Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Nga muốn bán chiến đấu cơ nào cho Việt Nam năm 2018

03/01/2018 06:34

(Kiến Thức) - Trang Sputnik của Nga vừa đưa ra danh sách chiến đấu cơ sáng giá để Không quân Việt Nam cân nhắc lựa chọn trong năm 2018.

Chí Linh
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Theo tác giả Dmitry Shorkov, ứng viên đầu tiên dành cho Không quân Việt Nam chính là trực thăng đa dụng Mi-17V5 - phiên bản nâng cấp từ dòng Mi-8/17 đã phục vụ trong biên chế VPAF một thời gian dài. Nguồn ảnh: Wiki.
Theo tác giả Dmitry Shorkov, ứng viên đầu tiên dành cho Không quân Việt Nam chính là trực thăng đa dụng Mi-17V5 - phiên bản nâng cấp từ dòng Mi-8/17 đã phục vụ trong biên chế VPAF một thời gian dài. Nguồn ảnh: Wiki.
Mi-17V5 được trang bị hệ thống dẫn đường hiện đại, cho phép nó bay ban đêm hoặc trong thời tiết xấu một cách dễ dàng, sức tải của Mi-17V5 lên tới 36 binh lính, vượt trội UH-1 và các biến thể Mi-8/17 cũ. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: Industry Daily.
Mi-17V5 được trang bị hệ thống dẫn đường hiện đại, cho phép nó bay ban đêm hoặc trong thời tiết xấu một cách dễ dàng, sức tải của Mi-17V5 lên tới 36 binh lính, vượt trội UH-1 và các biến thể Mi-8/17 cũ. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: Industry Daily.
Ngoài ra trong nhiệm vụ chiến đấu thì Mi-17V5 còn mang được vũ khí như pod súng máy, rocket không điều khiển, tên lửa chống tăng... để đảm nhiệm vai trò yểm trợ hỏa lực. Sự thân thuộc trong thao tác điều khiển đã khiến phía Việt Nam bày tỏ quan tâm sâu sắc đến nó khi tới thăm Nhà máy Trực thăng Kazan. Nguồn ảnh: Aviación Militar.
Ngoài ra trong nhiệm vụ chiến đấu thì Mi-17V5 còn mang được vũ khí như pod súng máy, rocket không điều khiển, tên lửa chống tăng... để đảm nhiệm vai trò yểm trợ hỏa lực. Sự thân thuộc trong thao tác điều khiển đã khiến phía Việt Nam bày tỏ quan tâm sâu sắc đến nó khi tới thăm Nhà máy Trực thăng Kazan. Nguồn ảnh: Aviación Militar.
Trong trường hợp Việt Nam muốn có một loại trực thăng tấn công chuyên nghiệp, ông Dmitry Shorkov đưa ra 2 ứng viên khả dĩ nhất, cũng đồng thời là 2 dòng máy bay lên thẳng vũ trang tốt nhất của Nga thời điểm này là Ka-52 và Mi-28 và tin rằng nó sẽ được lựa chọn sớm hay muộn. Nguồn ảnh: Soviet Russian.
Trong trường hợp Việt Nam muốn có một loại trực thăng tấn công chuyên nghiệp, ông Dmitry Shorkov đưa ra 2 ứng viên khả dĩ nhất, cũng đồng thời là 2 dòng máy bay lên thẳng vũ trang tốt nhất của Nga thời điểm này là Ka-52 và Mi-28 và tin rằng nó sẽ được lựa chọn sớm hay muộn. Nguồn ảnh: Soviet Russian.
Tác giả còn dẫn thêm đánh giá của Đại tá Makar Aksenenko - chuyên gia quân sự, cựu phi công thử nghiệm rằng dòng Ka-52 có lợi thế hơn khi phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới và địa hình rừng núi, bên cạnh đó phiên bản Ka-52K còn mang được tên lửa chống tàu để hỗ trợ tác chiến cho hải quân. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Tác giả còn dẫn thêm đánh giá của Đại tá Makar Aksenenko - chuyên gia quân sự, cựu phi công thử nghiệm rằng dòng Ka-52 có lợi thế hơn khi phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới và địa hình rừng núi, bên cạnh đó phiên bản Ka-52K còn mang được tên lửa chống tàu để hỗ trợ tác chiến cho hải quân. