![]() |
![]() |
Chứng khoán phiên 9/9. |
![]() |
![]() |
Chứng khoán phiên 9/9. |
Khuyến nghị mua CII với giá mục tiêu 21.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Giữ khuyến nghị MUA đối với CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) nhưng giảm giá mục tiêu thêm 15% còn 21.800 đồng/CP.
Kết phiên, VN-Index giảm 8,29 điểm (-0,62%) còn 1.333,61 điểm trong khi đó HNX-Index tăng 0,8 điểm (+0,23%) lên 347,28 điểm.
Nhóm VN30 chỉ còn 6 mã tăng và đến 22 mã đóng cửa trong sắc đỏ, SSI vẫn dẫn đầu đà tăng với mức tăng trần lên 44.250 đồng/cp kể từ đầu phiên đến cuối phiên, sau đó là đà tăng từ PDR, HPG, MWG,...
Ngược lại, nhiều cổ phiếu giảm mạnh kéo theo đà giảm của thị trường như VPB, PLX, STB, BVH, VIC, TCB,...
![]() |
![]() |
Chỉ số trái chiều trên 2 sàn chứng khoán. |
Bất ngờ nhất trong phiên hôm nay, nhà đầu tư đang hướng sự quan tâm sâu sắc đến sàn HNX khi mà HNX30 bất ngờ tăng mạnh mẽ gần 7 điểm tương ứng gần 1,19%.
Trong làn sóng mới nổi của cổ phiếu penny, midcap, sự tăng điểm bất ngờ của bộ chỉ số những cổ phiếu lớn nhất sàn HNX này đang trở thành tín hiệu gây chú ý. Hiện, nhóm HNX30 có NVB, CAP, NBC, DP3... tăng mạnh mẽ.
Ở VN-Index, áp lực bán bất ngờ dâng cao và đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn giảm sâu, trong đó, VPB giảm 2,4%, BVH giảm 2,4%, PLX giảm 2%, TCB giảm 1,9%, CTG giảm 1,7%, VIC giảm 1,4%... Chính việc các cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán mạnh nên VN-Index cũng lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu.
Nhóm chứng khoán gần như cũng đổ gục trong phiên chiều, SSI và VIX là 2 mã duy trì đà tăng trần, HBS và VND xanh nhẹ, còn lại đa số đều giảm. Chẳng hạn CTS, cổ phiếu tăng trong phiên sáng thì chiều giảm gần 3,5%, hay VDS và HCM cũng đảo chiều giảm gần 2%.
Sau phiên hưng phấn của phiên giao dịch trước, nhóm ngân hàng cũng bị điều chỉnh, có 4 cổ phiếu ngân hàng tăng giá phiên hôm nay là HDB, VIB, LPB và NVB.
Ở chiều ngược lại, có 15 cổ phiếu ngân hàng giảm giá, EIB giảm mạnh nhất với 2,69%, TCB, OCB, MBB, MSB, CTG đều giảm trên 1%.
Thứ nhất, HAG cho biết trong năm 2020, do các ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 tới nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đối tác nói riêng, Ban Tổng Giám đốc đã thực hiện ra soát lại khả năng thu hồi của các khoản phải thu tồn đọng lâu ngay từ các năm tài chính trước đây.
Theo đó, Ban Tổng Giám đốc nhận thấy việc ước tính khả năng thu hồi của các khoản nợ phải thu tồn đọng lâu ngày tại thời điểm lập BCTC các năm trước chưa phản ảnh đầy đủ rủi ro tồn thất của các khoản phải thu này.
Trên cơ sở đó, phía HAG đã thực hiện điều chỉnh lại dữ liệu tương ứng trong liên quan đến dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi lớn trong quá khứ dựa trên cơ sở như sau:
![]() |
Nguồn: HAGL. |
Thứ hai, giải trình về giao dịch thanh lý HAGL Agrico (HNG) dẫn tới tăng lỗ luỹ kế hơn 1.013 tỷ đồng. Ngày 8/1/2021, HNG đã tiến hành họp ĐHĐCĐ bất thường thông qua Nghị quyết phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ cho Thagrico (công ty nông nghiệp của Thaco) để hoán đổi các khoản nợ phải trả, nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn hoạt động của HNG.
Ngoài ra, cũng tại ngày này, HĐQT HNG đã thông qua việc miễn nhiệm ông Đoàn Nguyên Đức khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT HNG, thay thế bầu ông Trần Bá Dương - đại diện Thagrico.
Theo đó, HNG không còn là công ty con của HAG kể từ ngày này. Căn cứ vào các quy định hiện hành: "Trường hợp trước đây công ty mẹ đã thoái một phần vốn tại công ty con và đã ghi nhận kết quả từ việc thoái phần vốn đó trong LNST chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất, nay thoái thêm một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát thì công ty mẹ phải kết chuyển phần lãi, lỗ đã ghi nhận trước đây trong LNST chưa phân phối sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất" (theo Mục e Điểm 3 Điều 50 của Thông tư 202/2014/TT-BTC).
Ban Giám đốc HAG đã tiến hành rà soát lại các nghiệp vụ thoái vốn liên quan đến HNG từ các năm trước đã ghi nhận vào LNST chưa phân phối để kết chuyển sang báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất tại thời điểm mất quyền kiểm soát. Vì lý do đó, lỗ luỹ kế Tập đoàn tăng thêm hơn 1.013 tỷ đồng theo như BCTC soát xét đã công bố.