Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Ngạc nhiên hệ thống tên lửa phòng không SA-3 trên…tàu chiến

02/07/2016 20:45

(Kiến Thức) - Hóa ra hệ thống tên lửa phòng không SA-3 mà Việt Nam đang sử dụng cũng được nghiên cứu trang bị lên các tàu chiến cỡ lớn. 

An Ninh

Khám phá kinh ngạc tên lửa SA-3 Việt Nam nhận năm 1972

Thực hư việc Việt Nam có “ba ngón tay thần chết” SA-6

SA-3 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa phòng không đất đối không S-125 Neva/Pechora được thiết kế bởi Aleksei Mihailovich Isaev - Cục thiết kế Trung ương Almaz. S-125 hay đơn giản là SA-3 nổi tiếng với khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu bay thấp, phản ứng nhanh hơn so với tổ hợp SA-2 huyền thoại. Đặc biệt, nó còn có khả năng đối phó hiệu quả với chiến tranh điện tử. Ảnh: Bệ phóng 4 đạn tổ hợp tên lửa phòng không SA-3 của Việt Nam.
SA-3 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa phòng không đất đối không S-125 Neva/Pechora được thiết kế bởi Aleksei Mihailovich Isaev - Cục thiết kế Trung ương Almaz. S-125 hay đơn giản là SA-3 nổi tiếng với khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu bay thấp, phản ứng nhanh hơn so với tổ hợp SA-2 huyền thoại. Đặc biệt, nó còn có khả năng đối phó hiệu quả với chiến tranh điện tử. Ảnh: Bệ phóng 4 đạn tổ hợp tên lửa phòng không SA-3 của Việt Nam.
Chính nhờ các ưu điểm trong tác chiến cũng như kết cấu đạn nhỏ gọn khiến tên lửa phòng không SA-3 được chọn lựa phát triển phiên bản hải quân, trang bị cho các tàu chiến của Hải quân Liên Xô. Trong khi SA-2 với thiết kế “khổng lồ” của mình không bao giờ được triển khai trên các nền tảng khác ngoài mặt đất.
Chính nhờ các ưu điểm trong tác chiến cũng như kết cấu đạn nhỏ gọn khiến tên lửa phòng không SA-3 được chọn lựa phát triển phiên bản hải quân, trang bị cho các tàu chiến của Hải quân Liên Xô. Trong khi SA-2 với thiết kế “khổng lồ” của mình không bao giờ được triển khai trên các nền tảng khác ngoài mặt đất.
Trong ảnh là bệ phóng của phiên bản tên lửa phòng không SA-3 trên tàu khu trục Project 61 (NATO gọi là lớp Kashin). Ngoài ra, nó còn được thử nghiệm trang bị trên tàu khu trục Project 52K Koltin.
Trong ảnh là bệ phóng của phiên bản tên lửa phòng không SA-3 trên tàu khu trục Project 61 (NATO gọi là lớp Kashin). Ngoài ra, nó còn được thử nghiệm trang bị trên tàu khu trục Project 52K Koltin.
Phiên bản hải quân của tên lửa SA-3 được định danh là M-1 Volna, NATO thì gọi là SA-N-1 - thế hệ tên lửa hải đối không đầu tiên của Liên Xô. M-1 Volna được phát triển từ năm 1956, thử nghiệm và trang bị trong năm 1962. Trong khi phiên bản SA-3 đất đối không đầu tiên trang bị từ năm 1963. Nghĩa là gần như M-1 Volna và S-125 Neva/Pechora phát triển gần như song song. Ảnh: Bệ phóng tổ hợp M-1 Volna trên tàu chiến.
Phiên bản hải quân của tên lửa SA-3 được định danh là M-1 Volna, NATO thì gọi là SA-N-1 - thế hệ tên lửa hải đối không đầu tiên của Liên Xô. M-1 Volna được phát triển từ năm 1956, thử nghiệm và trang bị trong năm 1962. Trong khi phiên bản SA-3 đất đối không đầu tiên trang bị từ năm 1963. Nghĩa là gần như M-1 Volna và S-125 Neva/Pechora phát triển gần như song song. Ảnh: Bệ phóng tổ hợp M-1 Volna trên tàu chiến.
