Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Ngắm “lớp học trên trời” tương lai của Không quân Việt Nam

07/08/2013 06:00

(Kiến Thức) - Tương lai, có thể các học viên phi công Không quân Việt Nam sẽ được học tập trên máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130.

Hoàng Lê

“Lớp học trên trời” Yak-52 của Không quân Việt Nam

Xem những “lớp học trên trời” tốt nhất ĐNA

Theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam đã từng bày tỏ sự quan tâm tới việc mua máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130 Mitten do Nga sản xuất. Ngoài Việt Nam, các quan chức Nga cũng tiết lộ thêm rằng, Malaysia và Philippiens cũng “ngắm nghía” Yak-130 nhằm thay thế cho máy bay huấn luyện – chiến đấu thế hệ cũ.
Theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam đã từng bày tỏ sự quan tâm tới việc mua máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130 Mitten do Nga sản xuất. Ngoài Việt Nam, các quan chức Nga cũng tiết lộ thêm rằng, Malaysia và Philippiens cũng “ngắm nghía” Yak-130 nhằm thay thế cho máy bay huấn luyện – chiến đấu thế hệ cũ.
Yak-130 do Cục thiết kế Yakovlev (Nga) và Aermacchi hợp tác thiết kế phát triển từ đầu những năm 1990. Mẫu thử nghiệm đầu tiên mang tên Yak/AEM-130D đã bay thử lần đầu vào năm 1996. Khi quan hệ hợp tác đổ vỡ, dựa trên thiết kế ban đầu, Yakovlev phát triển thành mẫu Yak-130 còn Aermacchi phát triển thành M346 Master. Hiện, cả 2 loại đều được xem là những máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực hiện đại nhất thế giới.
Yak-130 do Cục thiết kế Yakovlev (Nga) và Aermacchi hợp tác thiết kế phát triển từ đầu những năm 1990. Mẫu thử nghiệm đầu tiên mang tên Yak/AEM-130D đã bay thử lần đầu vào năm 1996. Khi quan hệ hợp tác đổ vỡ, dựa trên thiết kế ban đầu, Yakovlev phát triển thành mẫu Yak-130 còn Aermacchi phát triển thành M346 Master. Hiện, cả 2 loại đều được xem là những máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực hiện đại nhất thế giới.
Hiện nay, Yak-130 đã nhận được đặt hàng từ 6 quốc gia trên thế giới (không kể Nga). Và theo dự đoán của các chuyên gia Nga thì Việt Nam có thể đặt hàng 8 chiếc Yak-130 để hiện đại hóa lực lượng máy bay làm nhiệm vụ huấn luyện phi công chiến đấu. Hiện, Không quân Nhân dân Việt Nam đang duy trì những chiếc máy bay L-39 do Tiệp Khắc (cũ) chế tạo.
Hiện nay, Yak-130 đã nhận được đặt hàng từ 6 quốc gia trên thế giới (không kể Nga). Và theo dự đoán của các chuyên gia Nga thì Việt Nam có thể đặt hàng 8 chiếc Yak-130 để hiện đại hóa lực lượng máy bay làm nhiệm vụ huấn luyện phi công chiến đấu. Hiện, Không quân Nhân dân Việt Nam đang duy trì những chiếc máy bay L-39 do Tiệp Khắc (cũ) chế tạo.
Yak-130 có kích thước nhỏ gọn với chiều dài 11,49m, sải cánh 9,72m, chiều cao 4,76m, trọng lượng cất cánh tối đa 10,2 tấn. Máy bay thiết kế với cánh cụp tối ưu, chế tạo bằng hợp kim nhẹ với bề mặt được làm bằng sợi carbon. Thiết kế cánh được đánh giá là nhằm tận dụng lực nâng của cánh và cánh đuôi đặt thấp hơn cánh chính, giúp mọi chuyển động của máy bay linh hoạt hơn và giúp phi công lựa chọn góc tấn công lớn hơn.
Yak-130 có kích thước nhỏ gọn với chiều dài 11,49m, sải cánh 9,72m, chiều cao 4,76m, trọng lượng cất cánh tối đa 10,2 tấn. Máy bay thiết kế với cánh cụp tối ưu, chế tạo bằng hợp kim nhẹ với bề mặt được làm bằng sợi carbon. Thiết kế cánh được đánh giá là nhằm tận dụng lực nâng của cánh và cánh đuôi đặt thấp hơn cánh chính, giúp mọi chuyển động của máy bay linh hoạt hơn và giúp phi công lựa chọn góc tấn công lớn hơn.
Để làm nhiệm vụ huấn luyện phi công chiến đấu, Yak-130 thiết kế với buồng lái 2 chỗ ngồi, trang bị ghế phóng khẩn cấp NPO Zvezda K-36LT3.5 zero-zero. Buồng lái có vòm che hoàn toàn bằng thủy tinh có thể chống đạn.
Để làm nhiệm vụ huấn luyện phi công chiến đấu, Yak-130 thiết kế với buồng lái 2 chỗ ngồi, trang bị ghế phóng khẩn cấp NPO Zvezda K-36LT3.5 zero-zero. Buồng lái có vòm che hoàn toàn bằng thủy tinh có thể chống đạn.
Bảng điều khiển phi công ngồi trước trang bị 3 màn hình hiển thị thông số kỹ thuật đa năng 6x8in. Hệ thống điều khiển của Yak-130 dùng hệ thống điều khiển lái số fly-by-wire tương tự tiêm kích thế hệ 4,5. Có thể nói, Yak-130 phù hợp cho huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ 4 như MiG-29, Su-27/30, F-15/16/18, Mirage 2000, Rafale, Eurofighter Typhoon và kể cả tiêm kích thế hệ 5.
Bảng điều khiển phi công ngồi trước trang bị 3 màn hình hiển thị thông số kỹ thuật đa năng 6x8in. Hệ thống điều khiển của Yak-130 dùng hệ thống điều khiển lái số fly-by-wire tương tự tiêm kích thế hệ 4,5. Có thể nói, Yak-130 phù hợp cho huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ 4 như MiG-29, Su-27/30, F-15/16/18, Mirage 2000, Rafale, Eurofighter Typhoon và kể cả tiêm kích thế hệ 5.
