Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Ngán ngẩm “thành tích” rơi máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ trong 5 năm qua

26/04/2020 19:00

(Kiến Thức) - Chỉ trong vòng 5 năm, Không quân Ấn Độ (IAF) đã bị rơi 26 máy bay các loại, tương đương với hơn một phi đội; không chỉ máy bay cũ bị rơi mà cả những loại máy bay mới đưa vào sử dụng; vậy đâu là nguyên nhân?

Tiến Minh
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Ấn Độ là quốc gia có lực lượng không quân lớn thứ 4 thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc và Nga); trong trang bị của họ, có đủ các loại máy bay của Nga, Mỹ, Anh, Pháp và của cả Ấn Độ sản xuất; nhưng chiếm số lượng lớn nhất là máy bay có nguồn gốc từ Liên Xô (trước kia) và Nga hiện nay.
Ấn Độ là quốc gia có lực lượng không quân lớn thứ 4 thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc và Nga); trong trang bị của họ, có đủ các loại máy bay của Nga, Mỹ, Anh, Pháp và của cả Ấn Độ sản xuất; nhưng chiếm số lượng lớn nhất là máy bay có nguồn gốc từ Liên Xô (trước kia) và Nga hiện nay.
Nhưng chỉ trong vòng có 5 năm (từ 2014 đến 2019), Không quân Ấn Độ đã mất 26 máy bay chiến đấu, làm 17 phi công thiệt mạng. Các loại máy bay bị rơi cũng hết sức đa dạng, từ các loại máy bay đời cũ như MiG-21, MiG-27 được ví là những "quan tài bay", đến những loại máy bay mới nhất như Su-30MKI, C-130…cũng đều bị rơi dưới sự điều khiển của phi công Ấn Độ.
Nhưng chỉ trong vòng có 5 năm (từ 2014 đến 2019), Không quân Ấn Độ đã mất 26 máy bay chiến đấu, làm 17 phi công thiệt mạng. Các loại máy bay bị rơi cũng hết sức đa dạng, từ các loại máy bay đời cũ như MiG-21, MiG-27 được ví là những "quan tài bay", đến những loại máy bay mới nhất như Su-30MKI, C-130…cũng đều bị rơi dưới sự điều khiển của phi công Ấn Độ.
Nếu so sánh Không quân Ấn Độ với Không quân Trung Quốc, cũng là nước khai thác tương đối nhiều máy bay Su-30 MKK có nguồn gốc từ Nga; chỉ tính từ năm 2009 đến 2019, Ấn Độ có 6 chiếc Su-30MKI bị rơi, nhưng Trung Quốc chưa rơi một chiếc Su-30MKK nào do Nga sản xuất. Vậy nguyên nhân nào mà Không quân Ấn Độ thường xảy ra các vụ tai nạn?
Nếu so sánh Không quân Ấn Độ với Không quân Trung Quốc, cũng là nước khai thác tương đối nhiều máy bay Su-30 MKK có nguồn gốc từ Nga; chỉ tính từ năm 2009 đến 2019, Ấn Độ có 6 chiếc Su-30MKI bị rơi, nhưng Trung Quốc chưa rơi một chiếc Su-30MKK nào do Nga sản xuất. Vậy nguyên nhân nào mà Không quân Ấn Độ thường xảy ra các vụ tai nạn?
Ủy ban điều tra các vụ tai nạn về hàng không của Ấn Độ (có sự tham gia của các công ty cung cấp máy bay nước ngoài), đã đưa ra kết luận về nguyên nhân rơi máy bay quân sự của IAF. Trong các nguyên nhân rơi máy bay của Ấn Độ, có rất ít sự cố do nhà sản xuất, mà phần lớn là do nguyên nhân chủ quan của con người.
Ủy ban điều tra các vụ tai nạn về hàng không của Ấn Độ (có sự tham gia của các công ty cung cấp máy bay nước ngoài), đã đưa ra kết luận về nguyên nhân rơi máy bay quân sự của IAF. Trong các nguyên nhân rơi máy bay của Ấn Độ, có rất ít sự cố do nhà sản xuất, mà phần lớn là do nguyên nhân chủ quan của con người.
Nguyên nhân dẫn đến rơi máy bay nhiều nhất của IAF, trước hết là do cường độ khai thác, sử dụng của IAF quá cao; hiện nay IAF là một trong số ít các lực lượng không quân trên thế giới thực hiện các khóa huấn luyện quanh năm với cường độ rất cao, do IAF phải sẵn sàng đối phó một lúc với hai cuộc xung đột tiềm tàng với Pakistan và Trung Quốc.
Nguyên nhân dẫn đến rơi máy bay nhiều nhất của IAF, trước hết là do cường độ khai thác, sử dụng của IAF quá cao; hiện nay IAF là một trong số ít các lực lượng không quân trên thế giới thực hiện các khóa huấn luyện quanh năm với cường độ rất cao, do IAF phải sẵn sàng đối phó một lúc với hai cuộc xung đột tiềm tàng với Pakistan và Trung Quốc.
Việc huấn luyện với cường độ cao như vậy, gây ra rất nhiều căng thẳng cho phi công, nhân viên kỹ thuật cũng như sự quá tải của máy bay, có nghĩa là có nguy cơ xảy ra nhiều tai nạn hơn; nhưng đó là cách IAF huấn luyện để đáp ứng yêu cầu chiến tranh.
Việc huấn luyện với cường độ cao như vậy, gây ra rất nhiều căng thẳng cho phi công, nhân viên kỹ thuật cũng như sự quá tải của máy bay, có nghĩa là có nguy cơ xảy ra nhiều tai nạn hơn; nhưng đó là cách IAF huấn luyện để đáp ứng yêu cầu chiến tranh.
Lý do rơi máy bay thứ hai làm rơi nhiều máy bay đó là khí hậu khắc nghiệt tại quốc gia Nam Á này; khí hậu nhiệt đới là môi trường không thuận lợi cho máy bay, khi không khí nóng tạo ra lực nâng ít hơn và động cơ hoạt động kém hơn so với máy bay ở châu Âu; cùng với đó là đường băng luôn bị thiêu nóng dưới ánh nắng mặt trời; đây cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến mất an toàn khi cất và hạ cánh.