So với tổ hợp trên bệ, tên lửa SA-3 trên biển bao gồm ít thành phần hơn, và có cơ chế tự hành cao do hạn chế về không gian cũng như thủy thủ vận hành trên một tàu chiến. Nó có ba thành phần chính gồm: bệ phóng ZIF-101; đài điều khiển 4R90 Yatagan và đạn tên lửa V-600 (hoặc gọi là 4K90). Ảnh: Bệ phóng ZIF-101 và đạn V-600 thử nghiệm trên mặt đất.
So với tổ hợp trên bệ, tên lửa SA-3 trên biển bao gồm ít thành phần hơn, và có cơ chế tự hành cao do hạn chế về không gian cũng như thủy thủ vận hành trên một tàu chiến. Nó có ba thành phần chính gồm: bệ phóng ZIF-101; đài điều khiển 4R90 Yatagan và đạn tên lửa V-600 (hoặc gọi là 4K90). Ảnh: Bệ phóng ZIF-101 và đạn V-600 thử nghiệm trên mặt đất.
Bệ phóng ZIF-101 có hai cánh tay máy để treo hai quả đạn tên lửa đối không.
Bệ phóng ZIF-101 có hai cánh tay máy để treo hai quả đạn tên lửa đối không.
Việc nạp đạn hoàn toàn tự động, ngay dưới chân bệ phóng là buồng chứa “băng đạn” tên lửa V-600. Có thể mường tượng, khi nạp đạn, hai cánh tay máy sẽ được dựng đứng ngay trên nắp tròn dưới chân bệ, sau đó cơ cấu nâng trong buồng đạn sẽ đẩy quả đạn lên lắp vào dưới cánh tay máy. Cơ số đạn tên lửa của tổ hợp Volna là 16 quả và có thể lên tới 32 quả tùy lớp tàu chiến.
Việc nạp đạn hoàn toàn tự động, ngay dưới chân bệ phóng là buồng chứa “băng đạn” tên lửa V-600. Có thể mường tượng, khi nạp đạn, hai cánh tay máy sẽ được dựng đứng ngay trên nắp tròn dưới chân bệ, sau đó cơ cấu nâng trong buồng đạn sẽ đẩy quả đạn lên lắp vào dưới cánh tay máy. Cơ số đạn tên lửa của tổ hợp Volna là 16 quả và có thể lên tới 32 quả tùy lớp tàu chiến.
Còn đây là đài điều khiển hỏa lực và dẫn đường 4R90 Yatagan với 5 anten parabol để làm nhiệm vụ bám bắt, chiếu xạ dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. Trên phiên bản Volna-P được bổ sung kênh theo dõi mục tiêu truyền hình đề phòng trường hợp radar bị gây nhiễu.
Còn đây là đài điều khiển hỏa lực và dẫn đường 4R90 Yatagan với 5 anten parabol để làm nhiệm vụ bám bắt, chiếu xạ dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. Trên phiên bản Volna-P được bổ sung kênh theo dõi mục tiêu truyền hình đề phòng trường hợp radar bị gây nhiễu.
Đạn tên lửa của M-1 Volna được định danh là V-600 (hay gọi là 4K90) có kiểu dáng giống hệt phiên bản đất đối không.
Đạn tên lửa của M-1 Volna được định danh là V-600 (hay gọi là 4K90) có kiểu dáng giống hệt phiên bản đất đối không.
Đạn tên lửa được dẫn hướng bằng vô tuyến – đài radar khi phát hiện mục tiêu thì sẽ chiếu sóng vào mục tiêu, đạn tên lửa sẽ thu sóng dội lại và hướng vào.
Đạn tên lửa được dẫn hướng bằng vô tuyến – đài radar khi phát hiện mục tiêu thì sẽ chiếu sóng vào mục tiêu, đạn tên lửa sẽ thu sóng dội lại và hướng vào.
Tên lửa V-600 có khả năng bắn hạ các mục tiêu máy bay, trực thăng, UAV ở độ cao từ 10m tới 10km, tầm bắn từ 4-15km.
Tên lửa V-600 có khả năng bắn hạ các mục tiêu máy bay, trực thăng, UAV ở độ cao từ 10m tới 10km, tầm bắn từ 4-15km.
Phiên bản cải tiến Volna-M ra mắt năm 1967 được trang bị đạn tên lửa V-601 (4K91) đạt tầm bắn từ 4-22km, độ cao bắn hạ mục tiêu từ 10m tới 14km.
Phiên bản cải tiến Volna-M ra mắt năm 1967 được trang bị đạn tên lửa V-601 (4K91) đạt tầm bắn từ 4-22km, độ cao bắn hạ mục tiêu từ 10m tới 14km.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status