Ngã vào nồi súp khổng lồ, nam đầu bếp tử vong

(Kiến Thức) - Một đầu bếp ở Iraq đã tử vong sau khi ngã vào nồi súp gà khổng lồ vốn được chuẩn bị cho một đám cưới.

Theo Business Insider ngày 30/6, danh tính đầu bếp tử vong sau khi ngã vào nồi súp gà khổng lồ được xác định là Issa Ismail, 25 tuổi. Được biết, Issa là một trong những đầu bếp chuẩn bị tiệc cưới tại hội trường Hazael Hall ở Zakho, Iraq.
Nga vao noi sup khong lo, nam dau bep tu vong
Ảnh minh họa.  
Khi đang nấu, Issa không may ngã vào nồi súp gà khổng lồ vốn được chuẩn bị cho tiệc cưới, khiến anh bị bỏng tới 70% cơ thể. Issa mau chóng được đưa tới bệnh viện địa phương Dohuk cấp cứu, nhưng qua đời 5 ngày sau khi tai nạn xảy ra.
Được biết, Issa là cha của 3 đứa con, gồm 2 bé gái và một bé trai 6 tháng tuổi.
"Cậu ấy đã làm công việc đầu bếp được 8 năm, thường nấu cỗ cho đám cưới, đám ma và nhiều sự kiện. Hai năm qua, thu nhập của cậu ấy là khoảng 17 USD mỗi ngày", Zervan Hosni, một người thân của Issa, cho biết.

Mời độc giả xem thêm video: Đầu bếp nhí ở Maroc thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội (Nguồn video: THĐT)

Bức xúc đầu bếp nhổ nước bọt vào đồ ăn của thực khách

(Kiến Thức) - Một thực khách ở Trung Quốc vô cùng giận dữ sau khi phát hiện đầu bếp nhà hàng nhổ nước bọt vào đồ ăn của anh trong lúc chế biến.

Theo Daily Mail, sự việc xảy ra tại nhà hàng Sufuji ở Tây An (Trung Quốc) vào khoảng 14 giờ ngày 10/5. Zheng, thực khách tại nhà hàng này, đã vô cùng tức giận khi phát hiện Wang - đầu bếp nhà hàng nhổ nước bọt vào đồ ăn trong lúc chế biến.

Mời độc giả xem video: Đầu bếp tại một nhà hàng ở Trung Quốc nhổ nước bọt vào đồ ăn của thực khách (Nguồn video: Daily Mail)

Zheng cho biết anh đã gọi món hầm cho con trai và yêu cầu nhà bếp chế biến lại vì hương vị không ngon. Sau khi món ăn được mang ra lần thứ hai, Zheng phát hiện đầu mẩu thuốc lá trong đó. Một người phục vụ lúc đó giải thích rằng mẩu thuốc "vô tình" bị bỏ lại trong món ăn.

Tận mục cuộc sống người tị nạn ở Malaysia giữa mùa dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Dù phải vật lộn để trang trải cuộc sống trong cuộc khủng hoảng COVID-19, nhiều người tị nạn ở Malaysia đang góp sức cho tuyến đầu chiến đấu chống dịch bệnh.

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19
Theo Al Jazeera, ba tuần kể từ khi chính quyền Malaysia áp đặt lệnh phong tỏa để làm giảm tốc độ lây lan của dịch COVID-19, những người tị nạn ở nước này phải vật lộn để có thể trang trải cuộc sống hàng ngày. (Nguồn ảnh: Al Jazeera) 

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19-Hinh-2
 Tuy nhiên, nhiều người tị nạn đang tích cực giúp đỡ tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 bằng cách nấu ăn và giao bữa trưa miễn phí hàng ngày cho các nhân viên y tế tại Bệnh viện Ampang ở Kuala Lumpur.

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19-Hinh-3
12 đầu bếp đã đồng ý thay phiên nhau nấu các món ăn truyền thống của đất nước họ. "Chúng tôi biết rằng nhiều người tị nạn là đầu bếp, vì vậy, chúng tôi đã hỏi họ có thể nấu ăn không nếu chúng tôi tạo điều kiện giao hàng. Họ đồng ý ngay lập tức", Mahi Ramakrishman, điều phối viên hoạt động này, cho biết. Ảnh: Ông Abu Luai, sinh ra tại Syria, là một trong 12 đầu bếp tị nạn tình nguyện nấu ăn cho các nhân viên y tế của một bệnh viện ở Kuala Lumpur. 

