“Nghề” mới kiếm bộn tiền sau ngập ở Hà Nội

Sau những ngày mưa ngập vừa qua, thêm một cách kiếm tiền mới xuất hiện là... chuộc biển kiểm soát.

“Nghe” moi kiem bon tieni sau ngap o Ha Noi
 Các biển kiểm soát được treo ở trước cổng Thiên đường Bảo Sơn.
Tuần vừa qua, Hà Nội đón nhận những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão. Nhiều nơi của Hà Nội ngập sâu trong nước, một trong những điểm ngập nặng nhất là những đoạn trũng gần Đại lộ Thăng Long. Đây cũng là nơi có lưu lượng xe đi lại rất lớn đặc biệt là ô tô.
Sau khi nước rút, những nơi này xuất hiện một cách kiếm tiền mới là cho chuộc lại biển kiểm soát. Anh Thanh, bán nước ở đoạn giao cắt giữa Thiên đường Bảo Sơn với đường phụ của Đại lộ Thăng Long cho biết, sau khi nước rút, người dân ở đây nhặt được rất nhiều biển kiểm soát, chủ yếu là biển của ô tô. Anh Thanh cho biết thêm, những biển kiểm soát này được treo lên để ai bị mất thì đến chuộc lại. "Từ hôm ngập đến giờ đã có gần 20 người đến chuộc lại biển" - anh Thanh kể.
“Nghe” moi kiem bon tieni sau ngap o Ha Noi-Hinh-2
 Một người đang tìm lại biển kiểm soát xe của mình.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến sáng nay (24/7), vẫn còn rất nhiều biển kiểm soát được treo ở trước cổng Thiên đường Bảo Sơn. Được biết, để chuộc biển kiểm soát, chủ xe phải trả 200.000 đồng và phải mang xe bị mất biển hoặc giấy tờ đến để chứng minh.

Cầm chắc trên chục triệu mỗi tháng nhờ nghề lạ: Trồng cỏ may mắn

Trồng cỏ may mắn là một nghề khá mới mẻ, được gia đình bà Nguyễn Thị Kim Oanh (Hậu Giang) làm khoảng hai năm nay, cho lợi nhuận kinh tế khá cao. 

Bà Oanh cho biết, bà học kỹ thuật trồng cỏ may mắn từ một kỹ sư ở TP.HCM cách nay hơn 2 năm. Sau hơn 3 tháng học nghề, bà ở lại nhà con gái tại TP.HCM trồng cây để con gái đi tìm mối bán.
Cam chac tren chuc trieu moi thang nho nghe la: Trong co may man
 Để tạo ra sản phẩm cây may mắn đòi hỏi phải khéo tay, kiên trì, tỉ mỉ cao.

Chạy "sô" ăn cỗ thuê mùa cưới - nghề lạ kiếm tiền khủng

Nghề ăn cỗ đám cưới thuê - chỉ cần ngồi yên lặng và nhoẻn miệng cười, đã có thể kiếm được một khoản tiền không hề thấp.

Nghề vừa được ăn cỗ vừa được “gói” mang về