Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Thế giới

Tận mục cuộc sống người tị nạn ở Malaysia giữa mùa dịch COVID-19

09/04/2020 19:00

(Kiến Thức) - Dù phải vật lộn để trang trải cuộc sống trong cuộc khủng hoảng COVID-19, nhiều người tị nạn ở Malaysia đang góp sức cho tuyến đầu chiến đấu chống dịch bệnh.

Thiên An

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tấn công dữ dội Quân đội Syria tại Hasakah

Sự thật bất ngờ về đất nước tuyên bố kiểm soát thành công dịch COVID-19

Bộ trưởng Mỹ vừa từ chức vì sai phạm xử lý dịch COVID-19 là ai?

Cảnh sát khắp thế giới “căng mình” trong cuộc chiến chống COVID-19

Theo Al Jazeera, ba tuần kể từ khi chính quyền Malaysia áp đặt lệnh phong tỏa để làm giảm tốc độ lây lan của dịch COVID-19, những người tị nạn ở nước này phải vật lộn để có thể trang trải cuộc sống hàng ngày. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Theo Al Jazeera, ba tuần kể từ khi chính quyền Malaysia áp đặt lệnh phong tỏa để làm giảm tốc độ lây lan của dịch COVID-19, những người tị nạn ở nước này phải vật lộn để có thể trang trải cuộc sống hàng ngày. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Tuy nhiên, nhiều người tị nạn đang tích cực giúp đỡ tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 bằng cách nấu ăn và giao bữa trưa miễn phí hàng ngày cho các nhân viên y tế tại Bệnh viện Ampang ở Kuala Lumpur.
Tuy nhiên, nhiều người tị nạn đang tích cực giúp đỡ tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 bằng cách nấu ăn và giao bữa trưa miễn phí hàng ngày cho các nhân viên y tế tại Bệnh viện Ampang ở Kuala Lumpur.
12 đầu bếp đã đồng ý thay phiên nhau nấu các món ăn truyền thống của đất nước họ. "Chúng tôi biết rằng nhiều người tị nạn là đầu bếp, vì vậy, chúng tôi đã hỏi họ có thể nấu ăn không nếu chúng tôi tạo điều kiện giao hàng. Họ đồng ý ngay lập tức", Mahi Ramakrishman, điều phối viên hoạt động này, cho biết. Ảnh: Ông Abu Luai, sinh ra tại Syria, là một trong 12 đầu bếp tị nạn tình nguyện nấu ăn cho các nhân viên y tế của một bệnh viện ở Kuala Lumpur.
12 đầu bếp đã đồng ý thay phiên nhau nấu các món ăn truyền thống của đất nước họ. "Chúng tôi biết rằng nhiều người tị nạn là đầu bếp, vì vậy, chúng tôi đã hỏi họ có thể nấu ăn không nếu chúng tôi tạo điều kiện giao hàng. Họ đồng ý ngay lập tức", Mahi Ramakrishman, điều phối viên hoạt động này, cho biết. Ảnh: Ông Abu Luai, sinh ra tại Syria, là một trong 12 đầu bếp tị nạn tình nguyện nấu ăn cho các nhân viên y tế của một bệnh viện ở Kuala Lumpur.
Bữa trưa được giao đến cho Bệnh viện Ampang ở Kuala Lumpur. "Sáng kiến này đã nhận được phản hồi tích cực từ người dân Malaysia và những người khác. Nó cho thấy rõ ràng rằng người tị nạn có thể đóng góp hiệu quả cho xã hội, và chứng minh họ là một phần của xã hội như thế nào", Mahi nói tiếp.
Bữa trưa được giao đến cho Bệnh viện Ampang ở Kuala Lumpur. "Sáng kiến này đã nhận được phản hồi tích cực từ người dân Malaysia và những người khác. Nó cho thấy rõ ràng rằng người tị nạn có thể đóng góp hiệu quả cho xã hội, và chứng minh họ là một phần của xã hội như thế nào", Mahi nói tiếp.
Mahmud (trái), 22 tuổi đến từ Somalia, đã sống ở Malaysia được 18 tháng. "Tôi đang học tại một trung tâm ngôn ngữ ở Kuala Lumpur. Tôi dự định bắt đầu học đại học năm nay để học về kinh doanh, nhưng với tình hình hiện tại, mọi kế hoạch đều phải hoãn lại", Mahmud chia sẻ.
Mahmud (trái), 22 tuổi đến từ Somalia, đã sống ở Malaysia được 18 tháng. "Tôi đang học tại một trung tâm ngôn ngữ ở Kuala Lumpur. Tôi dự định bắt đầu học đại học năm nay để học về kinh doanh, nhưng với tình hình hiện tại, mọi kế hoạch đều phải hoãn lại", Mahmud chia sẻ.
Một em nhỏ được xét nghiệm COVID-19 tại cơ sở xét nghiệm tạm thời do Bộ Y tế Malaysia thiết lập. "Chúng tôi đánh giá cao chính phủ Malaysia về chính sách sàng lọc và điều trị cho người nước ngoài, kể cả người tị nạn và xin tị nạn. Tất cả mọi người đều được tiếp cận với các dịch vụ y tế", Susheela Balasundaram, đến từ Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), cho biết.
