Nga lập tuyến phòng thủ bằng khinh khí cầu “bẫy” UAV của Ukraine

Nga đang phát triển một mạng lưới khinh khí cầu để đẩy lùi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, tương tự như chiến thuật từng được sử dụng trong Thế chiến thứ nhất và thứ hai.

Rào chắn bằng khinh khí cầu

Phát biểu tại một hội thảo ở St. Petersburg tuần này, bà Polina Albek, Tổng giám đốc công ty hàng không vũ trụ First Airship của Nga, chịu trách nhiệm phát triển mạng lưới này cho biết: “Hoạt động chính của chúng tôi là chế tạo khinh khí cầu chở hàng. Nhưng hiện tại, từ nhu cầu cấp bách trên chiến trường cùng với kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, chúng tôi đã cố gắng tạo ra một hệ thống phòng thủ có vai trò như rào chắn”.

Nga lap tuyen phong thu bang khinh khi cau “bay” UAV cua Ukraine

Ảnh minh họa: BBC

Theo Telegraph, các khinh khí cầu sẽ được đặt trong nhà chứa máy bay. Từ đó chúng sẽ nhanh chóng bay lên liên tiếp rồi thả tấm lưới cao 250m để tạo thành lớp phòng thủ trên không, ngăn máy bay không người lái đang lao tới. Telegraph đưa tin, mỗi khinh khí cầu có thể bay cao 300m so với mặt đất, tải trọng tối đa khoảng 30kg, đủ để mang theo một tấm lưới nhẹ. Ngoài ra, chúng có thể được trang bị radar, thiết bị gây nhiễu điện tử và camera cho tầm nhìn 360 độ với phạm vi quan sát lên tới hơn 10km.

Một số bức ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy nhiều khinh khí cầu màu trắng có vây lớn màu xanh lam ở phía sau, bay lơ lửng trên khu rừng bạch dương và hồ nước của Nga.

Theo bà Albek, các khinh khí cầu cũng có thể được gắn một loại súng chân không để phóng các tấm lưới siêu nhẹ vào máy bay không người lái đang lao tới. Bà Albek cho biết, hệ thống này đã được thử nghiệm và công ty đang có rất nhiều đơn đặt hàng.

Các nhà phát triển đã lấy cảm hứng từ việc sử dụng khinh khí cầu trong Thế chiến thứ nhất. Ngoài ra, phương tiện này cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Anh trong Thế chiến thứ hai. Theo Bảo tàng Chiến tranh hoàng gia ở London, Anh từng sử dụng 2.748 khinh khí cầu vào tháng 9/1941. Sau đó, khinh khí cầu cũng được sử dụng trong cuộc đổ bộ D-Day lên bờ biển Normandy (pháp) ngày 6/6/1944 để bảo vệ binh sỹ và tàu thuyền của quân Đồng minh. Ở thời điểm đó, khinh khí cầu buộc máy bay của Đức phải bay cao hơn, khiến chúng khó tấn công mục tiêu và dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không. Chưa kể, các dây cáp để neo giữ khinh khí cầu với mặt đất cũng có thể gây rủi ro nghiêm trọng cho các loại máy bay chiến đấu. Khi quân Đức tấn công, Anh được cho là đã đánh chặn hơn 200 tên lửa nhờ rào chắn khinh khí cầu. 

Theo báo cáo của Hiệp hội Không quân Hoàng gia Anh, khinh khí cầu cung cấp một phương tiện phòng thủ quan trọng chống lại Không quân Đức vì các dây cáp bằng kim loại mà chúng kéo theo sẽ gây nguy hiểm cho máy bay khi chạm vào chúng. Chưa kể, nếu đối phương cố bắn hạ một quả khinh khí cầu thì có thể sẽ bị ảnh hưởng do vụ nổ hydro.

“Bẫy” UAV

Về mặt lý thuyết, việc sử dụng rào chắn từ khinh khí cầu sẽ đạt hiệu quả tương đương nhằm ngăn chặn máy bay không người lái tấn công tầm xa vốn hoạt động ở độ cao tương đối thấp và bay với tốc độ chậm hơn nhiều so với máy bay chiến đấu. Một khi chạm vào hệ thống lưới, các UAV sẽ phải tạm dừng hoạt động, thậm chí bị vô hiệu hóa.

“Các khinh khí cầu cho phép phòng thủ theo chiều dọc, tạo ra rào cản hiệu quả chống lại máy bay không người lái bay thấp muốn tấn công các vị trí nhạy cảm. UAV có thể không quan sát được tấm lưới từ xa vì chúng rất mỏng”, bà Albek lưu ý.

