Ngạc nhiên số người nước ngoài bị kết án tử ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Mới đây, công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg bị Tòa án Trung Quốc kết án tử hình vì tội buôn ma tuý, khiến căng thẳng giữa Bắc Kinh và Ottawa leo thang. Tuy nhiên, đây không phải trường hợp người nước ngoài đầu tiên bị kết án tử hình ở nước này.

Ngày 14/1, Tòa thượng thẩm thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã tuyên án tử hình với công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg vì tội buôn ma túy. Phán quyết của Toà án Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Ottawa vẫn chưa "hạ nhiệt" sau các vụ bắt công dân của nhau trong thời gian gần đây.
Mặc dù vậy, đây không phải là trường hợp người nước ngoài đầu tiên bị kết án tử hình ở nước này.
Theo CNN, vụ án tượng tự gần đây nhất xảy ra vào năm 2009. Khi đó, công dân Anh Akmal Shaikh đã lĩnh án tử sau khi bị bắt vì vận chuyển 4 kg heroin tại sân bay Urumqi ở Trung Quốc.
Ngac nhien so nguoi nuoc ngoai bi ket an tu o Trung Quoc
Công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg bị kết án tử hình ở Trung Quốc. Ảnh: CNN.  
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết Trung Quốc là quốc gia đưa ra nhiều bản án tử hình nhất trên thế giới, với hàng nghìn tội phạm phải lĩnh án tử mỗi năm. Tuy nhiên, nước này không tiết lộ số bản án được thi hành.
Trong thập kỷ qua, nhiều công dân đến từ Uganda, Hàn Quốc, Nhật Bản và Kenya đã phải nhận án tử hình vì phạm tội liên quan đến ma tuý.
Năm 2010, một doanh nhân người Pháp cũng nhận án tử hình. Năm 2016, Thượng viện Nigeria được báo cáo rằng 120 công dân nước này bị kết án tử hình ở Trung Quốc.

Mời độc giả xem thêm video: Bà Mạnh Vãn Chu được phép trả tiền bảo lãnh để tại ngoại (Nguồn AJ)

Theo CNN, nhiều công dân nước ngoài đang chờ thi hành án tử đến từ các quốc gia có mối quan hệ tốt với Bắc Kinh. Điều này cho thấy, Trung Quốc sẽ không có “ngoại lệ” đối với tội phạm ma tuý, bất chấp tổn hại về mặt ngoại giao.

Huawei sa thải lãnh đạo bị bắt ở Ba Lan với cáo buộc gián điệp

Huawei cho biết họ đã chấm dứt hợp đồng lao động với một giám đốc kinh doanh ở Ba Lan bị nhà chức trách nước này bắt giữ vì tình nghi làm gián điệp cho Bắc Kinh.

Trong một thông báo hôm 12/1, Huawei tuyên bố hành động của người này "không liên quan đến công ty" và cho biết quyết định sa thải được đưa ra sau khi vụ việc khiến danh tiếng công ty bị tổn hại, theo Reuters.

Quan hệ Mỹ-Trung đi về đâu sau vụ bắt “Công chúa Huawei“?

(Kiến Thức) - Sau vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn không thể hết căng thẳng cho tới khi hai bên cảm thấy sự việc này được giải quyết thỏa đáng.

Ngày 1/12, bà Mạnh Vãn Châu, con gái của nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi, bị bắt giữ khi đang quá cảnh ở sân bay Vancouver (Canada). Vụ việc diễn ra cùng ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Argentina và đạt được thoả thuận “đình chiến thương mại” trong 90 ngày giữa hai nước.
Giới quan sát đã đưa ra những nhận định riêng của họ về vụ việc này tác động như thế nào đến mối quan hệ Mỹ - Trung. Họ cho rằng, vụ bắt giữ bà Mạnh là một cú giáng về ngoại giao, có thể giúp Mỹ thực hiện một số mục tiêu về an ninh quốc gia nhưng lại làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai giữa Bắc Kinh và Washington.