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19-Hinh-4
 Bữa trưa được giao đến cho Bệnh viện Ampang ở Kuala Lumpur. "Sáng kiến này đã nhận được phản hồi tích cực từ người dân Malaysia và những người khác. Nó cho thấy rõ ràng rằng người tị nạn có thể đóng góp hiệu quả cho xã hội, và chứng minh họ là một phần của xã hội như thế nào", Mahi nói tiếp.

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19-Hinh-5
 Mahmud (trái), 22 tuổi đến từ Somalia, đã sống ở Malaysia được 18 tháng. "Tôi đang học tại một trung tâm ngôn ngữ ở Kuala Lumpur. Tôi dự định bắt đầu học đại học năm nay để học về kinh doanh, nhưng với tình hình hiện tại, mọi kế hoạch đều phải hoãn lại", Mahmud chia sẻ.

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19-Hinh-6
 Một em nhỏ được xét nghiệm COVID-19 tại cơ sở xét nghiệm tạm thời do Bộ Y tế Malaysia thiết lập. "Chúng tôi đánh giá cao chính phủ Malaysia về chính sách sàng lọc và điều trị cho người nước ngoài, kể cả người tị nạn và xin tị nạn. Tất cả mọi người đều được tiếp cận với các dịch vụ y tế", Susheela Balasundaram, đến từ Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), cho biết.

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19-Hinh-7
 Người tị nạn Rohingya xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19. UNHCR đề nghị Chính phủ Malaysia ngừng bắt giữ những người tị nạn, dân nhập cư không có giấy tờ để khuyến khích họ tìm kiếm hỗ trợ y tế nếu cần.

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19-Hinh-8
 "Tình hình bây giờ cũng nghiêm trọng đối với người tị nạn ở Malaysia", ông Rafik Shah Mohd Ismail, điều phối viên của Human Aid Selangor - một trong những trung tâm cộng đồng đang cố gắng hỗ trợ nhu cầu của khoảng 7.000 người tị nạn sống ở khu vực Selayang, ngoại ô Kuala Lumpur - nói. Ảnh: Nurjaan, 53 tuổi, bịt mặt trong nhà. Gia đình cô đang gặp khó khăn tài chính khi chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa.

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19-Hinh-9
 Khẩu trang, xà phòng, thuốc khử trùng và thực phẩm đang được phân phát từ trung tâm Human Aid Selangor đến các cộng đồng người tị nạn đông đúc và dễ bị tổn thương trong đại dịch COVID-19 ở Malaysia. "Mọi người không thể ra ngoài làm việc. Người dân Malaysia có chính phủ hỗ trợ, nhưng người tị nạn thì không. Nhiều người trong số họ là công nhân kiếm sống hàng ngày để trả tiền mua thức ăn, thuốc men và tiền thuê nhà", Ismail cho hay.

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19-Hinh-10
Mỗi gói thực phẩm khô gồm 10 kg gạo, 1 kg đường, 1 lít dầu ăn, 1 gói mì ăn liền, một gói cà phê, một gói bánh quy phô mai và một hộp sữa đặc. "Túi đồ này sẽ đủ dùng cho gia đình 5 người của tôi trong một tuần", Abdul Rahim bin Karim, 26 tuổi, nói.

Tan muc cuoc song nguoi ti nan o Malaysia giua mua dich COVID-19-Hinh-11
 Người tị nạn ở Selayang nhận thực phẩm hỗ trợ từ trung tâm Human Aid Selangor được thiết lập ngay trong cộng đồng người tị nạn. "Chúng tôi có thể cung cấp thực phẩm cứu trợ hôm nay cho gần 130 gia đình trong khu vực, nhưng tất cả đều phải đến lấy. Theo quy định mới của chính phủ về kiểm soát hoạt động đi lại, chúng tôi không được phép di chuyển nên việc phân phát thực phẩm gặp khó khăn hơn vì chúng tôi không thể tiếp cận được các gia đình sống xa trung tâm, không có phương tiện đi lại", Rafik Shah Mohd, điều phối viên của trung tâm cộng đồng này, cho biết.