Nga sẽ nhận 20 tổ hợp Bastion P trong tương lai

Trong tương lai gần, lực lượng phòng thủ bờ biển Nga sẽ được tiếp nhận 20 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P và Bal.

Đó là thông tin được hãng thông tấn RIA Novosti đăng tải dẫn theo lời Tư lệnh Hải quân Nga Victor Trirkov. Các đơn vị vũ khí nói trên nằm trong chương trình mua sắm vũ khí quốc gia Nga giai đoạn 2011-2020.
Mới đây, truyền thông Nga đã loan tin các tổ hợp tên lửa Bastion và Bal sẽ được triển khai đầu tiên tại cho Hạm đội biển Caspian và lực lượng phòng thủ trên quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản. Tuy nhiên, các thông tin cụ thể về số lượng và địa điểm triển khai thời điểm đó không được xác định.
Xe bệ phóng hệ thống K-300P Bastion-P.
 Xe bệ phóng hệ thống K-300P Bastion-P.
Được biết tới là một trong những loại vũ khí bờ đối hải hiện đại nhất trên thế giới, “vũ khí” của tổ hợp tên lửa Bastion-P là các tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont. Thiết kế của Bastion-P cho phép nó tiêu diệt lực lượng tàu nổi của đối phương trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, kể cả trong môi trường bị nhiễu điện tử mạnh.
Với tầm bắn của các tên lửa Yakhont đạt 300km, tổ hợp Bastion-P có thể đảm bảo khả năng bảo vệ vùng bờ biển dài tới 600km trước lực lượng hải quân của đối phương. Ngoài Nga, tổ hợp vũ khí phòng thủ hiện đại này được xuất khẩu cho một số quốc gia ở Cận Đông và Đông Nam Á.
Trong khi đó, tổ hợp tên lửa bờ Bal có khả năng cơ động, độ chính xác cao và tính dã chiến mạnh. Tổ hợp vũ khí này được thiết kế hoạt động trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, kể cả trong môi trường bị đối kháng điện tử mạnh.
Bệ phóng tự hành mang đạn tên lửa Kh-35 của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ Bal.
 Bệ phóng tự hành mang đạn tên lửa Kh-35 của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ Bal.
“Hạt nhân” của tổ hợp Bal là tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35 (3M-24E) Uran với nhiều biến thể khác nhau. Tên lửa Kh-35 dùng để tiêu diệt chiến hạm nổi có lượng choán nước tới 5.000 tấn.
Tuy chỉ có tốc độ bay cận âm, nhưng Kh-35 có kích thước nhỏ và khả năng bay bám mặt biển ở độ cao cực thấp (trên dưới 5m) nên rất khó bị phát hiện hoặc ngăn chặn. Ở phiên bản tiêu chuẩn, Kh-35 có tầm bắn đạt 120km, còn với phiên bản nâng cấp Kh-35U, tầm bắn đạt tới 250km trong các điều kiện bắn tiêu chuẩn.

Vũ khí tối tân của Nga trong Quân đội Việt Nam

Trong những năm qua, lực lượng Không quân – Hải quân Nhân dân Việt Nam được đầu tư trang bị mua sắm trang bị hiện đại. Các loại vũ khí này chủ yếu có xuất xứ từ Nga. Trong ảnh là Lữ đoàn tàu chiến đấu 162 của Hải quân Nhân dân Việt Nam đóng tại Cam Ranh, trang bị hầu hết tàu chiến của Nga đóng.
Trong những năm qua, lực lượng Không quân – Hải quân Nhân dân Việt Nam được đầu tư trang bị mua sắm trang bị hiện đại. Các loại vũ khí này chủ yếu có xuất xứ từ Nga. Trong ảnh là Lữ đoàn tàu chiến đấu 162 của Hải quân Nhân dân Việt Nam đóng tại Cam Ranh, trang bị hầu hết tàu chiến của Nga đóng.

Năm 2007, Việt Nam đã mua 2 khinh hạm hiện đại Gepard 3.9 (Project 11661) từ Nga. Việc chuyển giao được diễn ra vào năm 2011. Trong ảnh là hai tàu chiến Gepard 3.9 mang số hiệu HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ tại Cam Ranh. Nguồn: Infonet
Năm 2007, Việt Nam đã mua 2 khinh hạm hiện đại Gepard 3.9 (Project 11661) từ Nga. Việc chuyển giao được diễn ra vào năm 2011. Trong ảnh là hai tàu chiến Gepard 3.9 mang số hiệu HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ tại Cam Ranh. Nguồn: Infonet

Tàu chiến Gepard 3.9 được đánh giá là một trong những chiến hạm hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đây là loại chiến hạm hiện đại được trang bị các hệ thống vũ khí tấn công tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, trên không, trên bộ.
Tàu chiến Gepard 3.9 được đánh giá là một trong những chiến hạm hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đây là loại chiến hạm hiện đại được trang bị các hệ thống vũ khí tấn công tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, trên không, trên bộ.