Trong nhiệm vụ bay huấn luyện, phi công lựa chọn mô hình phần mềm của hệ thống mô phỏng điều khiển trên máy tính của Yak-130 để lựa chọn bài tập bay. Ngoài ra phi công còn có thể lựa chọn kiểu bay trong khi đang bay. Hệ thống có thể ghi nhận những sai lầm của phi công, từ đó đánh giá rút ra kết luận về chuyến bay, điều này giúp ích rất nhiều cho việc rèn luyện kỹ năng bay ở phi công.
Trong nhiệm vụ bay huấn luyện, phi công lựa chọn mô hình phần mềm của hệ thống mô phỏng điều khiển trên máy tính của Yak-130 để lựa chọn bài tập bay. Ngoài ra phi công còn có thể lựa chọn kiểu bay trong khi đang bay. Hệ thống có thể ghi nhận những sai lầm của phi công, từ đó đánh giá rút ra kết luận về chuyến bay, điều này giúp ích rất nhiều cho việc rèn luyện kỹ năng bay ở phi công.
Đáng tiếc, Yak-130 không có khả năng đạt vận tốc siêu thanh như “người anh em” M346 Master làm được. Yak-130 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Klimov RD-35 cho phép đạt vận tốc tối đa 1.037km/h, bán kính hoạt động hơn 1.000km, trần bay 13km, vận tốc leo cao 50m/s.
Đáng tiếc, Yak-130 không có khả năng đạt vận tốc siêu thanh như “người anh em” M346 Master làm được. Yak-130 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Klimov RD-35 cho phép đạt vận tốc tối đa 1.037km/h, bán kính hoạt động hơn 1.000km, trần bay 13km, vận tốc leo cao 50m/s.
Thùng nhiên liệu bên trong máy bay (đặt ở cánh và thân) mang tổng cộng 1.750kg nhiên liệu hoặc lên tới 2.650kg nhiên liệu với thùng nhiên liệu phụ treo ngoài. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu khách hàng, Yak-130 có thể trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.
Thùng nhiên liệu bên trong máy bay (đặt ở cánh và thân) mang tổng cộng 1.750kg nhiên liệu hoặc lên tới 2.650kg nhiên liệu với thùng nhiên liệu phụ treo ngoài. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu khách hàng, Yak-130 có thể trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.
Tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò huấn luyện phi công chiến đấu, nhưng nhà sản xuất vẫn thiết kế cho nó có khả năng chiến đấu khá tốt. Đầu tiên, Yak-130 trang bị radar điều khiển hỏa lực NIIP Zhukovsky Osa có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly xa 85km ở bán cầu trước hoặc 40km ở bán cầu sau, tự động khóa mục tiêu trong khi bám sát là 65km. Osa có thể theo dõi đồng thời 8 mục tiêu, tấn công cùng lúc 4 mục tiêu trên không hoặc 2 mục tiêu dưới đất.
Tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò huấn luyện phi công chiến đấu, nhưng nhà sản xuất vẫn thiết kế cho nó có khả năng chiến đấu khá tốt. Đầu tiên, Yak-130 trang bị radar điều khiển hỏa lực NIIP Zhukovsky Osa có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly xa 85km ở bán cầu trước hoặc 40km ở bán cầu sau, tự động khóa mục tiêu trong khi bám sát là 65km. Osa có thể theo dõi đồng thời 8 mục tiêu, tấn công cùng lúc 4 mục tiêu trên không hoặc 2 mục tiêu dưới đất.
Yak-130 được trang bị hệ thống phóng pháo sáng, mảnh kim loại nhỏ để gây nhiễu đạn tên lửa đối không của quân địch.
Yak-130 được trang bị hệ thống phóng pháo sáng, mảnh kim loại nhỏ để gây nhiễu đạn tên lửa đối không của quân địch.
Yak-130 thiết kế với 8 giá treo (6 dưới cánh và 2 ở đầu mút cánh) cho phép mang tổng cộng 3 tấn. Các điểm treo này có thể mang vũ khí, thùng nhiên liệu phụ, tổ hợp trinh sát, tổ hợp tác chiến điện tử…
Yak-130 thiết kế với 8 giá treo (6 dưới cánh và 2 ở đầu mút cánh) cho phép mang tổng cộng 3 tấn. Các điểm treo này có thể mang vũ khí, thùng nhiên liệu phụ, tổ hợp trinh sát, tổ hợp tác chiến điện tử…
Yak-130 có thể mang được tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối đất Kh-35ML, bom có điều khiển KAB-500kr và các loại bom, rocket không điều khiển.
Yak-130 có thể mang được tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối đất Kh-35ML, bom có điều khiển KAB-500kr và các loại bom, rocket không điều khiển.
Với kiến trúc hệ thống điện tử hàng không mở, Yak-130 cho phép tích hợp rộng rãi hệ thống vũ khí của phương Tây như tên lửa không đối không AIM-9L (Mỹ), hay loại Magic 2 (Pháp) và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick (Mỹ).
Với kiến trúc hệ thống điện tử hàng không mở, Yak-130 cho phép tích hợp rộng rãi hệ thống vũ khí của phương Tây như tên lửa không đối không AIM-9L (Mỹ), hay loại Magic 2 (Pháp) và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick (Mỹ).

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status