Nghề lạ mỗi ngày kiếm cả triệu đồng nhưng ít người làm

Nhu cầu phân loại giới tính gà con của các trang trại gà ngày càng lớn, trong khi đó rất hiếm người có thể chọn được gà bằng phương pháp nhìn qua lỗ huyệt nên nghề này luôn “khát” người làm.
 

Nghề có thu nhập “khủng”
Rời khỏi nhà từ khi chưa nhìn rõ mặt người, chị Trịnh Thị Mến trú tại xã Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) bắt đầu công việc soi lỗ huyệt gà con tại lò ấp của gia đình mình từ lúc 5 giờ sáng.
Lò ấp nơi chị làm việc ở cách xa khu dân cư tầm 500 mét về phía cánh đồng, càng đến gần càng nghe rõ tiếng máy chạy ù ù, tiếng gà con kêu chiếp chiếp liên thanh cùng mùi hôi hôi, nồng nồng đặc trưng của gà con.
Nghe la moi ngay kiem ca trieu dong nhung it nguoi lam
 Góc làm việc của thợ soi lỗ huyệt gà được đặt ngay tại lò ấp.
Bước vào lò ấp, “bàn làm việc” của chị Mến đặt ngay ngắn phía bên trái cùng với đèn bàn sáng lóa và chiếc lọ nhựa dùng để đựng phân gà, hàng chục khay chứa hàng vạn con gà con xếp ngay ngắn xung quanh. Sau khi thay quần áo, đeo khẩu trang và đội mũ, chị Mến bắt đầu công việc lựa chọn giới tính gà con qua lỗ huyệt.
Tay trái nhặt từng con rồi bóp nhẹ bụng để vắt phân dư vào chiếc lọ nhựa, tay phải ấn nhẹ vào hậu môn con gà để lỗ huyệt lòi ra, đôi mắt tập trung hết cỡ để xác định rõ con trống hay con mái… chỉ trong vòng vài giây chị đã hoàn thành xong một con gà.
“Nếu là gà trống thì hậu môn con gà đó sẽ có 1 nốt nhỏ như cây kim lòi ra, còn con mái thì sẽ phẳng lì, không có. Lựa xong thì con trống để bên phải, con mái để bên trái. Nói thì dễ nhưng tôi phải học mất 5 tháng mới phân biệt được chuẩn với mức học phí trên 30 triệu đồng”, chị Mến nói.
Cứ thế, kết hợp sự khéo léo của đôi tay, sự tập trung cao độ của đôi mắt và phán đoán nhanh nhạy, mỗi buổi đi làm chị có thể lựa chọn được từ 6-7.000 con gà, mang về thu nhập từ 1,5-2 triệu đồng.
“Nhà tôi cũng có lò ấp, tôi lại bận con nhỏ, vừa làm cho gia đình vừa giành thời gian cho con cái nên công việc của tôi không được đều, cũng không tính được cụ thể mỗi tháng bao nhiêu nhưng ở làng tôi có người đi làm đều, mỗi tháng cũng được vài chục triệu”, chị Mến chia sẻ.
Với chị Nguyễn Thị Huyền (trú tại xã Đức Giang), công việc soi lỗ huyệt gà con đã gắn bó với chị hơn 5 năm qua, trở thành nguồn thu nhập chính hàng tháng của cả gia đình.
Nhận lựa gà cho 4 lò ấp với công việc luân phiên, gối đầu nên không khi nào chị Huyền hết việc. Tuy nhiên, để có thời gian cho gia đình, con cái và nghỉ ngơi, mỗi tháng chị tự cho mình nghỉ từ 4-7 ngày, làm 4 ngày lại nghỉ 1 ngày. Tiền công chị Huyền nhận về nhiều hay ít phụ thuộc vào hiệu quả của công việc và số lượng gà ngày hôm đó.
“Tùy thuộc vào yêu cầu của khách mua gà nuôi để lấy thịt hay lấy trứng mà lò ấp nhờ tôi chọn gà trống hoặc gà mái, mỗi con gà tôi được trả công từ 150-600 đồng tùy loại. Trung bình mỗi buổi đi làm tôi nhận được khoảng 1 triệu đồng, ngày cao điểm nhất được khoảng 2,2 triệu đồng”, chị Huyền nói.
Nhưng cũng có không ít gian nan
Dù mang lại thu nhập cao nhưng hiện rất ít người biết đến nghề này, đặc biệt rất hiếm người có thể chọn được gà bằng phương pháp nhìn qua lỗ huyệt. Thao tác có vẻ đơn giản, nhẹ nhàng nhưng không phải ai học cũng làm được. Chính vì thế, dù nhu cầu cao, mức thu nhập khá hậu hĩnh, nhưng hiện nghề này vẫn rất “khát” người làm.
Theo chị Huyền, nghe đến thu nhập cao nên nhiều người tìm học nghề soi gà với mức học phí từ 30-60 triệu đồng/khóa kéo dài từ 3-6 tháng. Ngoài tiền học phí, học viên phải tự bỏ tiền ra mua gà con về để chọn, tiền học sẽ được người dạy thu ngay khi đăng kí, nếu bỏ dở giữa chừng cũng không được hoàn tiền.
“Nghề này vất vả lắm, phải ngồi 1 tư thế suốt 5-6 tiếng đồng hồ, vừa đau lưng, vừa mỏi mắt. Lò ấp lúc nào cũng có nhiệt độ cao, rồi bụi bặm từ lông gà, mùi hôi từ phân gà, đặc biệt yêu cầu phải thật tinh mắt và nhanh tay nên nhiều người không trụ được với nghề”, chị Huyền nói.
Nói về thu nhập khủng từ nghề này, chị Mến cho rằng người ngoài nhìn vào thấy lương 1-2 triệu/ngày là nhiều nhưng để được nhận về số tiền như vậy những người làm nghề như chị phải nỗ lực và cố gắng từng giây một.
“Trời nắng nóng đòi hỏi chúng tôi phải dậy đi làm thật sớm, có khi phải đi từ lúc nửa đêm để sáng hôm sau kịp giao gà cho khách. Nếu làm dễ mà có thu nhập cao như vậy thì nghề này đã không hiếm người làm như bây giờ”, chị Huyền nói thêm.