Lý do rơi máy bay thứ hai làm rơi nhiều máy bay đó là khí hậu khắc nghiệt tại quốc gia Nam Á này; khí hậu nhiệt đới là môi trường không thuận lợi cho máy bay, khi không khí nóng tạo ra lực nâng ít hơn và động cơ hoạt động kém hơn so với máy bay ở châu Âu; cùng với đó là đường băng luôn bị thiêu nóng dưới ánh nắng mặt trời; đây cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến mất an toàn khi cất và hạ cánh.
Nguyên nhân tiếp theo cũng dẫn đến nhiều vụ tai nạn máy bay của IAF là do chim, những vụ tai nạn như thế này chiếm khoảng 10%. Hầu hết các căn cứ của IAF đều nằm gần khu vực đông dân cư, nơi chim là mối đe dọa thường trực.
Nguyên nhân tiếp theo cũng dẫn đến nhiều vụ tai nạn máy bay của IAF là do chim, những vụ tai nạn như thế này chiếm khoảng 10%. Hầu hết các căn cứ của IAF đều nằm gần khu vực đông dân cư, nơi chim là mối đe dọa thường trực.
Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến mức IAF năm ngoái đã phải đưa ra gói thầu quốc tế, để mua 45 hệ thống radar phát hiện và giám sát chim, lắp đặt tại các sân bay và căn cứ không quân trên khắp Ấn Độ.
Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến mức IAF năm ngoái đã phải đưa ra gói thầu quốc tế, để mua 45 hệ thống radar phát hiện và giám sát chim, lắp đặt tại các sân bay và căn cứ không quân trên khắp Ấn Độ.
Nguyên nhân tiếp theo cũng làm IAF rơi nhiều máy bay là họ thiếu máy bay huấn luyện phù hợp; theo quy trình huấn luyện của IAF, học viên phi công quân sự bắt đầu bay trên các máy bay huấn luyện cơ bản, sau đó chuyển sang các máy bay huấn luyện phản lực trung gian (IJT), trước khi tốt nghiệp, học viên sẽ được bay huấn luyện phản lực tiên tiến (AJTs).
Nguyên nhân tiếp theo cũng làm IAF rơi nhiều máy bay là họ thiếu máy bay huấn luyện phù hợp; theo quy trình huấn luyện của IAF, học viên phi công quân sự bắt đầu bay trên các máy bay huấn luyện cơ bản, sau đó chuyển sang các máy bay huấn luyện phản lực trung gian (IJT), trước khi tốt nghiệp, học viên sẽ được bay huấn luyện phản lực tiên tiến (AJTs).
Ba giai đoạn này là các yếu tố quan trọng của đào tạo phi công chiến đấu và bất kỳ khâu làm tắt, chắc chắn sẽ dẫn đến thảm họa. Nhưng AIF đang thiếu nghiêm trọng máy bay AJTs, mà chuyển thẳng từ máy bay trung cấp IJT sang máy bay tiêm kích chiến đấu như MiG-21. Kết quả là các phi công trẻ điều khiển tiêm kích chiến đấu bị tai nạn với một tốc độ đáng báo động.
Ba giai đoạn này là các yếu tố quan trọng của đào tạo phi công chiến đấu và bất kỳ khâu làm tắt, chắc chắn sẽ dẫn đến thảm họa. Nhưng AIF đang thiếu nghiêm trọng máy bay AJTs, mà chuyển thẳng từ máy bay trung cấp IJT sang máy bay tiêm kích chiến đấu như MiG-21. Kết quả là các phi công trẻ điều khiển tiêm kích chiến đấu bị tai nạn với một tốc độ đáng báo động.
Lý do tiếp theo là do công tác bảo trì của IAF rất kém, mặc dù IAF được biết đến với các tiêu chuẩn bảo trì nghiêm ngặt; nhưng việc không tuân thủ đúng quy trình bảo dưỡng máy bay quân sự do các nhà sản xuất khuyến cáo là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn.
Lý do tiếp theo là do công tác bảo trì của IAF rất kém, mặc dù IAF được biết đến với các tiêu chuẩn bảo trì nghiêm ngặt; nhưng việc không tuân thủ đúng quy trình bảo dưỡng máy bay quân sự do các nhà sản xuất khuyến cáo là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn.
Một lý do nữa dẫn đến việc thường xảy ra tai nạn máy bay của IAF đó chính là sự thiếu hụt máy bay chiến đấu, hiện nay IAF chỉ còn khoảng 600 máy bay chiến đấu (34 phi đội), trong khi đó với một đất nước rộng lớn, lại phải đối phó với nhiều kẻ thù như Ấn Độ, ít nhất cần 42 phi đội.
Một lý do nữa dẫn đến việc thường xảy ra tai nạn máy bay của IAF đó chính là sự thiếu hụt máy bay chiến đấu, hiện nay IAF chỉ còn khoảng 600 máy bay chiến đấu (34 phi đội), trong khi đó với một đất nước rộng lớn, lại phải đối phó với nhiều kẻ thù như Ấn Độ, ít nhất cần 42 phi đội.
Sự thiếu hụt máy bay chiến đấu như vậy, khiến cho số máy bay hiện có phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn để hoàn thành công việc tương tự; đồng nghĩa với nó là ít thời gian bảo trì. Đây cũng là nguyên nhân để Ấn Độ đẩy mạnh việc sản xuất máy bay chiến đấu nội địa Tejas và các máy bay Su-30MKI được lắp ráp tại Ấn Độ để bù đắp số lượng máy bay thiếu hụt.
Sự thiếu hụt máy bay chiến đấu như vậy, khiến cho số máy bay hiện có phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn để hoàn thành công việc tương tự; đồng nghĩa với nó là ít thời gian bảo trì. Đây cũng là nguyên nhân để Ấn Độ đẩy mạnh việc sản xuất máy bay chiến đấu nội địa Tejas và các máy bay Su-30MKI được lắp ráp tại Ấn Độ để bù đắp số lượng máy bay thiếu hụt.
Video Tư lệnh Không quân Ấn Độ thăm Việt Nam - Nguồn: QPVN

