là liệu có khe hở nào đó trong quy trình trao nhận con ở nhà hộ sinh không?

Nữ hộ sinh A của một bệnh viện phụ sản lớn tại Hà Nội (đề nghị giấu tên), người đã có ngoài 20 năm trong nghề bà đỡ khẳng định chắc chắn thời này rất hiếm khi trao nhầm như 2 trường hợp trên bởi các khâu được làm bài bản và nghiêm ngặt.

Chị cho biết: “Tôi vô cùng cảm thông với nỗi đau của gia đình các chị Hạnh và Hoa. Cũng là người mẹ, tôi mong muốn họ sớm tìm được người thân và được đoàn tụ với gia đình”.

Nói về lý do tại sao ngày trước xảy ra các vụ nhầm lẫn con cái như vậy, nữ hộ sinh này nói: “Ngày xưa, thời buổi khó khăn, chiến tranh loạn lạc, khi máy bay và giặc đến tất cả y bác sĩ và người bệnh đều phải di chuyển. Cán bộ y tế di chuyển sản phụ còn nữ hộ sinh và bác sĩ di chuyển theo sau. Trong thời gian đó, nếu sản phụ nào được ra viện trước, họ sẽ trả mẹ và con luôn. Cho nên mã số giữa mẹ và bé bị lẫn lộn ở giai đoạn này là có thể. Bây giờ, xã hội tiên tiến, ngành y ngày càng phát triển, mã số được làm cẩn thẩn, số của mẹ được đeo vào tay và con đeo vào chân”.
Hai vu nuoi nham con: Bac si va nu ho sinh noi gi?
Chị Tạ Thị Thu Trang, người bị trao nhầm 42 năm qua. (ảnh: KT) 

Nữ hộ sinh này dẫn chứng rất cụ thể, ví dụ: Mẹ có mã số 155, con cũng số đó luôn. Mẹ tên là Nguyễn Thị A, sinh năm 1980, con cũng Nguyễn Thị A sinh năm 1980. Mã số của mẹ và của con trùng nhau. Chính vì thế, điều đó không thể gây ra sự nhầm lẫn được. Bởi vì, gia đình sản phụ có đầy đủ 3 thành phần lúc chờ sinh, sau sinh: người đẻ, người nhà người đẻ, bác sĩ – họ sẽ trao con cho gia đình rất cẩn thận.
Nữ hộ sinh cũng cho biết thêm, có khả năng, ngày xưa, ánh sáng cũng không đầy đủ, điện lúc có lúc không nên người ta phải sử dụng đèn dầu, vì vậy mã số của mẹ và con bị lẫn lộn. Mặt khác, do việc đánh dấu ngày xưa được viết bằng bút có thể mực lại không tốt, thậm chí viết tạm bằng bút máy nên lúc tắm hoặc rửa tay, rửa chân cũng làm mờ số. Khả năng cao nhầm con là do nguyên nhân đó chứ không phải là do cố tình đánh tráo. Bây giờ, điện đầy đủ, bút viết không bị phai màu nên không thể xảy ra chuyện trao nhầm mẹ và con.

Theo nữ hộ sinh này, từ năm 2012, bệnh viện phụ sản nơi chị làm việc, người ta đã dùng đồng xu để đánh dấu mẹ và con. Đồng xu này này được làm sẵn từ trước, sau đó đeo vào tay cho mẹ và chân của con. Trong trường hợp, một trong 2 người bị mất số thì cũng chẳng có vấn đề gì vì lúc đó con đã được ở cùng mẹ. Tuy nhiên, để cẩn thận hơn, người ta đánh dấu số của mẹ vào ngực áo hoặc dán lên trán còn đồng xu đeo vào con.

Nói tóm lại, khi đồng xu bị mất, mọi người sẽ thay đồng xu khác cũng như sửa lại hồ sơ bệnh án. Khi thay mã số, họ cũng thay luôn áo và số. Tất cả đều đồng bộ để không bị nhầm lẫn.

“Hơn 20 năm làm trong nghề, tôi chưa thấy có sự cố nhầm lẫn nào”, nữ hộ sinh này tự hào nói.

Cùng quan điểm với nữ hộ sinh trên, chuyên gia sản khoa - bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương, Phó Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh BV Phụ sản Hà Nội; Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học; Giảng viên bộ môn Sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội cho rằng: “Hồi đó, ở các nhà hộ sinh hay bệnh viện nói chung cũng chưa có số mẹ - con, người ta viết tên mẹ-tên con lên chân cháu bé, có thể viết nhầm”.

Vậy làm thế nào để tìm thấy con của mình? Nữ hộ sinh trên cho rằng thường người mẹ có linh cảm, giác quan thứ 6 cùng với trí nhớ và ký ức, sẽ gợi lại những người đã sinh cùng ngày, cùng phòng với mình hoặc những người nằm cạnh mình trong nhà hộ sinh. Từ đó sẽ dần dần tìm ra. Đến khi gặp lại, các kỷ niệm lại ùa về, và những người đó có khi cũng có cảm giác, con của mình cũng không giống mình... rồi có thể cũng tìm ra.
Nữ hộ sinh nói: bất cứ sản phụ nào cũng nhớ tên người nữ hộ sinh trao con cho mình lúc đó. Những thông tin gợi nhớ đó cũng có thể tìm ra.

Còn bác sĩ Chương lại gợi ý, để tìm lại, chúng ta phải xem danh sách tất cả những em bé sinh ra tại nhà hộ sinh trong thời gian đó (từ lúc mẹ vào nhà hộ sinh cho đến khi xuất viện), sau đó thử ADN sẽ ra kết quả ngay thôi./.