Trước đó, nhiều nhà quan sát quân sự của Nga đã kêu gọi cải thiện khả năng phòng thủ trước máy bay không người lái của Ukraine có ý định tấn công căn cứ không quân, nhà máy lọc dầu, thậm chí cả hệ thống radar tiên tiến của Nga, hoặc đưa cảnh báo sớm về một vụ phóng tên lửa hạt nhân.

Nga được cho là đã sử dụng khinh khí cầu trong cuộc chiến tại Ukraine. Năm 2023, không quân Ukraine cáo buộc Moscow phóng hàng chục khinh khí cầu vào Kiev để đánh lạc hướng hệ thống phòng thủ của đối phương trước khi thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái.

Mặc dù Nga không công khai giá của những chiếc khinh khí cầu, nhưng một số nhà phân tích cho rằng, giá hệ thống này sẽ thấp hơn việc lắp đặt các hệ thống phòng không xung quanh một cơ sở chiến lược. Một trong những loại khinh khí cầu được Nga sử dụng hiện nay là khinh khí cầu AKV-05 được trang bị hệ thống giám sát quang học, nhiệt và vô tuyến, có khả năng trinh sát ở khoảng cách lên tới 10 km.

Kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, Ukraine liên tiếp nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng và căn cứ không quân của Nga bằng các cuộc tấn công tầm xa sử dụng máy bay không người lái.

Phát biểu với War Zone hồi tháng 6, Trung tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine cho biết, các lực lượng Ukraine đã phóng 70 máy bay không người lái vào căn cứ không quân Morozovsk ở khu vực Rostov của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 321km. Sky News dẫn một nguồn tin an ninh cho biết, cuộc tấn công này là một phần của chiến dịch dài hơn mà Ukraine đang thực hiện nhằm làm suy yếu không quân Nga”.

Cũng trong tháng 6, Kiev tuyên bố đã bắn trúng một máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 đỗ tại sân bay Akhtubinsk, ở miền Nam của Nga. Vào tháng 5, Ukraine tuyên bố đã thực hiện một trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái xa nhất từ khi xung đột nổ ra. Các quan chức Ukraine cho biết, UAV này đã di chuyển 1.496km để tấn công nhà máy lọc dầu của Nga.

Ông George Barros, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho rằng: “Ở thời điểm hiện tại, Nga đang chiếm ưu thế. Họ có thể chọn địa điểm, thời gian, chiến thuật để tiến hành các hoạt động tấn công ở bất cứ nơi đâu dọc theo chiến tuyền dài gần 1.000km, đồng thời tạo ra các hành lang liên lạc kết nối những thành phố mà họ chiếm được ở Ukraine và tạo ra xương sống cho việc phòng thủ miền Đông Ukraine”.

UAV “tí hon” mang súng trên khoang sắp tham chiến có gì đặc biệt?

Mỹ sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine bằng cách cung cấp UAV tấn công với súng trên khoang, nhằm tăng cường khả năng phòng được trang bị súng, nhằm tấn công mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả.

UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?
Quyết định được đưa ra ngay sau khi Chính phủ Mỹ thông qua dự luật chi tiêu, trong đó khẳng định cam kết của Washington trong việc hỗ trợ Kiev tăng cường an ninh - quốc phòng. Ảnh: Militaryleak.com.
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-2
Đây là máy bay không người lái do Công ty Feloni Aero sản xuất, một công ty cam kết sẵn sàng cung cấp các giải pháp tiên tiến để nâng cao an ninh cho Ukraine. Động thái chiến lược này của Feloni Aero, được Chính phủ Mỹ hỗ trợ, nhấn mạnh sự thay đổi then chốt hướng tới hiện đại hóa tài sản quân sự của Ukraine và tăng cường cơ sở hạ tầng an ninh trước các mối đe dọa leo thang. 
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-3
Giám đốc điều hành của Feloni Aero, ông Todd Dunphy, nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của chúng tôi tại Feloni Aero là trang bị cho các quốc gia những công nghệ quốc phòng tiên tiến, nhằm mang lại an ninh và ổn định trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng". 
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-4
"Với sự hỗ trợ liên tục từ Chính phủ Mỹ, được xác nhận bởi dự luật tài trợ gần đây, chúng tôi sẵn sàng đóng góp cho các nỗ lực quốc phòng của Ukraine bằng cách cung cấp cho họ những máy bay không người lái vũ trang tiên tiến ” . 
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-5
 Feloni Aero tuyên bố sản xuất hai loại máy bay không người lái được trang bị súng: Felon 1.0 và FelonX.
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-6
 Felon 1.0 là một dòng máy bay không người lái hoàn toàn mới kết hợp khả năng giám sát từ trên cao với khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Feloni 1.0 có thể mang theo cấu hình vũ khí khá đa dạng, được trang bị vũ khí tiên tiến, bao gồm khả năng mang theo súng máy cỡ nòng 5,56 mm, cũng như mang đạn tên lửa chống tăng đồng thời thực hiện được cả vai trò giám sát tiên tiến. Nó được thiết kế để mang lại ưu thế trên không trung, có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ giám sát, chống khủng bố cũng như an ninh vùng biên.
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-7
 Những đặc điểm này sẽ cho phép Quân đội Ukraine sử dụng UAV làm hệ thống vũ khí chống tăng từ trên không và "tái sử dụng" nhiều lần, thay vì tung một đòn cảm tử như vừa qua, điều này có thể trở thành một vấn đề khá nghiêm trọng đối với Nga.
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-8
 Tầm phóng tên lửa tối đa của những máy bay không người lái này lên tới 8 km, tức là tương đương LUMTAS trang bị cho Bayraktar TB2 nhưng kích thước UAV lại nhỏ gọn hơn rất nhiều, gần như "miễn nhiễm" trước các hệ thống phòng không Nga.
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-9
 Felon 1.0 được trang bị các cảm biến và hệ thống liên lạc tiên tiến giúp người điều khiển có thể nhìn thấy cảnh quan thời gian thực dưới mặt đất, từ đó đưa ra quyết định chính xác trong mọi tình huống.
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-10
 Máy bay không người lái thứ hai FelonX được trang bị tên lửa chống tăng Spike có kích thước nhỏ nhất thế giới. Mặc dù có kích thước nhỏ gọn nhưng đây là một dòng máy bay không người lái có khả năng chịu tải nặng và tên lửa Spike trên máy bay là một vũ khí cực kỳ hiệu quả, có thể cạnh tranh với các hệ thống như FGM-148 Javelin.
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-11
Với khả năng nhắm mục tiêu nâng cao và độ chính xác tuyệt đối, sự kết hợp chết người này mang lại cho người điều khiển khả năng vượt trội về mặt chiến thuật chưa từng có trên chiến trường. 
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-12
Các loại UAV của Công ty Feloni Aero sử dụng công nghệ sóng milimet, thể hiện cách tiếp cận mang tính cách mạng nhằm giảm thiểu mối đe dọa ngày càng tăng do máy bay không người lái trái phép gây ra trong không phận nhạy cảm. 
UAV “ti hon” mang sung tren khoang sap tham chien co gi dac biet?-Hinh-13
Sử dụng công nghệ sóng milimet, các hệ thống này mang lại độ chính xác và hiệu quả tuyệt vời trong việc phát hiện, theo dõi và vô hiệu hóa máy bay không người lái của đối phương. Công nghệ tiên tiến này cho phép phản ứng nhanh với các mối đe dọa tiềm ẩn, bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, các sự kiện công cộng và các cơ sở quân sự khỏi các cuộc xâm nhập của máy bay không người lái. 

Tên lửa Nga “xé toạc” tổ hợp phòng không IRIS-T của Ukraine

Đài chỉ huy và một bệ phóng trong hệ thống IRIS-T Ukraine được ghi nhận đã bị phá hủy sau cuộc tập kích bất ngờ bởi tên lửa Kh-35 của Quân đội Nga.

Quân Nga áp sát quốc lộ 00532, Ugledar sắp bị bao vây ba mặt

Cứ điểm Ugledar mà quân Nga tiến công hơn một năm qua đã có sự chuyển biến bất ngờ, khi con đường tiếp tế chính cho Quân đội Ukraine ở Ugledar từ phía bắc sắp bị cắt đứt, hình thành thế bao vây ba mặt của quân Nga.

Quan Nga ap sat quoc lo 00532, Ugledar sap bi bao vay ba mat

Ở phía nam Donetsk, tình hình Quân đội Ukraine không thuận lợi, nhiều lữ đoàn trưởng đã bị cách chức, có vẻ như họ đang thực sự lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn. Dù không nhanh như hướng Toretsk-New York, nhưng quân Nga đã bất ngờ đột phá đến đường cao tốc 00532, ở phía bắc cứ điểm Ugledar.