Đặc sản Tết: Gà trống thiến giá cao vẫn bán hết veo từ trong vườn

Với vị béo ngậy, thơm ngon, màu vàng bắt mắt, đặc biệt là những thớ thịt giòn dai, ngọt đậm, gà sống thiến Lục Yên (Yên Bái) đang trở thành món đặc sản Tết được nhiều người dân thành phố lùng mua để dùng trong dịp Tết.

Từ nuôi quy mô nhỏ lẻ, nhiều hộ đã mở rộng chăn nuôi gà trống thiến.

Từ nuôi quy mô nhỏ lẻ, nhiều hộ đã mở rộng chăn nuôi gà trống thiến.

Gia đình ông Hoàng Văn Mậu, thôn Sơn Bắc, xã Mai Sơn là hộ có thâm niên chăn nuôi gà thịt, trong chuồng lúc nào cũng có ít nhất 500 con, có lứa lên đến hàng nghìn con. Do được chăn thả tự nhiên bằng những sản phẩm nông nghiệp của gia đình, gà ông Mậu nổi tiếng khắp vùng bởi chất lượng thơm ngon. Trước đây, ông nuôi gà thịt các loại, từ mái tơ, mái đẻ, sống giò, trống thiến. Nhưng nhận thấy giá trị và hiệu quả vượt trội của gà trống thiến, khoảng 2 năm nay, ông tập trung gây giống và chăn nuôi giống gà đặc sản Tết này.

Thời gian nuôi gà trống thiến khá dài, trung bình khoảng 1 năm một lứa, nguồn thức ăn và công sức bỏ ra cũng nhiều hơn, song giá trị kinh tế cũng cao hơn hẳn. Đặc biệt, nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng này rất lớn. Cứ mỗi dịp Tết đến, không phải chờ thương lái đến mua buôn, người tiêu dùng khắp nơi lại tìm về tận nhà để đặt mua, với mức giá cao hơn từ 20-30% so với gà thịt ngoài thị trường.

Không chỉ đón một cái Tết sung túc, đời sống kinh tế của gia đình ông cũng trở nên khá giả hơn. Theo dự tính của ông, Tết này gia đình sẽ cung cấp cho thị trường khoảng trên 2 tạ thịt gà trống thiến, với giá dao động từ 110.000 – 130.000 đồng/kg, gia đình sẽ thu về trên 20 triệu đồng. Ông Mậu cho biết thêm: “Nuôi gà trống thiến đòi hỏi người nuôi phải chăm chỉ, chịu khó, đồng thời gia đình phải có diện tích vườn rộng để chăn thả thì thịt gà mới thơm ngon và vị khác hẳn so với gà thường”.

Còn với gia đình chị Triệu Phương Lam thôn Sơn Bắc là một trong những hộ nuôi gà trống thiến lâu năm nhất ở Mai Sơn, chị Lam cho biết trước đây mỗi năm cũng chỉ nuôi khoảng 20 con để phục vụ gia đình vào dịp tết nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, do nhu cầu của người dân lớn tận dụng vườn đồi rộng nên gia đình nuôi nhiều hơn. Khâu quan trọng là phải chú ý phòng bệnh vì gà được nuôi thời gian dài qua các mùa nên rất dễ nhiễm bệnh.

Giá cao nhưng gà trống thiến luôn đắt hàng dịp Tết.

Giá cao nhưng gà trống thiến luôn đắt hàng dịp Tết.

“Soi” các doanh nghiệp ông chủ Món Huế đang sở hữu

(Kiến Thức) - Ngoài việc nổi danh sở hữu chuỗi nhà hàng Món Huế, ông Huy Việt còn âm thầm tham gia ở lĩnh vực bất động sản khi thành lập, góp vốn tại nhiều Công ty.

Vụ việc ông Huy Nhật, chủ chuỗi nhà hàng Món Huế bị nhiều Công ty nước ngoài tố giác chiếm đoạt 25 triệu USD xảy ra tại Công ty TNHH MTV Horizon Property Group trong dự án bất động sản “ma” ở Huế và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án đang gây xôn xao dư luận.