Một em nhỏ được xét nghiệm COVID-19 tại cơ sở xét nghiệm tạm thời do Bộ Y tế Malaysia thiết lập. "Chúng tôi đánh giá cao chính phủ Malaysia về chính sách sàng lọc và điều trị cho người nước ngoài, kể cả người tị nạn và xin tị nạn. Tất cả mọi người đều được tiếp cận với các dịch vụ y tế", Susheela Balasundaram, đến từ Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), cho biết.
Người tị nạn Rohingya xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19. UNHCR đề nghị Chính phủ Malaysia ngừng bắt giữ những người tị nạn, dân nhập cư không có giấy tờ để khuyến khích họ tìm kiếm hỗ trợ y tế nếu cần.
Người tị nạn Rohingya xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19. UNHCR đề nghị Chính phủ Malaysia ngừng bắt giữ những người tị nạn, dân nhập cư không có giấy tờ để khuyến khích họ tìm kiếm hỗ trợ y tế nếu cần.
"Tình hình bây giờ cũng nghiêm trọng đối với người tị nạn ở Malaysia", ông Rafik Shah Mohd Ismail, điều phối viên của Human Aid Selangor - một trong những trung tâm cộng đồng đang cố gắng hỗ trợ nhu cầu của khoảng 7.000 người tị nạn sống ở khu vực Selayang, ngoại ô Kuala Lumpur - nói. Ảnh: Nurjaan, 53 tuổi, bịt mặt trong nhà. Gia đình cô đang gặp khó khăn tài chính khi chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa.
"Tình hình bây giờ cũng nghiêm trọng đối với người tị nạn ở Malaysia", ông Rafik Shah Mohd Ismail, điều phối viên của Human Aid Selangor - một trong những trung tâm cộng đồng đang cố gắng hỗ trợ nhu cầu của khoảng 7.000 người tị nạn sống ở khu vực Selayang, ngoại ô Kuala Lumpur - nói. Ảnh: Nurjaan, 53 tuổi, bịt mặt trong nhà. Gia đình cô đang gặp khó khăn tài chính khi chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa.
Khẩu trang, xà phòng, thuốc khử trùng và thực phẩm đang được phân phát từ trung tâm Human Aid Selangor đến các cộng đồng người tị nạn đông đúc và dễ bị tổn thương trong đại dịch COVID-19 ở Malaysia. "Mọi người không thể ra ngoài làm việc. Người dân Malaysia có chính phủ hỗ trợ, nhưng người tị nạn thì không. Nhiều người trong số họ là công nhân kiếm sống hàng ngày để trả tiền mua thức ăn, thuốc men và tiền thuê nhà", Ismail cho hay.
Khẩu trang, xà phòng, thuốc khử trùng và thực phẩm đang được phân phát từ trung tâm Human Aid Selangor đến các cộng đồng người tị nạn đông đúc và dễ bị tổn thương trong đại dịch COVID-19 ở Malaysia. "Mọi người không thể ra ngoài làm việc. Người dân Malaysia có chính phủ hỗ trợ, nhưng người tị nạn thì không. Nhiều người trong số họ là công nhân kiếm sống hàng ngày để trả tiền mua thức ăn, thuốc men và tiền thuê nhà", Ismail cho hay.
Mỗi gói thực phẩm khô gồm 10 kg gạo, 1 kg đường, 1 lít dầu ăn, 1 gói mì ăn liền, một gói cà phê, một gói bánh quy phô mai và một hộp sữa đặc. "Túi đồ này sẽ đủ dùng cho gia đình 5 người của tôi trong một tuần", Abdul Rahim bin Karim, 26 tuổi, nói.
Mỗi gói thực phẩm khô gồm 10 kg gạo, 1 kg đường, 1 lít dầu ăn, 1 gói mì ăn liền, một gói cà phê, một gói bánh quy phô mai và một hộp sữa đặc. "Túi đồ này sẽ đủ dùng cho gia đình 5 người của tôi trong một tuần", Abdul Rahim bin Karim, 26 tuổi, nói.
Người tị nạn ở Selayang nhận thực phẩm hỗ trợ từ trung tâm Human Aid Selangor được thiết lập ngay trong cộng đồng người tị nạn. "Chúng tôi có thể cung cấp thực phẩm cứu trợ hôm nay cho gần 130 gia đình trong khu vực, nhưng tất cả đều phải đến lấy. Theo quy định mới của chính phủ về kiểm soát hoạt động đi lại, chúng tôi không được phép di chuyển nên việc phân phát thực phẩm gặp khó khăn hơn vì chúng tôi không thể tiếp cận được các gia đình sống xa trung tâm, không có phương tiện đi lại", Rafik Shah Mohd, điều phối viên của trung tâm cộng đồng này, cho biết. Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)
Người tị nạn ở Selayang nhận thực phẩm hỗ trợ từ trung tâm Human Aid Selangor được thiết lập ngay trong cộng đồng người tị nạn. "Chúng tôi có thể cung cấp thực phẩm cứu trợ hôm nay cho gần 130 gia đình trong khu vực, nhưng tất cả đều phải đến lấy. Theo quy định mới của chính phủ về kiểm soát hoạt động đi lại, chúng tôi không được phép di chuyển nên việc phân phát thực phẩm gặp khó khăn hơn vì chúng tôi không thể tiếp cận được các gia đình sống xa trung tâm, không có phương tiện đi lại", Rafik Shah Mohd, điều phối viên của trung tâm cộng đồng này, cho biết.

Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)

Top tin bài hot nhất

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Uruguay

Top sự thật kinh ngạc ít người biết về đất nước Uruguay

15/05/2025 09:02
Phát hiện thi thể không nguyên vẹn trong khuôn viên trường đại học

Phát hiện thi thể không nguyên vẹn trong khuôn viên trường đại học

08/05/2025 20:30
Kinh ngạc cuộc sống bộ tộc du mục cuối cùng ở Nepal

Kinh ngạc cuộc sống bộ tộc du mục cuối cùng ở Nepal

08/05/2025 07:10
Nữ sinh câm điếc bị nghi là AI vì quá xinh đẹp

Nữ sinh câm điếc bị nghi là AI vì quá xinh đẹp

23/04/2025 20:30

Bạn có thể quan tâm

Kinh ngạc bên trong phòng giam của nhà tù khắp thế giới

Kinh ngạc bên trong phòng giam của nhà tù khắp thế giới

Bức tượng Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị lấy trộm

Bức tượng Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump bị lấy trộm

Câu chuyện sinh tồn phi thường của 6 chàng trai ở đảo hoang

Câu chuyện sinh tồn phi thường của 6 chàng trai ở đảo hoang

Ô tô va chạm xe tải, gia đình 5 người thiệt mạng

Ô tô va chạm xe tải, gia đình 5 người thiệt mạng

Israel mở chiến dịch quân sự mới tại Dải Gaza

Israel mở chiến dịch quân sự mới tại Dải Gaza

Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng sau cuộc hòa đàm Nga - Ukraine

Lãnh đạo nhiều nước lên tiếng sau cuộc hòa đàm Nga - Ukraine

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status