Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Nga sản xuất vũ khí “uy lực” siêu nhanh, Ukraine hoảng loạn đối phó

02/12/2024 13:00

Sau khi triển khai tên lửa “Oreshnik” tấn công vào Ukraine, Nga tiếp tục dùng vũ khí đặc biệt khiến Quân đội Kiev gặp rất nhiều khó khăn.

Phước Hải (Theo Sina)

750 UAV Nga tấn công liên tục 5 ngày, nam Donbass sắp sụp đổ

Sức mạnh “sát thủ” T-90M, xe tăng số 1 của Nga

Mỹ tiết lộ máy bay do thám mới với thiết kế tuyệt đẹp

Nga phóng tên lửa, 40 chuyên gia nước ngoài ở Ukraine thiệt mạng

Tiêm kích F-16 bị vô hiệu hóa, Ukraine thiệt hại nặng nề

Để ngăn chính quyền ông Biden nắm bắt cơ hội cuối cùng để leo thang chiến tranh, Nga đã tăng cường đáng kể các cuộc tấn công tầm xa vào Ukraine trong thời gian gần đây. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Để ngăn chính quyền ông Biden nắm bắt cơ hội cuối cùng để leo thang chiến tranh, Nga đã tăng cường đáng kể các cuộc tấn công tầm xa vào Ukraine trong thời gian gần đây. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Vài ngày sau khi sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung “Oreshnik” để không kích một nhà máy ở miền nam Ukraine, Quân đội Nga tiếp tục phát động một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái quy mô chưa từng có. Ảnh: east2west.
Vài ngày sau khi sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung “Oreshnik” để không kích một nhà máy ở miền nam Ukraine, Quân đội Nga tiếp tục phát động một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái quy mô chưa từng có. Ảnh: east2west.
Trang Army Recognition đưa tin rằng, trong lần tấn công này, Nga đã triển khai tới 188 máy bay không người lái “Shahed-136”, cùng ít nhất 4 tên lửa đạn đạo Iskander-M. Trang này nhận định Nga đang cố gắng hoàn toàn áp chế hệ thống phòng không của Ukraine và dần làm cạn kiệt tài nguyên quân sự của nước này. Ảnh: Getty Images.
Trang Army Recognition đưa tin rằng, trong lần tấn công này, Nga đã triển khai tới 188 máy bay không người lái “Shahed-136”, cùng ít nhất 4 tên lửa đạn đạo Iskander-M. Trang này nhận định Nga đang cố gắng hoàn toàn áp chế hệ thống phòng không của Ukraine và dần làm cạn kiệt tài nguyên quân sự của nước này. Ảnh: Getty Images.
Vậy Nga đã áp chế và làm cạn kiệt như thế nào? Trang Army Recognition lấy ví dụ về máy bay không người lái (UAV) "Shahed-136", cho rằng loại UAV tự sát này được Nga nhập khẩu từ Iran và đã nội địa hóa sản xuất, với sản lượng ước tính ít nhất 1.000 chiếc mỗi tháng. Ảnh: Unian.net.
Vậy Nga đã áp chế và làm cạn kiệt như thế nào? Trang Army Recognition lấy ví dụ về máy bay không người lái (UAV) "Shahed-136", cho rằng loại UAV tự sát này được Nga nhập khẩu từ Iran và đã nội địa hóa sản xuất, với sản lượng ước tính ít nhất 1.000 chiếc mỗi tháng. Ảnh: Unian.net.
Điều này có nghĩa là trong cuộc không kích quy mô lớn vào đêm 26/11, Quân đội Nga chỉ sử dụng sản lượng chưa đầy một tuần, nhưng đã khiến Ukraine rơi vào tình trạng kiệt sức trong việc ứng phó. Ảnh: Kyiv Independent.
Điều này có nghĩa là trong cuộc không kích quy mô lớn vào đêm 26/11, Quân đội Nga chỉ sử dụng sản lượng chưa đầy một tuần, nhưng đã khiến Ukraine rơi vào tình trạng kiệt sức trong việc ứng phó. Ảnh: Kyiv Independent.
Khi vũ khí phòng không bị tiêu hao nhanh chóng và viện trợ từ phương Tây có nguy cơ gián đoạn, trong khi sản lượng vũ khí của Nga không ngừng gia tăng, Ukraine sẽ đối phó ra sao trong những trận chiến tiếp theo? Ảnh: TASS.
Khi vũ khí phòng không bị tiêu hao nhanh chóng và viện trợ từ phương Tây có nguy cơ gián đoạn, trong khi sản lượng vũ khí của Nga không ngừng gia tăng, Ukraine sẽ đối phó ra sao trong những trận chiến tiếp theo? Ảnh: TASS.
"Shahed-136" là một loại UAV tự sát cỡ nhỏ do Iran thiết kế và sản xuất, còn được gọi là đạn tuần kích. Sau khi phải chịu tổn thất do thiếu UAV trong năm 2022, Nga đã khắc phục bằng cách nhập khẩu một lô UAV này từ Iran và đồng thời nhập dây chuyền sản xuất. Mẫu UAV sản xuất trong nước của Nga được đặt tên là Geran-2. Ảnh: PressTV.
"Shahed-136" là một loại UAV tự sát cỡ nhỏ do Iran thiết kế và sản xuất, còn được gọi là đạn tuần kích. Sau khi phải chịu tổn thất do thiếu UAV trong năm 2022, Nga đã khắc phục bằng cách nhập khẩu một lô UAV này từ Iran và đồng thời nhập dây chuyền sản xuất. Mẫu UAV sản xuất trong nước của Nga được đặt tên là Geran-2. Ảnh: PressTV.
Theo thông tin công khai, Shahed-136 có trọng lượng toàn bộ khoảng 200 kg, tốc độ tối đa 185 km/h, mang theo đầu đạn nổ mạnh từ 30 đến 50 kg và có tầm bay tối đa từ 1.000 đến 2.500 km. Ảnh: mil.in.ua.
Theo thông tin công khai, Shahed-136 có trọng lượng toàn bộ khoảng 200 kg, tốc độ tối đa 185 km/h, mang theo đầu đạn nổ mạnh từ 30 đến 50 kg và có tầm bay tối đa từ 1.000 đến 2.500 km. Ảnh: mil.in.ua.
Tuy nhiên, trên chiến trường Ukraine, tầm bay xa như vậy thường không cần thiết. Người ta cho rằng Nga có thể giảm bớt nhiên liệu để tăng khối lượng đầu đạn, và thường xuyên sử dụng loại UAV tự sát này để phá hủy các mục tiêu quan trọng ở hậu phương của Ukraine như nhà máy điện, trạm biến áp. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, trên chiến trường Ukraine, tầm bay xa như vậy thường không cần thiết. Người ta cho rằng Nga có thể giảm bớt nhiên liệu để tăng khối lượng đầu đạn, và thường xuyên sử dụng loại UAV tự sát này để phá hủy các mục tiêu quan trọng ở hậu phương của Ukraine như nhà máy điện, trạm biến áp. Ảnh: Getty Images.


