Nga, Mỹ, Đức bác đề xuất của Ukraine về sứ mệnh LHQ

(Kiến Thức) - Nga, Mỹ và Đức phản đối đề xuất của Ukraine về việc thực hiện hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ trên lãnh thổ Ukraine.

Trong buổi hội đàm của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) ở Washington hôm thứ 3 (17/3) , Nga, Mỹ và Đức đã phản đối đề xuất của Ukraine về việc thực hiện hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ trên lãnh thổ nước này. Theo họ, sứ mệnh giám sát đặc biệt (SMM) của OSCE tại Ukraine phải được tạo điều kiện thực hiện trước khi đề xuất của Ukraine về sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế được cân nhắc.
Nga, My, Duc bac de xuat cua Ukraine ve su menh LHQ
 Nga, Mỹ , Đức cho rằng cần thực hiện tốt Sứ mệnh giám sát đặc biệt của OSCE trước khi tính đến những bước đi khác. (Hình minh họa).
“Liệu hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ có cần thiết hay không vì cần rất nhiều thời gian để thực hiện”, Đại diện thường trực của Đức trong Tổ chức OSCE, Rudiger Ludeking, phát biểu. “Điều chúng ta cần làm là khiến hệ thống hiện tại đi vào hoạt động”.
Phản ứng trước đề xuất của Đại sứ Ukraine Olexsander Motsyk tại Mỹ ở hội nghị Những ngày an ninh của Tổ chức OSCE (OSCE Security Days), ông Ludeking cho rằng, LHQ và EU sẽ triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình "để đảm bảo thực thi thỏa thuận Minsk".
Người Đức sẽ tiếp cận với sứ mệnh ở Ukraine một cách "thực tế", Đại sứ Đức nhấn mạnh. Ông cũng thêm rằng mọi thứ phải được hoàn thành để SMM có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát lệnh ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng khỏi khu vực chiến sự.
"Điều quan trọng là chúng ta có thể tận dụng thời cơ này để củng cố Sứ mệnh giám sát đặc biệt", ông Ludeking khẳng định. 
Trợ lý đặc biệt của Tổng thống Mỹ Barack Obama kiêm Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia về vấn đề Nga và Trung Á, Celeste Wallander, đã đồng ý với lập trường của Đại sứ Đức. “Chúng ta sẽ tiếp cận dựa vào tình hình thực tế”, ông Wallander phát biểu.
Ông Wallander cho rằng việc cho phép SMM đi vào hoạt động sẽ “là một bước tiến lớn” bởi vì nó sẽ cho phép “từng bước thực hiện tất cả các thỏa thuận của Hiệp định Minsk”.
Về khả năng thực thi sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ hoặc Liên minh Châu Âu trong tương lai, ông Wallander nhấn mạnh: “Chúng tôi (Nước Mỹ) vẫn để ngỏ những sự lựa chọn”.
Đại sứ Nga tại Mỹ, Sergei Kislyak, đã hưởng ứng lời tuyên bố của ông Wallander rằng sự ủng hộ của ông về việc cho phép SMM hoàn thành sứ mệnh của mình là “một trong những dịp hiếm có chúng ta đều đồng thuận”.
Ông Kislyak cũng giục giã các bên tham gia tiến trình Hiệp định Minsk và thành viên Tổ chức OSCE “tạo cơ hội cho OSCE làm việc” và trao cho tổ chức này “quyền thực thi các thỏa thuận trong Hiệp định Minsk”.
Theo những thỏa thuận trong Hiệp định Minsk được ký vào tháng 2/2015, OSCE đã được giao nhiệm vụ giám sát lệnh ngừng bắn ở Ukraine và việc các bên thu hồi vũ khí.
http://sputniknews.com/politics/20150318/1019645242.html

OSCE tiết lộ thực hư việc Nga chuyển vũ khí sang Ukraine

(Kiến Thức) - Quan chức OSCE cho biết OSCE không thấy bất cứ trang thiết bị vũ khí nào của Nga vượt qua biên giới Ukraine.

Người đứng đầu tổ quan sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Paul Picard tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với đài Polskie.
"Trong khu vực chúng tôi tuần tra, không có vũ khí nào của Nga được vận chuyển sang Ukraine", ông Paul Picard trả lời khi được hỏi về báo cáo cáo buộc xe tăng, trang thiết bị quân sự và lính Nga vượt biên trái phép sang Ukraine.
Quan sát viên OSCE ở miền đông Ukraine.
Quan sát viên OSCE ở miền đông Ukraine. 
Ông Picard cũng cho biết thêm, khu vực tuần tra của OSCE bao gồm các điểm kiểm soát Donetsk, Gukovo..

OSCE: Ly khai Ukraine đã rút hoàn toàn 400 vũ khí hạng nặng

(Kiến Thức) - Đại diện OSCE xác nhận, ly khai hai nước cộng hòa tự xưng miền đông Ukraine đã rút 400 vũ khí hạng nặng ở đường phân giới.

Theo đó, vào ngày 25/2, trong một tuyên bố chung, đại diện phái đoàn của hai nước cộng hòa miền đông Ukraine (bao gồm Cộng hòa Nhân dân Donetsk – DPR và Cộng hòa Nhân dân Lugansk - LPR) ở nhóm Tiếp xúc, ông Denis Pushilin cùng đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), ông Vladislav Deinego đã công bố thông tin trên.
OSCE: Ly khai Ukraine da rut hoan toan 400 vu khi hang nang
Ảnh minh họa.
Tuyên bố trên cũng đề cập rằng, Kiev đang có ý định vi phạm điều khoản rút vũ khí này. “Bắt đầu từ ngày 22/2, phía Ukraine đang cố gắng làm mất hiệu lực của kế hoạch rút lui vũ khí hạng nặng vốn được Trung tâm Điều phối chung (JCC) soạn thảo và các bên liên quan ký”, trích dẫn tuyên bố.