Nghề nào nguy hiểm nhất ở Mỹ?

Xếp ngay sau nghề khai khoáng, cảnh sát được xem là nghề nguy hiểm thứ hai trên đất Mỹ với số người tử vong tăng 40% so với năm 2009.

Theo Văn phòng Thống kê Lao động Mỹ, hai nghề được cho là nguy hiểm nhất nước này trong năm 2010 là khai mỏ và cảnh sát. Mặc dù trong năm ngoái 2013, nghề cảnh sát đã không còn nằm trong danh sách 10 công việc nguy hiểm nhất tại Mỹ, song không thể phủ nhận rằng, đây là một công việc chứa đựng nhiều rủi ro.

                                           Nguồn video: VTC14.

Bắt giữ đối tượng trộm cắp ở sân bay Nội Bài

(Kiến Thức) - Đồn Công an sân bay Nội Bài vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Thế Ninh, sinh năm 1989, trú tại Sóc Sơn, HN về hành vi trộm cắp tài sản.

Vào khoảng 8h ngày 15/12, tổ công tác tiến hành mật phục phòng chống trộm cắp tài sản tại khu vực bãi để xe cổng công trường nhà ga T2. Đến 13h cùng ngày, tổ công tác phát hiện một nam thanh niên có biểu hiện nghi vấn, vào bãi xe của công trường, dùng vam phá khóa chiếc mô tô biển kiểm soát 29X8-1854.

Khi đối tượng chạy xe ra đến cổng công trường thì bị lực lượng công an mật phục bắt quả tang cùng với tang vật.

Tại cơ quan công an, đối tượng Nguyễn Thế Ninh đã thừa nhận hành vi phạm tội và khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm cắp tại khu vực sân bay quốc tế Nội Bài.

Rùa cứu bạn gặp nạn đầy cảm động

(Kiến Thức) - Hình ảnh được ghi lại tại một vườn thú ở Đài Loan. Một chú rùa đã cứu bạn mình khi bạn bị ngã lật úp.

Cảnh tượng hiếm thấy khi một chú rùa cứu bạn của mình bị nạn đã nhận được những tiếng hò reo cổ vũ của các em nhỏ tham quan tại một vườn thú ở Đài Loan.

Đây có lẽ là một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với các em nhỏ về sự giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn.

Ngay sau khi đăng tải lên mạng xã hội, đoạn clip đã thu hút được sự chú ý của nhiều người.

Mời quý độc giả xem clip:

Run người xem lấy nọc rắn độc bằng tay không

Họ phải dùng tay mở miệng con rắn và cắm răng nọc của nó vào lọ có màng bọc để trích lấy nọc độc.

Nọc rắn hay nọc độc rắn là tuyến chứa các chất độc của các loài rắn độc. Đây là một vũ khí tấn công hay phòng vệ hữu hiệu của loài rắn được tiến hóa trong nhiều triệu năm đã qua.

Nhìn lại 3 cái nhất trong gameshow truyền hình VN 2014

(Kiến Thức) - Các gameshow truyền hình năm 2014 cũng có không ít phần thi, người chơi gây ấn tượng mạnh với khán giả.

1. Người chơi xui xẻo nhất chương trình "Ai là triệu phú"

Chị Phạm Thị Thu được dân mạng cho là người chơi xui xẻo nhất chương trình "Ai là triệu phú" từ trước đến nay khi mất đến ba quyền trợ giúp để trả lời câu hỏi số 8 song vẫn thất bại.

Chương trình được phát sóng tối 6/5 với người chơi là chị Phạm Thị Thu. Sau khi trả lời đúng câu hỏi số 7, chị Thu bước vào câu hỏi số 8 với giải thưởng 10 triệu đồng. Tuy nhiên, một sự việc chưa từng có đã xảy ra tại trường quay "Ai là triệu phú".

Câu hỏi: "Tên ngọn thác Đambri hùng vĩ ở núi rừng Tây Nguyên có ý nghĩa là gì?” có 4 đáp án trả lời là “A. Đợi chờ”, “B. Bất khuất”, “C. Sương khói” và “D. Chung thủy”.

Ở lần trợ giúp đầu, chị Thu gọi điện cho sếp mình và nhận được đáp án B nhưng không chắc chắn. Chị Thu dùng quyền trợ giúp thứ 2 là 50/50. Tuy nhiên, khi loại trừ được 2 đáp án B và C thì còn lại 2 đáp án mà chị Thu đang phân vân là A và D. Chị Thu quyết định sử dụng quyền trợ giúp thứ ba là "Hỏi khán giả trường quay".

Với câu hỏi này, 100% khán giả tư vấn chọn phương án D và chị Thu cũng quyết định đáp án cuối cùng của mình là D. Nhưng thật đáng tiếc, đáp án chính xác lại là đáp án A.

Đây cũng là lần đầu tiên trong chương trình "Ai là triệu phú", tất cả khán giả tư vấn đều trả lời sai. Chị Thu đành ngậm ngùi ra về với số tiền thưởng trị giá 2 triệu đồng.

Tận mục nghề săn “ong tử thần” ở Kon Tum

Ong bắp cày được mệnh danh là loài ong tử thần. Đây là loài ong hung dữ và nọc độc có thể gây chết người.

Anh Nguyễn Văn Toàn một thợ săn ong bắp cày chuyên nghiệp ở Kon Tum cho biết, ong bắp cày rất nguy hiểm và được mệnh danh là loài ong tử thần với nọc độc có thể giết chết người trưởng thành bằng vài ba vết đốt. Tuy nhiên, nhiều năm hành nghề anh Toàn vẫn chưa bị ong đốt lần nào.

Do đặc điểm sinh sống, ong bắp cày thường làm tổ dưới đất, muốn tìm được ong thì phải tìm đến các vùng có hoa, nhiều côn trùng, sau đó theo dõi tìm về nơi làm tổ của ong bắp cày.

Việc bắt ong bắp cày cũng rất kỳ công, phải chuẩn bị mọi thứ từ sớm sau đó đợi trời tối mới tiến hành hun khói bắt.

Để tìm hiểu thêm về nghề nguy hiểm này mời độc giả xem clip: