Nga triển khai 2 tàu ngầm "hố đen đại dương" tới Thái Bình Dương

Hải quân Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ sớm được tăng cường thêm “hai quả đấm thép” là hai tàu ngầm điện-diesel mới nhất thuộc Dự án 636.3 lớp Varshavyanka.

Một tàu ngầm thuộc Dự án 636.3 lớp Varshavyanka. Ảnh: nationalinterest
Một tàu ngầm thuộc Dự án 636.3 lớp Varshavyanka. Ảnh: nationalinterest 
Hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn báo cáo thường niên của Nhà máy đóng tàu Admiralty hôm 25/6 vừa qua đưa tin hai tàu ngầm thuộc Dự án 636.3 lớp Varshavyanka sẽ được phiên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga vào tháng 11/2020. Theo nguồn tin này, hai chiếc tàu ngầm này là sản phẩm của Cục Thiết kế Trung ương Rubin.
Theo giới phân tích, động thái này rõ ràng cho thấy chủ trương của Hải quân Nga muốn củng cố sức mạnh cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Các tàu ngầm thuộc Dự án 636.3 có lượng giãn nước 4.000 tấn, có thể hoạt động liên tục 45 ngày với thủy thủ đoàn gồm 52 người. TASS cho hay tàu ngầm này có thể đạt tốc độ hành trình 20 hải lý/giờ và lặn sâu tối đa 300m.
Trang mạng Naval Technology đánh giá, là phiên bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Kilo mà NATO định danh là “hố đen trong lòng đại dương” nhờ khả năng hoạt động cực êm, hai tàu ngầm thuộc Dự án 636.3 lớp Varshavyanka của Hạm đội Thái Bình Dương có khả năng tác chiến mạnh nhờ được nâng cấp khả năng tác chiến chống ngầm, chống tàu mặt nước, cũng như thực hiện các nhiệm vụ trinh sát-do thám.
Ảnh: nationalinterest
 Ảnh: nationalinterest 
Trong bài viết cho trang http://nationalinterest.org , chuyên gia Kyle Mizokami cho rằng các tàu ngầm thuộc Dự án 636.3 lớp Varshavyanka “được cải thiện hơn nữa vì khả năng hoạt động ít tiếng ồn”. Trong khi đó, tờ Wall Street Journal đánh giá mỗi tàu ngầm thuộc lớp này “có thân tàu được thiết kế để hấp thụ sóng thủy âm, hệ thống động cơ phát ít tiếng ồn, các hệ thống pin có khả năng tái nạp giúp lớp tàu ngầm này chạy gần như im lặng. Các tàu lớp Varshavyanka cũng có tầm hoạt động tăng 25% so với các phiên bản trước.
Truyền thông Nga đưa tin các tàu sắp được phiên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương là bản lớp Kilo nâng cấp và được thiết kế chủ yếu phục vụ các nhiệm vụ chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm và các mục tiêu mặt đất. Mỗi chiếc tàu ngầm thuộc Project 636.3 được trang bị 18 quả ngư lôi 533mm, 8 tên lửa hải đối không Club.
Theo giới phân tích, lớp tàu ngầm này đặc biệt phát huy hiệu quả tại các vùng biển nông.

Những vụ mắc kẹt trong hang động vẫn sống sót kỳ diệu

(Kiến Thức) - Trước vụ mất tích của đội bóng thiếu niên Thái Lan trong hang Tham Luang suốt 9 ngày, thế giới từng chứng kiến nhiều trường hợp bị kẹt trong hang nhiều ngày vẫn sống sót và được giải cứu thành công.

Giải cứu 8 người kẹt trong hang ở Mỹ năm 1983
Năm 1983, 8 nhà thám hiểm hang động nghiệp dư đã bị mắc kẹt trong hang động ở Kentucky (Mỹ) sau khi một trận mưa lớn khiến nước suối dâng lên, chắn lối thoát duy nhất ra ngoài. Các nhân viên cứu hộ đã thực hiện chiến dịch tìm kiếm và giải cứu những người này sau khi tìm thấy mảnh giấy trong chiếc hộp “cầu cứu” mà các nạn nhân thả trôi theo dòng nước từ trong hang ra ngoài.

Bỏ qua bất đồng Nga-Mỹ bắt tay cứu hộ tàu ngầm Argentina

Hiện tại các đội cứu hộ tàu ngầm của cả Nga và Mỹ cũng như nhiều nước khác đã có mặt tại Argentina, giúp nước này tìm kiếm tàu ngầm mất tích.

11 ngày sau khi tàu ngầm ARA San Juan của Argentina bị mất tích, đã có 14 quốc gia tham gia chiến dịch tìm kiếm con tàu này.

Nhóm chuyên gia Anh giúp Thái Lan giải cứu đội bóng nhí là ai?

Đây là những chuyên gia cứu hộ đã lặn sâu vào trong hang Tham Luang để tiếp cận đội bóng thiếu niên Thái Lan và cố vấn về phương án cứu họ.

Nhom chuyen gia Anh giup Thai Lan giai cuu doi bong nhi la ai?
 Ông Richard Stanton là lính cứu hỏa tại Coventry. Ông từng tham gia cứu hộ cho 13 người bị kẹt trong hang tại Mexico hồi năm 2004 và được đánh giá là một trong những thợ lặn hàng đầu thế giới. Ảnh: Reuters