"Shahed-136" được gọi là "xe máy nhỏ" vì nó sử dụng động cơ piston Mado MD550 với công suất khoảng 50 mã lực. Cả binh sĩ Nga và Ukraine đều nhận xét rằng, mặc dù loại UAV này có tầm bay xa và sức công phá lớn, nhưng tiếng ồn khá lớn. Từ khoảng cách xa, người ta có thể nghe rõ tiếng động cơ tương tự tiếng xe máy, do đó nó được đặt biệt danh “xe máy nhỏ”. Ảnh: Getty Images.
"Shahed-136" được gọi là "xe máy nhỏ" vì nó sử dụng động cơ piston Mado MD550 với công suất khoảng 50 mã lực. Cả binh sĩ Nga và Ukraine đều nhận xét rằng, mặc dù loại UAV này có tầm bay xa và sức công phá lớn, nhưng tiếng ồn khá lớn. Từ khoảng cách xa, người ta có thể nghe rõ tiếng động cơ tương tự tiếng xe máy, do đó nó được đặt biệt danh “xe máy nhỏ”. Ảnh: Getty Images.


Đối với Nga, ưu điểm nổi bật nhất của “Shahed-136” không chỉ là khó bị phát hiện và đánh chặn, mà còn nằm ở tính kinh tế. Theo trang Army Recognition, chi phí sản xuất mỗi chiếc UAV này khoảng 20.000 USD. So với các loại tên lửa dẫn đường có giá hàng trăm nghìn USD hoặc tên lửa đạn đạo trị giá hàng triệu USD, mức giá này gần như là “cho không”. Ảnh: Sohu.
Đối với Nga, ưu điểm nổi bật nhất của “Shahed-136” không chỉ là khó bị phát hiện và đánh chặn, mà còn nằm ở tính kinh tế. Theo trang Army Recognition, chi phí sản xuất mỗi chiếc UAV này khoảng 20.000 USD. So với các loại tên lửa dẫn đường có giá hàng trăm nghìn USD hoặc tên lửa đạn đạo trị giá hàng triệu USD, mức giá này gần như là “cho không”. Ảnh: Sohu.


Thậm chí, theo mức độ hoàn thiện linh kiện và quy mô sản xuất của “Shahed-136”, mức giá 20.000 USD có thể đã bị đội lên; nếu loại bỏ các yếu tố này, chi phí thực tế có lẽ chỉ vài nghìn USD mỗi chiếc. Ảnh: Reuters.
Thậm chí, theo mức độ hoàn thiện linh kiện và quy mô sản xuất của “Shahed-136”, mức giá 20.000 USD có thể đã bị đội lên; nếu loại bỏ các yếu tố này, chi phí thực tế có lẽ chỉ vài nghìn USD mỗi chiếc. Ảnh: Reuters.


Ngoài ra, đáng chú ý là lần này Quân đội Nga cũng đồng thời sử dụng tên lửa đạn đạo "Iskander-M". Loại tên lửa này có tầm bắn trên 500 km, vận tốc giai đoạn cuối đạt từ Mach 5 đến Mach 7 và có khả năng thay đổi quỹ đạo ở giai đoạn cuối. Nó thường được sử dụng để tấn công các cơ sở phòng thủ quan trọng và hạ tầng cơ sở. Ảnh: Bulgarian Military.
Ngoài ra, đáng chú ý là lần này Quân đội Nga cũng đồng thời sử dụng tên lửa đạn đạo "Iskander-M". Loại tên lửa này có tầm bắn trên 500 km, vận tốc giai đoạn cuối đạt từ Mach 5 đến Mach 7 và có khả năng thay đổi quỹ đạo ở giai đoạn cuối. Nó thường được sử dụng để tấn công các cơ sở phòng thủ quan trọng và hạ tầng cơ sở. Ảnh: Bulgarian Military.


Rõ ràng, việc Nga triển khai hàng trăm chiếc Shahed-136 nhằm hai mục đích: thứ nhất, để che chắn và hỗ trợ tên lửa đạn đạo, làm tiêu hao đạn dược và khả năng phòng không của Ukraine; thứ hai, với giá thành rẻ, Nga có thể triển khai số lượng lớn để “phá được gì thì phá”, trong khi “Iskander-M” mới là lực lượng chính cho các cuộc tấn công chính xác. Ảnh: RBC-Ukraine.
Rõ ràng, việc Nga triển khai hàng trăm chiếc Shahed-136 nhằm hai mục đích: thứ nhất, để che chắn và hỗ trợ tên lửa đạn đạo, làm tiêu hao đạn dược và khả năng phòng không của Ukraine; thứ hai, với giá thành rẻ, Nga có thể triển khai số lượng lớn để “phá được gì thì phá”, trong khi “Iskander-M” mới là lực lượng chính cho các cuộc tấn công chính xác. Ảnh: RBC-Ukraine.


Điều này cũng phản ánh một vấn đề nghiêm trọng mà Ukraine và NATO đang đối mặt: các cuộc tấn công bão hòa vẫn giữ được sức mạnh áp đảo, đặc biệt với các UAV giá rẻ có thể dễ dàng triển khai theo hình thức "bầy đàn" với số lượng lớn. Ảnh: UP.
Điều này cũng phản ánh một vấn đề nghiêm trọng mà Ukraine và NATO đang đối mặt: các cuộc tấn công bão hòa vẫn giữ được sức mạnh áp đảo, đặc biệt với các UAV giá rẻ có thể dễ dàng triển khai theo hình thức "bầy đàn" với số lượng lớn. Ảnh: UP.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status