Ngân hàng bứt phá kéo VN-Index tăng gần 21 điểm

(Vietnamdaily) - Dòng tiền nhập cuộc về cuối phiên khiến thị trường hưng phấn tăng gần 21 điểm và kết phiên ở mức cao nhất trong ngày.

Kết phiên 23/4, chỉ số VN-Index tăng 20,71 điểm (+1,69%) lên 1.248,53 điểm; HNX-Index giảm 1,19% xuống 283,63 điểm và UPCoM-Index tăng 0,82% lên 80,4 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức hơn 23.000 tỷ đồng.
Có đến 26/30 mã thuộc VN30 tăng giá hôm nay trong khi chỉ có 3 mã giảm nhẹ. STB, KDH chốt ngày giao dịch trong sắc tím, tiếp sau đó là đà tăng từ các cổ phiếu ngân hàng CTG, VPB,… Chỉ có VJC, VIC, NVL là ở chiều giảm.
Ngan hang but pha keo VN-Index tang gan 21 diem
 
Ngan hang but pha keo VN-Index tang gan 21 diem-Hinh-2
 Giao dịch chứng khoán phiên 23/4.
CTG đang là mã có đóng góp tích cực nhất đến đà tăng của chỉ số ở phiên hôm nay. Tiếp theo sau là các mã VHM, VPB, HPG, BID, MSN,…
Ở chiều ngược lại, VIC đang là mã ra sức kìm hãm đà tăng của chỉ số. Các cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng tạo điểm nhấn khi chiếm đến 6 mã trong top 10 các cổ phiếu dẫn dắt thị trường.
Cổ phiếu nhóm ngân hàng đồng loạt giao dịch tích cực. Ngoài STB, các cổ phiếu khác tăng giá mạnh như LPB, EIB, OCB với tỷ lệ trên 4%. Mặc dù vậy, một số mã ngược chiều giảm giá như SSB, SHB, BAB, PGB, NVB và BVB.
Cùng diễn biến chung, cổ phiếu nhóm thép hồi phục tích cực với các mã tăng giá như HPG, HSG, NKG, SMC, VGS, POM. Đóng cửa phiên giao dịch, mã TLH tăng kịch trần lên 15.450 đồng/cp. Chiều ngược lại, TVN giảm hơn 3%.
Khối ngoại mua ròng hơn 339 tỷ đồng trên sàn HoSE và mua ròng hơn 5 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, VNM và VCB trên sàn HoSE. VND và VCS là những mã được mua ròng nhiều nhất tại sàn HNX.

Bán mạnh về cuối phiên, VN-Index mất hơn 40 điểm

(Vietnamdaily) - Càng về cuối phiên, áp lực bán càng mạnh khiến các chỉ số chìm sâu trong sắc đỏ, hàng loạt cổ phiếu giảm sàn “trắng bên mua”.

Kết phiên 22/4, chỉ số VN-Index giảm 40,46 điểm (-3,19%) xuống 1.227,82 điểm; HNX-Index giảm 3,18% xuống 287,04 điểm và UPCoM-Index giảm 2,42% xuống 79,75 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức hơn 25.000 tỷ đồng.

Ban manh ve cuoi phien, VN-Index mat hon 40 diem
 
Ban manh ve cuoi phien, VN-Index mat hon 40 diem-Hinh-2
 Giao dịch chứng khoán phiên 22/4.

Chứng khoán ngày 23/4: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 23/4.

Khuyến nghị phù hợp thị trường DHG với giá mục tiêu 99.800 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Dược Hậu Giang (DHG) công bố KQKD quý 1/2021 với doanh thu thuần đạt 1 nghìn tỷ đồng (+19% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 204 tỷ đồng (+15% YoY), lần lượt tương ứng 26% và 25% dự báo cả năm.

ĐHĐCĐ HDBank: Chia cổ tức 25%, doanh thu phí bancassurance trên 1.000 tỷ

(Vietnamdaily) - Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2021.

ĐHĐCĐ HDBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với các chỉ tiêu chính: Tổng tài sản đạt 399.320 tỷ đồng, tăng 25% so với 2020; huy động vốn đạt 359.851 tỷ đồng, tăng 25%; dư nợ tín dụng lên 236.768 tỷ đồng, tăng 26% so với 2020. 

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 25% so với 2019, lên 7.281 tỷ đồng. Các hệ số khả năng sinh lời ROA và ROE sẽ tiếp tục được giữ mức cao, lần lượt 1,62% và 21,1%.

HDBank xác định năm 2021 tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi số, tự động hoá các quy trình trọng yếu nhằm gia tăng những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng, tiết giảm chi phí vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. 

HDBank ưu tiên phát triển mảng dịch vụ, trong đó, dư địa mảng bancassurance của HDBank còn lớn và nhiều đối tác bảo hiểm nhân thọ quốc tế đang mong muốn hợp tác độc quyền. Mảng thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác cũng có nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tổng Giám đốc Phạm Quốc Thanh cho biết bancassurace là một lĩnh vực tiềm năng với dư địa còn rất lớn. Năm 2021, HDBank đặt kế hoạch doanh thu phí từ bancassurance trên 1.000 tỷ đồng.

Ông cho biết ngân hàng sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với các đối tác trong thời gian tới.

"Kế hoạch này vốn đã có trong năm trước nhưng do dịch COVID nên gặp khó khăn trong việc trao đổi hợp tác với đối tác. Tuy nhiên, các trao đổi vẫn đang tiếp diễn chúng tôi sẽ cố gắn chọn thời điểm thích hợp để chốt được hợp đồng để được mức giá tốt nhất cho ngân hàng", ông nói.

Đại hội cũng đã thông qua tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25% từ lợi nhuận chưa phân phối 2020 sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế đã kiểm toán và trích các quỹ theo quy định để tăng vốn điều lệ năm 2021.

Kết thúc quý 1/2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 2.100 tỷ, tăng 68% so với quý 1/2020. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ vượt 1.800 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, HDBank sẽ trình cổ đông kế hoạch bán cổ phiếu quỹ cho người lao động. Thời gian thực hiện kéo dài trong vòng 3 năm từ 2021 đến hết 2023 và được bán thành nhiều đợt.

Hiện số lượng cổ phiếu quỹ HDBank đang nắm giữ là gần 15,1 triệu cổ phiếu. Giá bán cổ phiếu sẽ do Hội đồng quản trị ngân hàng quyết định theo từng thời kỳ. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành từng đợt phát hành. 

Cũng tại đại hội lần này, cổ đông HDBank cũng bàn về việc chấm dứt sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào HDBank.
Theo HDBank, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc, HDBank đã trình tiếp hồ sơ xin chấp thuận chính thức tại NHNN theo quy định. 
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên đến thời điểm hiện tại, NHNN vẫn chưa có chấp thuận chính thức việc sáp nhập PGBank và HDBank.
Do đó, các bên vẫn chưa thể hoàn thành dự án sáp nhập này. Bên cạnh đó, ngày 2/6/2020, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, là cổ đông lớn nắm 40% vốn PGBank) đã gửi công văn tới HDBank cho biết sẽ thực hiện thoái vốn tại PGBank theo quy định trong trường hợp phương án sáp nhập không được chấp thuận trước ngày 31/8/2020.
Đồng thời, PGBank đã có đề nghị chấm dứt việc sáp nhập này vào ngày 22/2/2021.