Bạn có thể quan tâm

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

Nga hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

Nga hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

Ukraine dùng UAV tấn công tầm xa tập kích nhiều mục tiêu ở Crimea

Ukraine dùng UAV tấn công tầm xa tập kích nhiều mục tiêu ở Crimea

Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

Tàu không người lái Ukraine tung chiêu mới

Tàu không người lái Ukraine tung chiêu mới

Chiến dịch không kích Iran của Israel sẽ không thành nếu lực lượng này

Chiến dịch không kích Iran của Israel sẽ không thành nếu lực lượng này

150 tỷ đô ngân sách quốc phòng Mỹ vừa thông qua chi vào đâu?

150 tỷ đô ngân sách quốc phòng Mỹ vừa thông qua chi vào đâu?

Im lặng trước cơn bão lớn, chiến trường Ukraine sắp bùng nổ

Im lặng trước cơn bão lớn, chiến trường Ukraine sắp bùng nổ

Thiếu hụt tên lửa Patriot, châu Âu và Ukraine lo ngại phòng không mong manh

Thiếu hụt tên lửa Patriot, châu Âu và Ukraine lo ngại phòng không mong manh

Top tin bài hot nhất

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

07/07/2025 19:40
Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

07/07/2025 18:00
Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

08/07/2025 07:00
UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

08/07/2025 13:30
Danh sách smartphone giá rẻ đáng mua nhất 2025

Danh sách smartphone giá rẻ đáng mua nhất 2025

07/07/2025 20:30

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status