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Tuy nhiên với tình hình thực tế về ngân sách quốc phòng hiện nay, sẽ là tương đối khó cho Việt Nam nếu muốn sở hữu một dòng trực thăng đơn nhiệm như Ka-52 hay Mi-28, do vậy triển vọng dành cho loại đa dụng như Mi-17V5 có lẽ vẫn lớn hơn. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Tuy nhiên với tình hình thực tế về ngân sách quốc phòng hiện nay, sẽ là tương đối khó cho Việt Nam nếu muốn sở hữu một dòng trực thăng đơn nhiệm như Ka-52 hay Mi-28, do vậy triển vọng dành cho loại đa dụng như Mi-17V5 có lẽ vẫn lớn hơn. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Sau khi đưa ra các ứng viên trực thăng, nhà báo Nga tiếp tục giới thiệu rằng Việt Nam đang quan tâm tới tiêm kích Su-30M2, Su-35S và cả chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Su-57. Nguồn ảnh: Plane Photos.
Sau khi đưa ra các ứng viên trực thăng, nhà báo Nga tiếp tục giới thiệu rằng Việt Nam đang quan tâm tới tiêm kích Su-30M2, Su-35S và cả chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Su-57. Nguồn ảnh: Plane Photos.
Nhưng vì Su-30M2 là bản nội địa chỉ dành cho Quân đội Nga, Su-57 thì quá mới chưa có kế hoạch xuất khẩu nên theo ông Dmitry Shorkov, khả dĩ nhất là trong tương lai gần Việt Nam có thể đặt mua Su-35S. Nguồn ảnh: mirajnews.com.
Nhưng vì Su-30M2 là bản nội địa chỉ dành cho Quân đội Nga, Su-57 thì quá mới chưa có kế hoạch xuất khẩu nên theo ông Dmitry Shorkov, khả dĩ nhất là trong tương lai gần Việt Nam có thể đặt mua Su-35S. Nguồn ảnh: mirajnews.com.
Việc Việt Nam lựa chọn Su-35S hay Su-30SM vẫn chưa có dấu hiệu ngã ngũ. Trong thời gian đầu nhiều chỉ dấu cho thấy Su-30SM đang đi trước như việc chúng ta đưa phi công sang Ấn Độ học tập trên Su-30MKI, hay Tổng giám đốc Irkut cho biết Su-30 tiếp theo của Việt Nam sẽ do họ lắp ráp. Tuy nhiên hiện tại thì nhiều ý kiến lại cho rằng Việt Nam bắt đầu thiên về Su-35S. Nguồn ảnh: History and Military.
Việc Việt Nam lựa chọn Su-35S hay Su-30SM vẫn chưa có dấu hiệu ngã ngũ. Trong thời gian đầu nhiều chỉ dấu cho thấy Su-30SM đang đi trước như việc chúng ta đưa phi công sang Ấn Độ học tập trên Su-30MKI, hay Tổng giám đốc Irkut cho biết Su-30 tiếp theo của Việt Nam sẽ do họ lắp ráp. Tuy nhiên hiện tại thì nhiều ý kiến lại cho rằng Việt Nam bắt đầu thiên về Su-35S. Nguồn ảnh: History and Military.
Nếu như việc lựa chọn Su-30SM hay Su-35S còn tranh cãi thì khả năng Yak-130 tới dải đất hình chữ S là khá cao, khi tác giả dẫn lại thông tin được một số tờ báo trong nước đăng tải rằng Trường Sĩ quan Không quân đang gấp rút triển khai kế hoạch đưa loại máy bay huấn luyện tiên tiến này vào trong biên chế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phi công quân sự. Nguồn ảnh: airplane-pictures.
Nếu như việc lựa chọn Su-30SM hay Su-35S còn tranh cãi thì khả năng Yak-130 tới dải đất hình chữ S là khá cao, khi tác giả dẫn lại thông tin được một số tờ báo trong nước đăng tải rằng Trường Sĩ quan Không quân đang gấp rút triển khai kế hoạch đưa loại máy bay huấn luyện tiên tiến này vào trong biên chế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phi công quân sự. Nguồn ảnh: airplane-pictures.
Mời độc giả xem video: Không quân Nga biên chế chiếc Su-30SM thứ 100 trong cuối năm 2017. (Nguồn Russia Insider)

Bạn có thể quan tâm

Tận mắt dàn khí tài hiện đại của Quân đội tham gia tổng hợp luyện diễu binh Quốc khánh 2/9

Tận mắt dàn khí tài hiện đại của Quân đội tham gia tổng hợp luyện diễu binh Quốc khánh 2/9

Đòn tấn công hiểm của Nga, số phận Pokrovsk đang đếm ngược

Đòn tấn công hiểm của Nga, số phận Pokrovsk đang đếm ngược

Đại tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra tổng hợp luyện các khối diễu binh Quốc khánh 2/9

Đại tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra tổng hợp luyện các khối diễu binh Quốc khánh 2/9

Lực lượng quân đội, công an tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Lực lượng quân đội, công an tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Mỹ sẽ thay Nga nâng cấp 100 chiếc máy bay MiG-29 cho Ấn Độ

Mỹ sẽ thay Nga nâng cấp 100 chiếc máy bay MiG-29 cho Ấn Độ

6 nghìn quân Ukraine có thể bị bao vây ở mặt trận Pokrovsk

Quân đội Nga sử dụng chiến thuật nào để bao vây Pokrovsk?

Ukraine có thể tập kích UAV vào căn cứ Nga bằng đường sông

Ukraine có thể tập kích UAV vào căn cứ Nga bằng đường sông

Ukraine đã hết xe tăng Mỹ, Nga cũng phải dùng đến tăng T-62

Ukraine đã hết xe tăng Mỹ, Nga cũng phải dùng đến tăng T-62

Chiến dịch mùa hè của Nga từng bước "nhổ sạch" các pháo đài Ukraine

Chiến dịch mùa hè của Nga từng bước "nhổ sạch" các pháo đài Ukraine

Lộ ảnh dây chuyền lắp ráp tiêm kích J-35A Trung Quốc

Lộ ảnh dây chuyền lắp ráp tiêm kích J-35A Trung Quốc

Để ứng phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng của máy bay không người lái (UAV) trên chiến trường. Mới đây, hai công ty CILAS và Arquus của Pháp, đã có một bước tiến cực kỳ táo bạo, trong việc tích hợp hệ thống laser HELMA-LP vào tháp pháo điều khiển từ xa T1 HORNET. Một hệ thống chiến đấu hợp nhất, nơi mà vũ khí trang bị được kết hợp một cách hoàn hảo.

Pháp ra mắt tháp pháo laser diệt UAV trên xe bọc thép

Lầu Năm Góc chi 800 triệu USD để bigtech tạo "Đặc vụ AI"

Lầu Năm Góc chi 800 triệu USD để bigtech tạo "Đặc vụ AI"

Top tin bài hot nhất

Mỹ sẽ thay Nga nâng cấp 100 chiếc máy bay MiG-29 cho Ấn Độ

Mỹ sẽ thay Nga nâng cấp 100 chiếc máy bay MiG-29 cho Ấn Độ

17/07/2025 07:40
6 nghìn quân Ukraine có thể bị bao vây ở mặt trận Pokrovsk

Quân đội Nga sử dụng chiến thuật nào để bao vây Pokrovsk?

17/07/2025 06:35
Đòn tấn công hiểm của Nga, số phận Pokrovsk đang đếm ngược

Đòn tấn công hiểm của Nga, số phận Pokrovsk đang đếm ngược

17/07/2025 19:47
Lực lượng quân đội, công an tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Lực lượng quân đội, công an tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

17/07/2025 15:25
Tận mắt dàn khí tài hiện đại của Quân đội tham gia tổng hợp luyện diễu binh Quốc khánh 2/9

Tận mắt dàn khí tài hiện đại của Quân đội tham gia tổng hợp luyện diễu binh Quốc khánh 2/9

17/07/2025 21:20

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status