Trước hợp đồng Gepard 3.9, Việt Nam đã ký với Nga mua 2 tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ Project 1241.8. Tuy là tàu chiến cỡ nhỏ có lượng giãn nước chỉ 500 tấn nhưng hỏa lực của tàu có thể đánh chìm chiến hạm hàng nghìn tấn.
Trước hợp đồng Gepard 3.9, Việt Nam đã ký với Nga mua 2 tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ Project 1241.8. Tuy là tàu chiến cỡ nhỏ có lượng giãn nước chỉ 500 tấn nhưng hỏa lực của tàu có thể đánh chìm chiến hạm hàng nghìn tấn.

Hỏa lực chính của tàu là 16 tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran. Theo đánh giá giới quân sự, một quả đạn Kh-35 có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ 5.000 tấn.
Hỏa lực chính của tàu là 16 tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran. Theo đánh giá giới quân sự, một quả đạn Kh-35 có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ 5.000 tấn.
Lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam được trang bị hệ thống tên lửa K-300 Bastion-P do Nga sản xuất. Đây là một trong những hệ thống tên lửa hiện đại nhất trên thế giới.
Lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam được trang bị hệ thống tên lửa K-300 Bastion-P do Nga sản xuất. Đây là một trong những hệ thống tên lửa hiện đại nhất trên thế giới.

Hệ thống Bastion-P được trang bị “sát thủ diệt hạm” P-800 Yakhont đạt tầm bắn tới 300km. Đặc biệt, quả tên lửa bay tốc độ siêu âm, bay ở độ cao cực thấp. Tên lửa P-800 có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Hệ thống Bastion-P được trang bị “sát thủ diệt hạm” P-800 Yakhont đạt tầm bắn tới 300km. Đặc biệt, quả tên lửa bay tốc độ siêu âm, bay ở độ cao cực thấp. Tên lửa P-800 có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.

Ngoài hải quân, lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam được chú trọng đầu tư hiện đại hóa với việc mua sắm các máy bay Su-27/30 do hãng Sukhoi (Nga) sản xuất. Đây đều là những tiêm kích hiện đại hàng đầu thế giới với khả năng chiến đấu mạnh mẽ.
Ngoài hải quân, lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam được chú trọng đầu tư hiện đại hóa với việc mua sắm các máy bay Su-27/30 do hãng Sukhoi (Nga) sản xuất. Đây đều là những tiêm kích hiện đại hàng đầu thế giới với khả năng chiến đấu mạnh mẽ.

Trong ảnh là tiêm kích hạng nặng Su-27SK của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Trong ảnh là tiêm kích hạng nặng Su-27SK của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Trong ảnh là tiêm kích Su-27PU (được coi là Su-30 đời đầu) được cải tiến trên một số mặt về hệ thống điện tử.
Trong ảnh là tiêm kích Su-27PU (được coi là Su-30 đời đầu) được cải tiến trên một số mặt về hệ thống điện tử.

Từ năm 2004, Việt Nam đã ký hợp đồng đầu tiên với Nga mua 4 tiêm kích Su-30MK2. Đến ngày nay, chúng ta đã có trong biên chế 24 chiếc Su-30MK2 hiện đại. Tiêm kích đa năng Su-30MK2 được tối ưu hóa cho khả năng đánh biển (trang bị tên lửa chống tàu siêu âm), tất nhiên nó có thể đảm bảo nhiệm vụ đối không và đối đất với nhiều loại vũ khí tối tân.
Từ năm 2004, Việt Nam đã ký hợp đồng đầu tiên với Nga mua 4 tiêm kích Su-30MK2. Đến ngày nay, chúng ta đã có trong biên chế 24 chiếc Su-30MK2 hiện đại. Tiêm kích đa năng Su-30MK2 được tối ưu hóa cho khả năng đánh biển (trang bị tên lửa chống tàu siêu âm), tất nhiên nó có thể đảm bảo nhiệm vụ đối không và đối đất với nhiều loại vũ khí tối tân.

Những chiếc Su-30MK2 đang góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển Việt Nam.
Những chiếc Su-30MK2 đang góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển Việt Nam.

Đối với lực lượng phòng không, Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa. Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua 2 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 hiện đại của Nga. Đây là một trong những loại tên lửa phòng không hàng đầu thế giới.
Đối với lực lượng phòng không, Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa. Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua 2 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 hiện đại của Nga. Đây là một trong những loại tên lửa phòng không hàng đầu thế giới.

Hệ thống S-300PMU-1 có khả năng tấn công tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không ở tầm xa đến 150km, độ cao từ 10 mét tới 27.000 mét.
Hệ thống S-300PMU-1 có khả năng tấn công tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không ở tầm xa đến 150km, độ cao từ 10 mét tới 27.000 mét.


Kho “sát thủ diệt hạm” Yakhont của Syria còn “nguyên xi”?

(Kiến Thức) - Dường như kho tên lửa chống tàu siêu thanh “đáng sợ” P-800 Yakhont của Syria vẫn còn nguyên vẹn dù trước đó được cho là đã bị Israel phá hủy.